Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến bài 7 - Trường THPT Quang Trung

Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến bài 7 - Trường THPT Quang Trung

A. Mục đích yêu cầu:

- Giúp cho HS được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc giữ nước của tổ tiên.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

 

doc 46 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến bài 7 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp cho HS được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc giữ nước của tổ tiên.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
B. Thiết kế dạy và học:
Phương pháp
Nội dung
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam:
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
 Dân tộc Việt Nam bắt đầu dựng nước và giữ nước cách đây 4000 năm:
 - Năm 214 trước công nguyên: cuộc kháng chiến chống quân tần.
 - Năm 184-179 An Dương Vương đánh Triệu Đà.
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến thế kỉ X):
 - Dưới ách thống trị của chính quyền đô hộ, nhân dân ta đã quyết giữ gìn bản sắc dân tộc và đã đứng lên giành độc lập dân tộc và đã đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của: Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), Triệu Quang Phục (năm 548), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766), Khúc Thừa Dụ (năm 905). Năm 906, nhân dân ta đã giành quyền tự chủ.
 - Dưới sự lảnh đạo của Dương Đình Nghệ (931), Ngô Quyền (938). Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến XIX):
 - Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, Ngô Quyền lên ngôi vua và từ đó trải qua các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ và Lê Sơ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) với kinh đô Thăng Long là một quốc gia cường thịnh ở châu Á, là một rtong những thời kì phát triển rực rở nhất của đất nước: thời kì văn minh đại Việt. Nhưng trong giai đoạn lịch sử này không một thế kỉ nào dân tộc ta không phải chống giặc ngoại xâm:
 + Năm 981 đánh tan cuộc xâm lăng lần nhất của quân Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Thế kỉ XI (1075-1077) dưới triềi Lí một lần nữa dân tộc ta giành thắng lợi vẽ vang trong cuộc kháng chiến chống Tống.
 + Thế kỉ XIII (1258-1288) ba lần oanh liệt chiến thắng quân Mông Nguyên. Những chiến công lẫy lừng ở: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn kiếp và Bạch Đằng mãi lưu truyền trong sử sách, luôn là niềm kiêu hảnh của dân tộc ta.
 + Đầu thế kỉ XV quân Minh Xâm lược nhà Hồ thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa của phong trào yêu nước vẫn phát triển như: Lam Sơn (Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo). Trận Chi Lăng-Xương Giang nổi tiếng năm 1472 đã kết thúc 10 năm kiên trì và anh dũng của nhân dân cả nước.
 + Cuối thế kỉ XVIII dân tộc ta hai lần chống giặc ngoại xâm: Năm 1785 chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút, xuân kỉ dậu năm 1789 chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, những chiến công bất diệt đều do Quang Trung-Nguyễn Huệ chỉ huy.
4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân nử phong kiến:
- Tháng 9/1858 Pháp tiến công vào Đà Nẳng, Nhà Nguyễn đầu hàng giặc.
- Năm 1884 Pháp hoàn toàn đô hộ nước ta.
- Từ đó nhiều phong trào kháng chiến nổi lên tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa do Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám lảnh đạo nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Nguyên nhân: Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện mới của thời đại 
- Năm 1930 Đảng của một giai cấp công nhân ra đời do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập là một sự kiện trọng đại, đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào: (1930-1931), (1936-1939), (1940-1945), và với thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng tám, nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời → nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á .
5. Cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp Xâm lược (1945-1954):
- 23/09/1945 Pháp xâm lược nước ta lần hai, trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, dưới sự giúp sức của quân Anh. 
