Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Nguyễn Cẩm Chuyền

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Nguyễn Cẩm Chuyền

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

 a. Kiến thức: Hiểu thế nào là nhận thức, các giai đoạn của nhận thức.

 b. Kĩ năng: Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

 c. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

2. Năng lực có thể hình thành.

 Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

II- Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

 - Giáo viên: Sách GV, sách tình huống và SGK GDCD 10.

 - Học sinh: Ví dụ, tình huống.

III. Tổ chức hoạt động cho học sinh

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài học (3 phút).

a) Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số

b) Kiểm tra bài cũ : Trình bày khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

c) Giới thiệu bài :

 Qua các bài học trước chúng ta đã học về những quy luật vận động của của sự vật hiện tượng: Quy luật đấu tranh là nguồn gốc vận động và phát triển; quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi là cách thức; quy luật biện chứng vạch ra khuynh hướng phát triển Những quy luật này làm nên phương pháp luận biện chứng giúp cho các hoạt động học tập cũng như các hoạt động trong cuộc sống của chúng ta được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, biến đổi, cải tạo thế giới khách quan thông qua những quá trình tiếp thu tri thức. Lênin đã từng trình bày con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Hay nói cách khác đó là con đường đi từ nhận thức đến thực tiễn. Vậy nhận thức là gì? Nhận thức bắt nguồn từ đâu và con người nhận thức thế giới để làm gì? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức của con người?. Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sang bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Nguyễn Cẩm Chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 
Tiết PPCT: 12
Bài 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN 
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC ( tiết 1) 
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
 a. Kiến thức: Hiểu thế nào là nhận thức, các giai đoạn của nhận thức.
 b. Kĩ năng: Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
 c. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
2. Năng lực có thể hình thành.
 Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
II- Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
 - Giáo viên: Sách GV, sách tình huống và SGK GDCD 10. 
 - Học sinh: Ví dụ, tình huống.
III. Tổ chức hoạt động cho học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài học (3 phút).
 Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ : Trình bày khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Giới thiệu bài :
 	Qua các bài học trước chúng ta đã học về những quy luật vận động của của sự vật hiện tượng: Quy luật đấu tranh là nguồn gốc vận động và phát triển; quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi là cách thức; quy luật biện chứng vạch ra khuynh hướng phát triểnNhững quy luật này làm nên phương pháp luận biện chứng giúp cho các hoạt động học tập cũng như các hoạt động trong cuộc sống của chúng ta được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, biến đổi, cải tạo thế giới khách quan thông qua những quá trình tiếp thu tri thức. Lênin đã từng trình bày con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Hay nói cách khác đó là con đường đi từ nhận thức đến thực tiễn. Vậy nhận thức là gì? Nhận thức bắt nguồn từ đâu và con người nhận thức thế giới để làm gì? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức của con người?. Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sang bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Các quan điểm về nhận thức. (5 phút).
Mục tiêu: Nhận biết được các quan điểm về nhận thức trong Triết học qua các thời kỳ.
 - GV: Trong lịch sử Triết học tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thế giới quan. Trong đó có Triết học duy tâm, Triết học duy vật trước Mác và Triết học duy vật biện chứng của Mác – Ănghen được Lê – nin kế thừa và phát triển.
 - Dựa vào tài liệu sẳn có, HS trả lời câu hỏi: Nhận thức được thể hiện như thế nào qua các quan điểm Triết học?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và phân tích thêm:
+ Triết học duy tâm: Nhận thức do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo —> Béc – cơ –li, Hê- ghen ( Ý niệm tuyệt đối).
+ Triết học duy vật trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật, hiện tượng —> Hốp-xơ ( Con người như 1 cổ máy), truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
+ Triết học duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp gồm giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
*Hoạt động 2: Nhận thức cảm tính (10 phút).
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là nhận thức cảm tính.
- Cho HS phân biệt giữa trái chuối và trái chanh:
Chuối
Chanh
Màu vàng
Hình dạng: dài
Vị ngọt
Màu xanh
Hình dạng: tròn
Vị chua
- GV: Do đâu người ta phân biệt được chuối với chanh?
- HS trả lời.
- Do các cơ quan cảm giác: Thi giác (mắt), khứu giác ( mũi), vị giác (lưỡi) và 1 số cơ quan khác
=> Sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác với các sự vật, hiện tượng để biết được đặc điểm bên ngoài —> nhận thức cảm tính.
- HS khái niệm: Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
- HS lấy 1 số ví dụ nhận thức cảm tính về sự vật, hiện tượng.
*Hoạt động 3: Nhận thức lý tính (10 phút).
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là nhận thức lý tính.
* Phân tích ví dụ về muối ăn:
+ Nhận thức cảm tính cho biết: Màu trắng, dạng tinh thể, không mùi, vị mặn.
+ Dựa trên các phân tích hóa học —> tìm ra bản chất bên trong của muối (cấu trúc tinh thể, công thức hóa học, điều chế).
*Một số ví dụ khác
- Dựa trên tài liệu cảm tính kết hợp với các thao tác tư duy để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng —> nhận thức lý tính.
- HS khái niệm: Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng. 
- Nhận thức cảm tính là cảm giác nhất thời đôi khi chưa chính xác, cần có nhận thức lí tính để biết được quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.
*Hoạt động 4: Nhận thức là gì? (5 phút).
Mục tiêu: Nêu được khái niệm nhận thức.
- Hai giai đoạn của nhận thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong quá trình nhận biết sự vật hiện tượng
+ Cảm tính: Đem lại hiểu biết về đặc điểm bên ngoài.
+ Lý tính: Các thao tác tư duy tìm ra bản chất bên trong.
- Hai giai đoạn này làm nên quá trình nhận thức.
- Cho HS khái niệm nhận thức.
- GV nhận xét và kết luận: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
1. Thế nào là nhận thức
* Một số khái niệm về nhận thức
- Triết học duy tâm: Nhận thức do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo 
- Triết học duy vật trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật, hiện tượng.
- Triết học duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp gồm giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
* Nhận thức cảm tính
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
* Nhận thức lý tính
- Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
* Khái niệm nhận thức
- Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
3. Hoạt động củng cố (5 phút):
 GV cho HS phân biệt sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý tính.
Nhận thức cảm tính
Nhận thức lý tính
- Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức.
- Thông qua các cơ quan cảm giác tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng.
- Thấy được sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sinh động.
- Nhận thức được đặc điểm bề ngoài (hình thức) của sự vật, hiện tượng.
- Là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức
- Tiếp xúc gián tiếp với sự vật, hiện tượng trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp.
- Thấy được sự vật, hiện tượng một cách khái quát, trừu tượng.
- Tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
4. Hoạt động vận dụng (2 phút):
 GV đặt câu hỏi: Có tách rời nhận thức cảm tính với lý tính được không? Vì sao?.
Ký duyệt tuần 12, tiết 12
Ký duyệt của BGH
Ký duyệt của tổ trưởng
Ngày tháng năm 2019
Lý Kim Khánh
Ngày tháng năm 2019
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_7_thuc_tien_va_vai_tro.doc