Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 3: Thị trường - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 3: Thị trường - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm thị trường.

- Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thị trường.

Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về thị trường.

Giải quyết vấn đề sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thị trường.

- Năng lực riêng:

 Năng lực điều chỉnh hành vi: có những hành vi đúng khi tham gia thị trường. Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia thị trường.

 Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội: tìm hiểu, tham gia thị trường phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia thị trường.

- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

 

docx 14 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 3: Thị trường - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 23.09.2022
 CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 3: THỊ TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm thị trường.
Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thị trường.
Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về thị trường.
Giải quyết vấn đề sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thị trường. 
Năng lực riêng: 
Năng lực điều chỉnh hành vi: có những hành vi đúng khi tham gia thị trường. Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia thị trường.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội: tìm hiểu, tham gia thị trường phù hợp với lứa tuổi. 
3. Phẩm chất
Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia thị trường.
Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, Giáo án.
Tranh ảnh, clip và các mẩu chuyện về thị trường. 
Đồ dùng đơn giản để sắm vai. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Thị trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Huy động những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng của HS về những vấn đề có liên quan đến thị trường; tạo hứng thú học tập cho HS, dẫn dắt HS vào bài học mới. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS sắm vai và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS sắm vai, trả lời câu hỏi câu trả lời hỏi về đối tượng mua bán ở cửa hàng và chủ thể tham gia vào các hoạt động của cửa hàng. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Em cùng các bạn sắm vai người mua và người bán trong một cửa hàng bán đồ dùng học tập, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
a. Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là gì?
b. Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng này là ai?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sắm vai, thực hiện tình huống và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS sắm vai và thực hiện nhiệm vụ:
a. Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là học sinh, sinh viên, trí thức,...
b. Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng: chủ thể tiêu dùng và chủ thể trao đổi – phân phối đồ dùng học tập.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa xem đóng vai cảnh mua bán trong cửa hàng bán đồ dùng học tập. Đó là một thị trường hàng tiêu dùng. Thị trường ra đời gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, là sợ dây liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn tới những biến đổi sâu sắc của hệ thống thị trường trên toàn thế giới. Đất nước ta cũng đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Vì vậy, khi tham gia thị trường với những vai trò khác nhau, mỗi chúng ta cần hiểu rõ bản chất, chức năng của thị trường và các vấn đề có liên quan. Để tìm hiểu rõ những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 3: Thị trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm thị trường. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.17, 18 và trả lời câu hỏi về thị trường. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm thị trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.17, 18 và trả lời câu hỏi:
+ Sự thay đổi trên quê hương S diễn ra như thế nào?
+ Khi tham gia hoat động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ bà con phải giải quyết những mối quan hệ kinh tế nào?
- GV dẫn HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho biết: Theo em, thị trường là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK tr.17, 18 và trả lời câu hỏi về thị trường. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1.
- GV mời đại diện HS rút ra kết luận thị trường là gì. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu khái niệm thị trường
- Trả lời câu hỏi trong đoạn thông tin:
+ Quê hương S có sự thay đổi trong hoạt động mua bán: 
Ở đó diễn ra những hoạt động mua bán dược liệu từ hoa cát cánh, váy áo, khăn, túi thổ cẩm và dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, còn diễn ra hoạt động mua bán trên mạng. 
+ Bà con phải giải quyết các mối quan hệ cung – cầu, cạnh tranh, xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng,...trong hoạt động trao đổi, mua bán.
- Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất.
+ Ở cấp độ cụ thể: thị trường là chợ, cửa hàng, phòng giao dịch,...
+ Ở cấp độ trừu tượng: thị trường là các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán (cung- cầu, quan hệ hàng – tiền, quan hệ trong – ngoài nước,....). 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thị trường
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại thị trường dựa trên những tiêu chí khác nhau. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi, chơi trò chơi “Tiếp sức”
c. Sản phẩm học tập: 
- HS trả lời và ghi được vào vở các loại thị trường theo những tiêu chí khác nhau. 
- HS chơi trò chơi “Tiếp sức” - Kể tên các loại thị trường có ở địa phương em.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy xác định các loại thị trường trong thông tin và hình ảnh.
+ Theo em, ngoài ra còn có những loại thị trường nào khác?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức: Kể tên các loại thị trường có ở địa phương em. 
+ GV chia lớp thành hai nhóm và chia bảng làm 2 phần.