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng đã gây mâu thuẫn cho kẻ thù, tranh thủ hoà hoãn với Pháp đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
- Nhưng “chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới”. Ngày 19/12/1946 trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đáp ứng lời kêu gọi của Bác từ năm 1947-1954 quân dân ta đã lập được nhiều chiến công, làm thất bại nhiều cuộc hành binh lớn của Pháp trên khắp các mặt trận. Tiêu biểu là:
+ Chiến thắng Việt Bắc-Thu Đông (năm 1947)
+ Chiến thắng Biên Giới (năm 1950)
+ Chiến thắng Tây Bắc (1952)
+ Cuối cùng là chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954) mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, dẫn tới kí hiệp định Giơnevơ năm 1954, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta.
6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975):
- Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp độc chiếm miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ, Nhằm chia cắt lâu dài nước ta.
- 1959-1960 phong trào đồng khởi ở miền Nam bùng nổ và lan rộng. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập. từ năm 1961-1965 quân dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ”.
- Năm 1965-1968, và đặc biệt là đòn tiến công mậu thân (1968) của quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” và buộc Mĩ phải đàm phán với ta ở hội nghị Pa-ri.
- Mĩ tiếp tục thực hiện chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh” Mở rộng chiến tranh sang Lào và Cambuchia, Nhân dân ba nước đã cùng nhau đánh tan cuộc hành quân của Mĩ ngụy. Năm 1972 với chiến công xuất sắc, phá tan cuộc tấp kích bằng B52 vào miền Bắc. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari .
- Đại thắng mùa xuân năm 1975 Mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 100 năm của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước:
 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước:
- Nước ta ở vào một vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á nên có nhiều thế lực xâm lược thèm khác và dòm ngó. Vì vậy ngay từ buổi đầu dựng nước, giữ nước là một nhu cầu cấp thiết. Dựng nước đi đôi với giữ nước là một qui luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
- Từ cuối thế kỉ III trước công nguyên đến nay, với gần 20 cuộc chiến tranh, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.
→ Nhân dân ta thời nào cũng vậy, dựng nước đi đôi với giữ nước là nhiệm vụ thường xuyên và cấp thiết.
2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều:
- Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, hầu như các cuộc chiến tranh đều diển ra trong hoàn cảnh hết sức chênh lệch. Kẻ thù những nước lớn, có khả năng huy động lực lượng, trang bị và chi viện lớn cho chiến tranh. Ngược lại nước ta nhỏ, dân không đông, khả năng huy động quân đội có hạn, kinh tế thường xuyên bị chiến tranh tàn phá nặng nề. 
- Sự chênh lệch tiêu biểu là:
 + Thế kỉ XI, chiến tranh chống Tống, nhà Lí có 10 vạn quân kẻ thù có tới 30 vạn quân.
 + Thế kỉ XIII kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, nhà Trần có 15 vạn, nhưng quân địch có tới 50-60 vạn.
 + Thời chống Thanh Quanh Trung có 10 vạn kẻ thù có tới 29 vạn.
 + Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ về lực lượng và đặc biệt là trang bị vũ khí ta thua kém nhiều. 
→ Nhưng cuối cùng mọi thế lực xâm lược, bất kể thế lực to lớn như thế nào củng không thắng được dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Dẫu kẻ thù là ai đi nữa, lắm mưu nhiều kế, dù là những đội quân lừng danh trên thế giới, vẫn không tránh khỏi thất bại thảm hại tại Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn hiểu ta,biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng thắng số lượng, biết phát huy sức mạnh của toàn dân đánh giặc giữ nước.
3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện:
- Dân tộc ta có một truyền thống quý báo, đó là lòng yêu nước nồng nàn, có tình cảm quê hương đất nước gắn bó thiết tha, ai củng hiểu nước mất thì nhà tan, vì vậy các thế hệ đều đứng lên đánh giặc giữ nước.
- Trong lịch sử có biết bao anh hùng liệt sĩ, biết bao người đã hi sinh vì độc lập tự do:
 + Hai Bà Trưng vớ lời thề sông hát.
 + Bà Triệu cưỡi voi chỉ huy đánh giặc với câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người”
 + Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ tuổi không được dự bàn kế đánh giặc ở Bình Than.
