Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2016-2017

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2016-2017

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Khái niệm phương pháp luận, phương pháp luận siêu hình, phương pháp luận biện chứng .

 2. Kĩ năng: Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện phương pháp luận, phương pháp luận siêu hình, phương pháp luận biện chứng

 3. Thái độ: Có ý thức trau dồi phương pháp luận biện chứng

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

- Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng

- Năng lực tư duy phê phán

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Xử lí tình huống

- Đọc hợp tác

- Kể các mẩu chuyện, tình huống có thật.

- Tích hợp: Giáo dục kĩ năng sống

IV. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu

 - Tình huống GDCD10

2. Đối với học sinh: Học bài, SGK, vở ghi, bút dạ

V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định tổ chức lớp( 1 phút)

Kiểm tra sĩ số các lớp dạy:

10A 10B .10C

10D 10E .10G.

2.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

Câu hỏi: 1, Triết học là gì, vai trò của Triết học?

 2, Thế nào là thế giới quan, vấn đề cơ bản của TH?

 TGQ duy vật, TGQ duy tâm?

- Gọi học sinh trả lời

- Nhận xét và cho điểm

 3. Học bài mới ( 38 phút)

 Tiết trước chúng ta đã biết TH có vai trò là TGQ và PPL chung cho mọi hoạt động của con người. Tuy nhiên chỉ với một TGQ khoa học, đúng đắn thôi thì chưa đủ, nó phải được kết hợp với PPL khoa học. Vậy thế nào là PPL khoa học, câu trả lời sẽ có trong nội dung bài học ngày hôm nay.

 

