Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

• Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

2. Năng lực

• Năng lực chung:

-Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

-Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

• Năng lực riêng:

-Biết được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các hoạt động kinh tế; các chuẩn mực đạo đức trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

-Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống về các hoạt động kinh tế cơ bản; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số liên quan đến vai trò của các hoạt động kinh tế.

-Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất

-Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

-Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

 

docx 8 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1:
NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
Năng lực
Năng lực chung:
-Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
-Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng:
-Biết được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các hoạt động kinh tế; các chuẩn mực đạo đức trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
-Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống về các hoạt động kinh tế cơ bản; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số liên quan đến vai trò của các hoạt động kinh tế.
-Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
Phẩm chất
-Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
-Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Tranh ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế.
Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với xã hội.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta thường biết đến những vấn đề như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,nhưng không phải ai cũng quan tâm tìm hiểu xem các hoạt động kinh tế đang diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chung ta hiểu rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồng vinh của đất nước. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức:
+ Hoạt động kinh tế với tư cách là hoạt động động sử dụng nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người luôn là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò nền tảng trong xã hội loài người.
+ Nền kinh tế là khái niệm dùng để chỉ tất cả hoạt động kinh tế của một quốc gia. Đó là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng). Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng vận động, phát triển.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2 SGK tr.7, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình dưới đây và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội.
- GV bổ sung: Hai hoạt động ở Hình 1, 2 đều tạo việc làm cho những chủ thể trung gian.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, hoạt động sản xuất là gì?
+ Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
- Mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình:
+ Hình 1:
·        Thể hiện hoạt động người công nhân sử dụng tư liệu lao động sản xuất ô tô (trong lĩnh vực công nghiệp).
·        Góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước.
+ Hình 2:
·        Thể hiện hoạt động người nông dân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất lúa gạo (trong lĩnh vực nông nghiệp).
·        Góp phần tạo ra lương thực cho con người, tạo thu nhập cho người nông dân, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước.
- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Hoạt động sản xuất có vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trường hợp 1 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:
+ Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như thế nào? Những quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động?
+ Theo em, hoạt động phân phối là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trường hợp 2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi:
+ Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động ở chợ Cán Cầu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây?
+ Theo em, hoạt động trao đổi là gì? Hoạt động này có vai trò gì trong đời sống xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội
 - Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty, quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn khởi, thi đua lao động sản xuất.
- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).
- Hoạt động phân phối có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp.
- Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng hóa, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Việc duy trì chợ phiên là một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây, là nơi giao thương mua bán: người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần.
- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).
+ Trao đổi đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2 và đọc thông tin SGK tr.8.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?
+ Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Tiêu dùng là gì?
+ Tiêu dùng có vai trò và tác động như thế nào đến sản xuất.
- GV rút ra kết luận: Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội
- Ở tranh 1, gạo được sử dụng với mục đích để con người tiêu dùng trực tiếp. Ở tranh 2, gạo được sử dụng làm đầu vào của một hoạt động kinh tế khác (kinh doanh quán cơm bình dân).
- Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng bị gián đoán và chậm lại.
- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, giữa vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm.
- Tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm không tiêu thụ được.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống có liên quan đến các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.9, 10.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1.
- Trường hợp a:
+ Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,...
+ Việc thực hiện sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế. Thực hiện sản xuất xanh thể hiện vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt bảo vệ người tiêu dùng.
- Trường hợp b: Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân người lao động. Người lao động sẽ tiếp tục có việc làm, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì được cuộc sống, giữ được việc làm ổn định.
- Trường hợp c:
+ Bán hàng trực tuyến là loại hoạt động trao đổi. Hoạt động này có nhiều ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: mất thời gian chờ đợi để nhận được hàng hóa, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...
+ Để hạn chế những tiêu cực của hoạt động này, Nhà nước cần tăng cường hoạt động quản lí các trang thương mại điện tử, tăng cường chế tài xử phạt các vụ việc xấu ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng cần tìm những nơi bán hàng có uy tín để mua sản phẩm.
- Trường hợp d:
+ Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội.
+ Biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huy như gỗ, giấy,...
Câu 2.
Việc làm giả một số sản phẩm thương hiệu nổi tiếng là vi phạm pháp luật về cạnh tranh nên chị H không nên làm như vậy.
Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ rằng các bạn HS rất ham chơi trò chơi điện tử, bố mẹ kinh doanh vì muốn thu được nhiều tiền từ HS trốn học, bỏ tiết để chơi điện tử là không nên.
Câu 3.
HS thực hành theo nhóm.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS tự áp dụng những điều đã học về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.10.
- GVV hướng dẫn HS:
+ Bài tập 1: HS sử dụng mạng xã hội với những thông tin sẵn có từ bạn bè người thâm, tập rao bán một vài loại sản phẩm nào đó nhân dịp ngày lễ tết như: bán quà lưu niệm nhân ngày 20/11, dịp Tết trung thu, ngày 8/3,...
+ Bài tập 2: HS có thể vẽ tranh chiếc xe đạp với khẩu hiểu Giải pháp xanh,...
- HS tiếp nhận, thực hành nhiệm vụ tại nhà.
Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, đóng vai.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.
TRÊN ĐÂY LÀ MẪU GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC ( có đủ giáo án cho 3 bộ SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1.docx