+ Lần lượt mỗi thành viên trong từng nhóm sẽ ghi một loại thị trường có ở địa phương mình. Nhóm nào ghi được nhiều hơn, đúng hơn, nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 2.
- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết về các loại thị trường theo những tiêu chí khác nhau. 
- GV mời HS tham gia chơi trò chơi “Tiếp sức” - Kể tên các loại thị trường có ở địa phương em.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
2. Tìm hiểu các loại thị trường
- Các loại thị trường trong thông tin và hình ảnh: thị trường tư liệu sản xuất và thị trường chứng khoán. 
- Các loại thị trường khác:
+ Theo đối tượng giao dịch, mua bán: thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản....
+ Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch: thị trường tư liệu sản xuất,
thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động. thị trường khoa học - công nghệ....
+ Theo phạm vị của quan hệ mua bán: giao dịch, có thị trường trong nước và thị
trường quốc tế,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu các chức năng cơ bản của thị trường
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liệt kê được các chức năng cơ bản của thị trường.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.19 để trả lời câu hỏi, đọc nội dung phần Ghi nhớ để rút ra kết luận chức năng của thị trường. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở các chức năng cơ bản của thị trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin 1, 2 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi:
+ Ở thông tin 1, sản phẩm áo sơ mi kẻ ô vuông, chất liệu cotton được thị trường thừa nhận như thế nào? Thị trường đã cung cấp thông tin gì khiến Ban Giám đốc công ty may A phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
+ Thông tin 2 cho thấy thị trường kích thích, hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng thịt lợn như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho biết: 
+ Theo em, thị trường có những chức năng gì? 
+ Nêu thêm ví dụ để chứng minh cho các chức năng đó. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.19 để trả lời câu hỏi.
- HS đọc nội dung phần Ghi nhớ để rút ra kết luận chức năng của thị trường. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 3. 
- GV mời đại diện HS trình bày các chức năng cơ bản của thị trường.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Tìm hiểu các chức năng cơ bản của thị trường
- Trả lời câu hỏi:
+ Sản xuất áo sơ mi nam dài tay, kẻ ô vuông, chất liệu cotton được nhiều khách hàng ưa chuộng. Thông tin này khiến Ban Giám đốc công ty may A điều chỉnh kế hoạch sản xuất: gia tăng may áo sơ mi chất liệu cotton, giảm sản xuất áo chất liệu kate. 
+ Việc nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng đã khiến người chăn nuôi hướng tới các nguồn cung khác hoặc tái đàn (khi dịch tạm lắng), người tiêu dùng cũng giảm nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm khác. Khi nguồn cung thịt lợn trên thị trường tăng lên, sẽ có xu hướng ngược lại. 
- Các chức năng của thị trường và ví dụ chứng minh cho các chức năng của thị trường:
+ Chức năng thừa nhận: thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào. 
🡪 Ví dụ: Khi người sản xuất làm ra mặt hàng quần áo có mẫu mã đẹp, vải tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu người mua, người mua mua nhiều. Như vậy, chi phí làm ra mặt hàng quần áo được xã hội chấp nhận, giá trị của mặt hàng đó được thực hiện.
+ Chức năng thông tin: cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa.
🡪 Ví dụ: Ở những siêu thị lớn sẽ có bảng quảng  ... diễn ra hoạt động sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
c. Chỉ có người sản xuất hàng hoá mới cần đến thị trường.
d. Chức năng của thị trường là cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu câu đa dạng của người tiêu dùng.
e. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hóa. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc các tình huống SGK đưa ra, vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày trước lớp:
a. Không đồng tình: đó là cách hiểu truyền thống, chưa đúng. Ngày nay, thị trường thương mại điện tử diễn ra trên không gian mạng nên có thể không cần địa điểm cụ thể.
b. Không đồng tình: đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hóa.
c. Không đồng tình: ai cũng cần đến thị trường trong nền kinh tế thị trường. 
d. Không đồng tình: đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hóa.
e. Đồng tình: đó là chức năng thứ hai của thị trường.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập 2: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong trường hợp sau
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp sau?
a. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: "Địa điểm X là thị trường không có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam". Người thứ hai báo cáo: “Địa điểm X là thị trường rắt có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam.
b. Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc các tình huống SGK đưa ra, thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày trước lớp:
a. Ý kiến của cả 2 nhân viên đều phản ánh đúng thực trạng thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài, sống nhân viên thứ hai đã nhìn thấy được tiềm năng của thị trường. Từ đây, có thể rút ra bài học kinh doanh: Nếu biết đón đầu, nắm bắt tiềm năng của thị trường thì việc kinh doanh sẽ có kết quả tốt hơn.
b. Công ty Y đã khai thác chức năng thông tin của thị trường để tạo nên thành công trong kinh doanh. 
- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập 3: Em hãy xử lí các tình huống sau
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, xây dựng kịch bản, đóng vai xử lí các tình huống sau:
a. Gia đình K có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. K muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vì cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phản lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà minh không nên trao bán ở trên mạng. 
Nếu là K, em sẽ nói với mẹ thế nào?