doc 188 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG ( 2 tiết)
( Tiết 1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: 
 Học sinh nắm được khái niệm triết học, thế giới quan, vai trò, vấn đề cơ bản của triết học.
 2. Kĩ năng: 
Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.
 3. Thái độ: 
Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật biện chứng 
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng
Năng lực tư duy phê phán
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Xử lí tình huống
Đọc hợp tác
Kể các mẩu chuyện, tình huống có thật.
IV. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu
 - Tình huống GDCD10
2. Đối với học sinh: - Học bài, SGK, vở ghi, bút dạ 
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
Ổn định tổ chức lớp( 1 phút)
Kiểm tra sĩ số các lớp dạy:
10A10B.10C
10D10E..10G..........................
Kiểm tra bài cũ ( Không)
3.Học bài mới ( 43 phút)
Giáo viên : Các em có biết vì sao trong cuộc sống nhiều khi cùng đứng trước một vấn đề mà người ta lại có nhiều cách giải thích, giải quyết, ứng xử khác nhau hay không?
Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh( TGKQ) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó( PPL) nhiều khi hoàn toàn khác nhau.
Để đạt được kết quả tốt nhất trong mọi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải được trang bị TGQ và PPL đúng đắn, khoa học. Vậy làm thế nào để chúng ta có điều đó, bài học ngày hôm nay sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho các em.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính bài học
1. Đơn vị kiến thức 1
Thế giới quan và phương pháp luận.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được khaí niệm, đối tượng, vai trò của môn Triết học.
b. Cách thức thực hiện: 
GV nêu vấn đề: Trong hành trình trinh phục và cải tạo thế giới, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, loài người đã và đang không ngừng xây dựng nên nhiều môn khoa học khác nhau, mỗi môn khoa học chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của TG.
VD: Vật lí nghiên cứu về các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, ánh sáng...Hóa học nghiên cứu quá trình hóa hợp và phân giải các chất...Sinh học nghiên cứu quá trình tiến hóa, sinh trưởng của giống loài........các môn khác.
Tuy nhiên, có một môn khoa học xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng nó không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hoặc một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới mà chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
Theo em đó là môn khoa học nào?
- HS trả lời: Đó là môn Triết học
Vậy Triết học là gì? Nó giúp ích gì cho con người?
Theo em, đối tượng nghiên cứu của những môn học trên như thế nào?
HS: Trả lời 
GV:Vậy bộ môn nghiên cứu những vấn đề chung nhất là môn Triết học.
Mặc dù không đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của thế giới, song với quan niệm chung nhất, phổ biến nhất, TH giúp cho con người có được những hiểu biết về thế giới xung quanh một cách có hệ thống, từ đó định hướng cho con người trong việc tiếp cận và xử lí những vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy.
GV kết luận: Để nhận thức và cải tạo thế giới nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. TH là một trong những bộ môn khoa học ấy. Quy luật của TH được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
Đơn vị kiến thức 2
Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
Đàm thoại kết hợp thuyết trình
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.
Tỏ thái độ đồng tình với thế giới quan duy vật, không đồng tình với quan điểm duy tâm.
b. Cách thức thực hiện:
GV: Giải thích thế giới quan là gì 
Cho học sinh nhắc lại truyện cổ tích “Thần trụ trời “, truyện “Sơn tinh thuỷ tinh”
Hỏi : Em Có nhận xét gì về truyện trên? 
HS: Trả lời 
GV: Dấn dắt làm rõ thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm
Bài tập :
Tìm yếu tố duy vật và yếu tố duy tâm trong truyện” Thần trụ trời”,” Sơn tinh thuỷ tinh”? 
- Duy vật: đất đá, đầu chân, đầm hồ, sông biển, núi, gò...
- Duy tâm: thần trụ trời, đạp đất xuống thấp, bát úp, mâm vuông.
GV Kết luận: Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, TH diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất giúp con người trong nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.
GV chuyển ý: Thế giới quanh ta là gì, nó có bắt đầu và kết thúc không? con người có nguồn gốc từ đâu và con người có nhận thức được thế giới hay không? Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề cơ bản của TH.
VD:
- Loài cá trong tự nhiên con người sáng chế ra tàu thuyền đánh bắt.
- Loài chim trong tự nhiên- con người sáng chế ra máy bay.
- Bệnh AIDS- thuốc uống duy trì.
? Từ các ví dụ trên học sinh cho biết cái nào có trước, cái nào có sau? Khả năng của con người như thế nào?
Học sinh trả lời ý kiến cá nhân
GV: định hướng cho học sinh theo trường phái thế giới quan duy vật, nhận xét và kết luận.
Vậy vấn đề cơ bản của TH là gì?
GV: Trong lịch sử triết học có nhiều trường phái khác nhau, sự phân chia các trường phái này dựa vào chỗ chúng giải quyết khác nhau, độc lập nhau về vấn đề cơ bản của TH, tuỳ cách trả lời mà hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ trong thực tiễn.
- Vật chất có trước, tồn tại khách quan
VD: Một năm có 4 mùa, Xuân, Hạ,Thu , Đông, không phụ thuộc vào ý muốn con người
HS: Giải thích câu tục ngữ” Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”.
- GV yêu cầu học sinh xác định TGQ duy vật và TGQ duy tâm trong truyện “Thần Trụ Trời”
- HS nghiên cứu trả lời
GV kết luận: Trong truyện Thần trụ trời yếu tố duy vật được xác định khi cho rằng vũ trụ là thế giới có thực, tự có, không do ai sáng tạo ra, được tạo nên từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: đá, đất( VC).
Yếu tố duy tâm thể hiện ở việc thừa nhận sự tồn tại của “thần”,, sự hình thành trời, đất, núi, đồi, sông, đầm ,hồ, biển mang yếu tố duy tâm do thần tạo ra.