 + Trần Bình Trọng: “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”
 + Nguyễn Trung Trực đã hiên ngang tuyên bố trước mặt quân thù: “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh tây”
 + Hình ảnh Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót đã xả thân vì nước.
 + Nguyễn Viết Xuân: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”
→ Đó là những biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, mãi mãi không bao giờ phai trong kí ức người Việt Nam. Và vì thế “không có gì quí hơn độc lập tự do” sớm trở thành tư tưởng tình cảm lớn nhất và là lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam.
4. Truyền thống thắng giặc trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo:
- Mưu trí sáng tạo được thể hiện trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của cuộc đấu tranh giữ nước, trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc ta.
- Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân toàn dân đánh giặc.
- Với trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo, dù kẻ thù từ đâu đến, giàu có, đông quân, trang bị hiện đại, lắm mưu mô xảo quyệt. Chúng buộc phải đánh theo cách đánh của ta và cuối cùng đều chịu thất bại thảm hại.
5. Truyền thống đoàn kết quốc tế:
- Sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta là sự nghiệp chính nghĩa, vì: “độc lập dân tộc”, vì: “hoà bình và tiến bộ xã hội”, góp phần vào cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của các dân tộc trên thế giới, vì vậy chúng ta luôn được nhân dân nhiều nước ủng hộ.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung đã trở thành truyền thống, là một nhân tố thành công trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cũng như trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam:
- Dưới sự lảnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, nhân dân ta đứng lên lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến thực dân: cách mạng tháng tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập, thống nhất tổ quốc, đưa đất nước ta tiến lên CNXH.
- Trong giai đoạn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Bài 2:
LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
A. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được  ...  làm cho vết thương mau lành.
b.Cầm máu tại vết thương:
- Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài, nhất là các vết thương giập nát lớn, máu chảy nhiều, nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu, góp phần tạo cho cơ thể chóng hồi phục.
c. Giảm đau đớn cho nạn nhân:
 - Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ sát, va quẹt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển.
2. Nguyên tắc băng:
a. Băng kín, băng hết các vết thương:
- Khi băng các vết thương phải bình tĩnh quan sát, kiểm tra kĩ để băng đúng chỗ bị thương, không bỏ sót vết thương, nhất là khi băng trong điều kiện trời tối hoặc khi có nhiều người bị thương.
b. Băng chắc (đủ độ chặt):
 - Không băng lỏng vì quá trình vận chuyển sẽ làm băng dể tuột, phải băng đủ chặt để bảo vệ vết thương, vừa có tác dụng cầm máu, nhưng củng không băng quá chặt gây cản trở quá trình lưu thông máu.
 - Trước hết phải cởi, xắn quần, áo để bộc lộ vết thương, dùnh băng đã diệt khuẩn để băng, không dùng các vật bẩn để phủ lên vết thương, không băng trực tiếp vào cả quần, áo của người bị thương. 
c. Băng sớm, băng nhanh:
 - Phải băng ngay sau khi bị thương, tốt nhất là người bị thương tự băng, hoặc người xung quanh băng giúp. Băng càng sớm càng hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại vết thương.
 - Phải băng nhanh để đưa người bị thương về các tuyến y tế cứu chữa.
 - Không làm ô nhiễm thêm vết thương, tránh sai sót kĩ thuật như dùng tay bẩn sờ vào vết thương hoặc dùng lá cây, vải bẩn đắp phủ lên vết thương.
3. Các loại băng: Có 3 loại băng: băng cá nhân, băng cuộn, băng tam giác.
4. Kĩ thuật băng vết thương:
a. Các kiểu băng cơ bản:
- Băng vòng xoắn: Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo:
 + Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt miếng gạt phủ kín vết thương), tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên.
 + Đặt hai vòng đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, cuốn nhiều vòng cho đến khi kín toàn bộ vết thương.