b. Quê hương H là một vùng trù phú trái cây nhưng chủ yếu chỉ bán ở thị trường trong nước, có loại trái cây được mùa nhưng không tiêu thụ được. Trong giờ học, cô giáo yêu của nhóm của H thảo luận vả để xuất cách đẻ những trái cây của quê hương tiếp cận được thị trường thế giới.
Nếu là thành viên trong nhóm H, em sẽ đề xuất những biện pháp gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, xây dựng kịch bản, đóng vai xử lí các tình huống.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm đóng vai xử lí các tình huống:
a. Nếu là K, em sẽ nói với mẹ: Trong thời đại ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng phổ biến. Phần lớn người tiêu dùng đều tiếp cận với Internet, ngày càng có nhiều người có thói quen mua sắm qua mạng. Thực tế, không phải mặt hàng nào trên mạng cũng có chất lượng không cao. Do vậy, để tăng lượng khách hàng bán được nhiều, bên cạnh việc quảng cáo cho sản phẩm, bên cạnh việc quảng bá cho sản phẩm, tích cực tương tác với khách hàng, cần bán hàng đúng mẫu mã, chất lượng như quảng cáo, giữ uy tín, tạo thương hiệu cho hàng hóa.
b. Nếu là thành viên trong nhóm H, em sẽ đề xuất những biện pháp:
+ Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ trái cây của quê hương mình trên thị trường thế giới qua internet và người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Tư vấn cho nông dân liên hệ với các công ty xuất khẩu trái cây ở Việt Nam.
+ Nâng cao chất lượng trái cây, đáp ứng chuẩn quốc tế. 
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét về kịch bản xử lí tình huống của nhóm bạn, chia sẻ cách xử lí tình huống của nhóm mình. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ thực tiễn liên quan đến thị trường. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr20; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để thực hiện nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập: 
- Bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường.
- Khảo sát và nhận xét về một loại thị trường ở địa phương HS. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bài tập 1: Tìm hiểu và viết bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ sau tiết học: Em hãy tìm hiểu, viết bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường.
- GV trình chiếu cho HS tham khảo bài phân tích:
Gợi ý:
Thông tin thị trường là một loại hàng hoá đặc biệt với đầy đủ các yếu tố của một thị trường như: Có quan hệ giữa người mua và người bán, quan hệ cung - cầu, quy luật về giá cả, có cạnh tranh... Bên cạnh chức năng phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin thị trường còn có chức năng quan trọng khác là nâng cao nhận thức xã hội về các quan hệ thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy việc tạo ra cơ sở hạ tầng đủ mạnh cùng với việc sử dụng công nghệ hiện đại, tương thích giữa cơ quan cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp (DN) là hết sức quan trọng, đòi hỏi nguồn đầu tư lớn. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho các DN không thể hiện được tốt. Như vậy, mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực trong cả hệ thống cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cần có những giải pháp và đổi mới một cách toàn diện để có thể thích ứng với tình hình.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, có 3 xu thế đang tác động sâu sắc và làm biến đổi cả về nội dung, hình thức, cường độ của hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường có thể kể tới, bao gồm :
- Xu thế hội nhập kinh tế trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hoá
- Thế giới đang dịch chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ
- Xã hội loài người đang phát triển để trở thành một xã hội thông tin
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA/CEPT, AC-FTA, các diễn đàn APEC, ASEM... thực thi các hiệp định th­ương mại tự do (FTA) song ph­ương và đa ph­ương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình cải cách, mở cửa, hội nhập đã góp phần làm phong phú, sống động thương mại và thị trư­ờng nước ta.
Các FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 200 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN của Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Với các FTA thế hệ mới ,chúng ta sẽ có điều kiện tăng tốc mở cửa với thế giới, tạo lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó - cơ sở để xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh. Khung khổ pháp lý của các hiệp định sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành các nền kinh tế trong thế kỷ XXI, với những quy phạm, quy định cao hơn, toàn diện hơn. Việt Nam sẽ được chơi trên một sân chơi đẳng cấp - sân chơi của các “đại gia”. Đây là một cơ hội thực sự vì chưa bao giờ Việt Nam có được một vị thế tốt như hiện nay. Tác động tổng thể đối với nền kinh tế Việt Nam là rất tích cực, sống không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi DN. Cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu các chính sách vĩ mô thích hợp và những cải cách bên trong cần thiết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về nhà tìm hiểu và viết bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang bài tập mới.
Bài tập 2: Khảo sát một loại thị trường có ở địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Em hãy khảo sát một loại thị trường có ở địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:
- Đối tượng khảo sát: Cửa hàng văn phòng phẩm/đồ dùng học tập/đồ ăn /vật liệu xây dựng....
- Nội dung khảo sát:
+ Giá cả, chất lượng. mẫu mã....
+ Thái độ, cách bán hàng.
- Phương pháp khảo sát: quan sát, phỏng vấn, điều tra,...
- Sản phẩm: Báo cáo khảo sát thị tường (chú ý rút ra bài học từ kết quả khảo sát).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia làm các nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau giờ học, báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn tập lại nội dung kiến thức đã được học.
- Làm bài tập Bài 3 - Sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 4: Cơ chế thị trường. 
 Ân Thi, ngày 26 .09.2022
Tổ trường chuyên môn, ký duyệt
 Lê Thị Thoi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_3_thi_truong_nam_hoc_20.docx