PV: Theo em giữa TGQ duy vật và TGQ duy tâm, cái nào đúng đắn, khoa học hơn, vì sao?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV kết luận: Đó là TGQ duy vật. Thực tế khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên. Còn TGQ duy tâm phản ánh không đúng đắn TGKQ, là chỗ dựa cho các lực lượng xã hội lỗi thời làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.
1. Thế giới quan và phương pháp luận
a. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học
VD: Về khoa học tự nhiên:
- Toán học: đại số, hình học
- Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử
- Hoá học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức sự biến đổi của các chất. 
*) Về Khoa học xã hội:
- Văn học: hình tượng, ngôn ngữ, câu, từ, ngữ pháp
- Lịch sử: nghiên cứu lịch sử của 1 dân tộc, 1 quốc gia và của cả xã hội loài người.
- Địa lý: đktn, môi trường
*) Về con người
Tư duy, quá trình nhận thức
- Khái niệm triết học : Là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng: Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.
- Vai trò:Là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. 
b. Thế quan duy vật thế giới quan duy tâm
*) Thế giới quan của người nguyên thuỷ: chủ yếu dựa vào các yếu tố cảm xúc và lý trí, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực, cái ảo, thần và người
*) Thế giới quan : Là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong việc cải tạo thế giới.
Sự hiểu biết và niềm tin của con người về một cái gì đó sẽ tác động đến hoạt động của con người. TG luôn biến đổi và sự hiểu biết của con người cũng luôn thay đổi theo hướng ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Để lựa chọn và trang bị cho mình một thế giới quan khoa học đúng đắn trước hết đòi hỏi mỗi người phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, cơ sở phân biệt chính là vấn đề cơ bản của Triết học.
*) Vấn đề cơ bản của triết học: gồm 2 mặt
+) Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
+) Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan hay không?
Tùy cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của TH trên đây mà các hệ thống TGQ được xem là duy vật hay duy tâm.
*) Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
+) TGQ duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. TGVC tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.
+) TGQ duy tâm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
. Thực tế khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên.
4.Luyện tập, củng cố kiến thức( 3 phút)
Lập bảng so sánh về đối tượng nghiên cứu của Triết học và khoa học cụ thể
( Học sinh có thể so sánh với các môn khoa học cụ thể)
Triết học
Các môn khoa học cụ thể
Những quy luật
Chung nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
Riêng biệt, cụ thể
Ví dụ
Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
Toán học nghiên cứu đại số, hình học
Ví dụ
Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
Lịch sử: nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, 1 quốc gia và của cả xã hội loài người
*) GV cho học sinh làm bài tập củng cố kiến thức
Lựa chọn nội dung thích hợp đặt vào ô tương ứng
Vật chất có trước, ý thức có sau
Sống chết có mệnh, giàu sang do trời
Thời tiết có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
Phú quý sinh lễ nghĩa
Có số làm quan
Thượng đế tạo ra vạn vật
Một năm khởi đầu từ mùa xuân
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
TGQ duy vật
TGQ duy tâm
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1 phút)
- Câu hỏi 1,2,3,4 SGK trang 11
- Đọc trước tiết 2
VI. RÚT KINH NGHIỆM .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 02
Tiết : 02 Ký duyệt: Ngày..tháng.năm 2016
Ngày soạn: ......./....../2016 .
Ngày dạy: ./....../ ... ệm
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện của lòng yêu nước.
- Bài học rút ra cho bản thân.
*) Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
*) Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
*) Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân
- Ô nhiễm môi trường là gì
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường hiện nay.
*) Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân
- Thế nào là bùng nổ dân số
- Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
*) Những dịch bệnh hiểm nghèo
- Những dịch bệnh hiểm nghèo.
- Trách nhiệm của công dân
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
*) Thế nào là tự nhận thức về bản thân
*) Tự hoàn thiện bản thân như thế nào:
- Thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân
*) Tự hoàn thiện bản thân như thế nào.
4. Luyện tập, củng cố kiến thức( 1 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại toàn bộ nội dung kiến thức đã ôn tập.
- Giải thích và trả lời thêm một số bài tập trong SGK
- Giải thích một số câu hỏi học sinh yêu cầu.
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút)
- Ôn tập theo hệ thống kiến thức
- Chuẩn bị giấy, bút kiểm tra học kì II
VI. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 35 Kí duyệt: Ngày tháng..năm 2016
Tiết 35 .
Ngày soạn: .././2016 ..
Ngày day: ././2016 ...
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu kiểm tra
1. Kiến thức
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
- Biết được thế nào là lương tâm và danh dự
- Biết được các đặc điểm đặc trưng của nhân nghĩa, hoà nhập.
- Nêu được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước của dân tộc Việt nam.
2. Kĩ năng
- Biết đặt mục tiêu phấn đấu để rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
3. Thái độ
- Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng.
Năng lực tư duy phê phán
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác
 - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 Giải quyết vấn đề
Đọc hợp tác, động não
Phân tích, so sánh, tổng hợp
IV. CHUẨN BỊ
1.Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu, ma trận đề.
 - Tình huống GDCD10
2. Đối với học sinh: Học bài, giấy bút kiểm tra.
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
1.Ổn định tổ chức lớp( 1 phút)
Kiểm tra sĩ số các lớp dạy:
10A..........10B............10C...........
 10D...........10E.......10G...........................
2.Kiểm tra bài cũ ( không)
3.Học bài mới( 45 phút)
Hình thức đề kiểm tra: Tự luận với Trắc nghiệm khách quan.