 + Cố định vòng cuối của cuộn băng bằng cách: gài kim băng, xé đôi đầu cuộn băng hoặc gấp một vòng ngược tạo thành hai dải để buộc ở phía trên vết thương.
- Băng số 8: Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có hai vòng đối xứng. Băng số 8 phức tạp hơn băng vòng xoắn, nhưng chắc và thích hợp khi băng ở nhiều vị trí khác nhau như: vai, nách, mông, bẹn, khuỷu, gối, gót chân tuỳ theo vị trí mà đưa cuộn băng theo hình số 8 khác nhau.
Chú ý: Trong tất cả các kiểu băng, bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn các vòng băng từ dưới lên trên, cách đều nhau và chặt vừa phải.
b. Áp dụng cụ thể các kiểu băng:
Bài 7:
TÁC HẠI CỦA MA TUÝ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
A. Mục đích, yêu cầu:
 - Hiểu được tác hại của ma tuý và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết.
 - Biết cách phòng, chống ma tuý đối với bản thân và cộng đồng.
 - Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma tuý, không sử dụng, không tham gia vận chuiyển, cất giấu hoặc mua bán ma tuý. Biết thương yêu, thông cảm và chia sẻ với những người nghiện ma tuý.
B. Thiết kế dạy và học:
Phương Pháp
Nội Dung
I. Hiểu biết cơ bản về ma tuý:
1. Khái niệm về chất ma tuý:
 - Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được qui định trong danh mục do chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái tâm lí và sinh lí, có thể dẫn đến nghiện và trừ đó gây ra tác hại về nhiều mặt đốn với bản thân và xã hội. 
 - Ví dụ: Thuốc phiện, cần sa, morphin, heroine, ma tuý tổng hợp
2. Phân loại chất ma tuý:
a. Phân loại dựa theo nguồn gốc sản xuất:
 - Chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên: là những chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên như: Nhựa thuốc phiện, thảo mộc cần sa, tinh dầu cần sa
 - Chất ma tuý bán tổng hợp: là chất ma tuý mà một phần nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Rồi cho phản ứng với các chất hoá học tạo ra một loại chất ma tuý mới có độc tính cao hơn như: Morphine + Anhydric axêtic → Heroine (là chất ma tuý bán tổng hợp).
 - Chất ma tuý tổng hợp: là các chất ma tuý mà nguyên liệu dùng để điều chế và các sản phẩm điều chế được tổng hợp trong phòng thí nghiệm như: Amphetamine, Metamphetamine
b. Phân loại dựa theo đặc điểmcấu trúc hoá học của các chất ma tuý:
 - Cách phân loại này ít sử dụng nhưng lại được các nhà khoa học thường sử dụng dùng để nghiên cứu tìm ra các loại thuốc để cai nghiện.
c. Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng:
 - Nhóm chất ma tuý có hiệu lực cao (có độc tính cao) như: heroine, cocaine
 - Nhóm chất ma tuý có hiệu lực thấp: thuốc an thần.
d. Phân loại chất ma tuý dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lí người sử dụng: 
 - Nhóm chất ma tuý an thần.
 - Nhóm chất ma tuý gây kích thích.
 - Nhóm chất ma tuý gây ảo giác.
3. Các chất ma tuý thường gặp:
a. Nhóm chất ma tuý an thần: Thuốc phiện, morphine, heroine, các chất ma tuý toàn phần trong nhóm có thể thay thế morphine, heroine
b. Nhóm chất ma tuý gây kích thích như các loại m tuý tổng hợp MDMA, estasy.
c. Nhóm chất ma tuý gây ảo giác: cần sa và các sản phẩm của nó như thảo mộc cần sa, nhụa cần sa, tinh dầu cần sa, lysergide (LSD).
II. Tác hại của tệ nạn ma tuý:
1. Tác hại của ma tuý đối bản thân người sử dụng:
 a. Gây tổn hại về sức khoẻ:
 Ma tuý được đưa vào cơ thể theo đường tiêu hoá, đường hô hấp, đường máu, đường tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực tiếp cho các cơ quan này.
 + Hệ tiêu hoá: Người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, họ thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.
 + Hệ hô hấp: Những đối tương hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới.
 + Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch.
 + Các bệnh về da: Người nghiện ma tuý bị rối loạn cảm giác da nên không cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghe lở, hắc lào, viêm da
 + Làm suy giảm chức năng đào thải độc: Trong cơ thể gan và thận là cơ quan chủ yếu đào thảy độc, Khi họ nghiện nhất là heroine hai cơ quan này suy yếu ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc. Người nghiện thường bị các bệnh như: áp xe gan, viêm da, suy gan, suy thận...→ tử vong.
 + Đối với hệ thần kinh: Khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma tuý tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế từng phần ở vỏ đại não.
→ Người nghiện ma tuý gây tổn hại về sức khoẻ, suy giảm sức lao động hoặc mất khả năng lao động và tập trung trí óc. Trường hợp dùng quá liều có thể bị chết đột ngột.
 b. Gây tổn hại về tinh thần: 
 + Các công trình nghiên cứu về nghiện ma tuý khẳng định rằng: nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng rối loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động) và hội chứng rối loạn thần kinh muộn (nhận thức, cảm xúc, tình cảm).
c.Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình:
 + Gây tổn hại về kinh tế của bản thân, về nhân cách, tình cảm hạnh phúc gia đình. Quan trọng hơn là nó còn ảnh hưởng đế nền kinh tế đất nước và trật tự an toàn xã hội.
Kết luận: Tệ nạn ma tuý đã và đang là hiểm hoạ của nhân loại, với những hậu quả, tác hại vô cùng lớn đối người nghiện, gia đình họ và cộng đồng xã hội. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với mỗi chúng ta và các cơ quan thực thi pháp luật cùng toàn xã hội bằng mọi biện pháp để xoá bỏ tệ nạn này, đem lại sự bình yên cho mọi nhà.
II. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý và dấu hiệu hận biết học sinh nghiện ma tuý:
1. Quá trình và nguyên nhân nghiện ma tuý:
 a. Quá trình nghiện ma tuý: 
 Sử dụng lần đầu tiên → thỉnh thoảng sử dụng → sử dụng thường xuyên → sử dụng do phụ thuộc.
 b. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý:
Nguyên nhân khách quan:
 - Do ảnh hưởng của cơ chế mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống củagiới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả, một số học sinh không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý.
 - Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số học sinh có lối sống chơi bời tác tráng, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 - Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lí học sinh ở một số địa phương chưa có hiệu quả.
 - Công tác quản lí địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên một số khu vực quanh trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến tuổi trẻ trong đó học sinh.
 - Do PHHS thiếu sự quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con em mình, hoặc nuông chiều con cái quá mức.Trong gia đình có người lớn tuổi nghiện, hoặc có hành vi buôn bán ma tuý.
Nguyên nhân chủ quan:
 - Do thiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.
 - Do muốn thoả mãn tính toà mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý.
2. Dầu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma tuý:
 - Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
 - Thường xuyên xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
 - Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
 - Thường xuyên xin tiền bố, mẹ.
 - Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất nhủ, trầm cảm
IV. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý:
 - Học tập nghiên cứu nắm vững những qui định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
 - Không sử dụng ma tuý dưới bất kì hình thức nào.
 - Không tàn trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.
 - Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoặc động vận chuyển, mua bán ma tuý.
 - Khi phát hiện học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý, phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoặc động vận chuyển, mua bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
 - Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
 - Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, đoàn thanh niên tổ chức.
 - Hưởng ứng và tham gia những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
 - Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó tệ nạn ma tuý. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_lop_10_bai_1_den_bai_7_truong_th.doc