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ 
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
Tự luận
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
.
Tích cực ủng hộ chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước , góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Số câu 
S.điểm 
1
0,25 
1
0,25 
2. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nêu được các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
Thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc VN 
Ủng hộ chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
0,25
1
2,0 đ
1
3,0
3
 5,25 
50,5
3. Công dân với cộng đồng.
Nêu được các biểu hiện đặc trưng của hoà nhập.
Nêu được các biểu hiện của nhân nghĩa
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
0,5
1
2
2
2,50
25%
T. số câu 
T.Số điểm Tỉ lệ %
2
4 đ
40%
1
2 đ
20%
3
10đ
100%
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Phần I. Trắc nghiệm khách quan( 2 điểm)
Câu 1( 0,25 điểm)
Tính chất nào sau đây thể hiện người có đạo đức, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích chung của xã hội?
Bắt buộc
Khiên cưỡng
Tự giác
Không tự giác
Câu 2( 0,25 điểm)
Danh dự là gì?
Sự coi trọng của dư luận xã hội đối với một người.
Sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người
Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần đạo đức của người đó.
Sự tôn trọng của dư luận xã hội đối với một người.
Câu 3( 0,5 điểm)
Lòng yêu nước được thể hiện như thế nào?
Tình yêu gia đình, tất cả cho gia đình.
Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc
Yêu bạn bè mình, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống
Tình cảm đối với trường, lớp.
Câu 4( 0,5 điểm)
Việc làm và biểu hiện nào dưới đây là sống hoà nhập?
Quan hệ rộng rãi với mọi người xung quanh
Vui vẻ, cởi mở với mọi người.
Mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với người khác.
Tự đề cao mình, coi thường người khác.
Câu 5( 0,5 điểm)
Lựa chọn từ phù hợp: tốt đẹp, đạo đức, truyền thống, tinh thần........ để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“ Yêu nước là một truyền thống ....................... cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị.........................
khác của dân tộc”.
Phần II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1( 2, 0 điểm)
Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn Sinh học, có một câu hỏi lý thuyết, Tuấn có nhớ nhưng không chắc chắn lắm. Minh đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm, Tuấn chỉ cần liếc nhanh qua bên là có thể” Giải quyết” được.
Còn một cách khác nữa là cô giáo đang ngồi trên bục giảng, không chú ý đến Tuấn nên bạn có thể thao tác rất nhanh để có điểm cao.. Nói chung các phương án đều có thể làm được nhanh gọn và an toàn, sẽ được điểm cao.
Thế nhưng Tuấn không làm như vậy, nộp bài rồi, mấy bạn trong lớp nói Tuấn sao dại thế, giở sách một chút thì có ảnh hưởng gì đến đạo đức đâu. Nhưng Tuấn thì không nghĩ thế, em cảm thấy thật thanh thản trong lòng.
Câu hỏi: 1, Hành vi của Tuấn là thuộc về phạm trù nào của đạo đức học và biểu hiện ở trạng thái nào?
	 2, Mặc dù làm bài kiểm tra chưa thât tốt nhưng Tuấn lại cảm thấy thanh thản trong lòng.
Câu 2( 2,0 điểm)
Nêu và phân tích hai đặc trưng của nhân nghĩa? Lấy ví dụ?
Câu 3( 2,0 điểm)
Là công dân học sinh, em cần suy nghĩ và có việc làm như thế nào về các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức?
Câu 4( 2,0 điểm)
Để tự hoàn thiện bản thân mình, em cần phấn đấu và rèn luyện như thế nào theo các yêu cầu đạo đức xã hội?
V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần I- Trắc nghiệm khách quan( 2 điểm)
Câu 1.(0,25 điểm)
Đáp án C
Câu 2( 0,25 điểm)
Đáp án C
Câu 3( 0,5 điểm)
Đáp án B
Câu 4(0,5 điểm)
Đáp án A,B,D
Câu 5(0,5 điểm): đạo đức, truyền thống.
Phần II. Tự luận( 8,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1( 2,0 điểm)
Yêu cầu học sinh trả lời theo 2 nội dung sau:
a. Hành vi của Tuấn thuộc phạm trù lương tâm, được biểu hiện ở trạng thái thanh thản lương tâm. Tuấn đã tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
b. Mặc dù làm bài kiểm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại thấy thanh thản trong lòng, là vì Tuấn đã trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có nghĩa là đã không làm điều xấu, không phù hợp với đạo đức của người học sinh. Khi ấy Tuấn cảm thấy lương tâm mình trong sạch, không mờ ám, rất thanh thản.
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 2( 2,0 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được 2 biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, thương yêu con người, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo, tính toán.
- Nhân nghĩa thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người có khuyết điểm, sai lầm biết sửa chữa hối cải; đối xử khoan hồng ngay với cả tù binh và hàng binh trong chiến tranh.
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 3( 2,0 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được:
- Học sinh bày tỏ thái độ đồng tình với các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức.
- Ý thức được đây là các hoạt động cần thiết của học sinh trong trường trước các vấn đề cấp thiết của nhân loại nói chung Việt Nam nói riêng.
- Học sinh cần hăng hái tham gia vào các hoạt động của nhà trường tổ chức phù hợp với lứa tuổi, các hoạt động vệ sinh trường học, bảo vệ môi trường ở địa phương, hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 4( 2,0 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được:
- Những nội dung cần phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân, chủ yếu tập trung vào hai nội dung: Học tập và rèn luyện đạo đức
- Xác định rõ biện pháp cần phấn đấu rèn luyện
- Học tập chăm chỉ, có kế hoạch, có phương pháp, có thể thay đổi hình thức học cho phù hợp với khả năng của bản thân. Rèn luyện đạo đức tốt hơn trong quan hệ với thầy cô giáo, với cha mẹ, với bạn bè..
1,0 điểm
1,0 điểm
4. Luyện tập, củng cố kiến thức( 1 phút)
- Thu bài
- Nhắc nhở học sinh ôn tập kiến thức trong hè
5. hướng dẫn học ở nhà( 1 phút)
- Ôn tập hè
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_nam_hoc_2016_2017.doc