Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Khối 10 - Bài: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Kiều Thị Thuỳ Linh

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Khối 10 - Bài: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Kiều Thị Thuỳ Linh

I) Mục tiêu

1) Về kiến thức

- Nắm được các tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết.

- Hiểu được các tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện,dấu hiệu nhận biết.

2) Về kĩ năng

- Biết cách phòng chống ma túy với cá nhân và cộng đồng.

3) Về thái độ

- Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua trở ngại cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.

- Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy.

II) Nội dung và trọng tâm

1) Nội dung

Nội dung của bài gồm 4 phần:

I- Hiểu biết cơ bản về ma túy

II- Tác hại của ma túy

III- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết HS nghiện ma túy

IV- Trách nhiệm của HS trong phòng, chống ma túy.

2) Trọng tâm

 

doc 18 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 986Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Khối 10 - Bài: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Kiều Thị Thuỳ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC HÀ NỘI 2
 PHÊ CHUẨN
 Ngày	tháng	 năm 2015
 GV hướng dẫn
Môn học: Giáo dục quốc phòng – an ninh
BÀI GIẢNG
TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Đối tượng: Học sinh THPT – Khối 10
Người biên soạn: Kiều Thị Thuỳ Linh
 Chức vụ: Sinh viên
 Đơn vị: LỚP K39 GDQP-AN
HÀ NỘI - 2015
Phần 1: Ý định giảng dạy
Mục tiêu
Về kiến thức
Nắm được các tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết.
Hiểu được các tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện,dấu hiệu nhận biết.
Về kĩ năng
Biết cách phòng chống ma túy với cá nhân và cộng đồng.
Về thái độ
Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua trở ngại cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy.
Nội dung và trọng tâm
Nội dung
Nội dung của bài gồm 4 phần:
Hiểu biết cơ bản về ma túy
Tác hại của ma túy
Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết HS nghiện ma túy
Trách nhiệm của HS trong phòng, chống ma túy.
Trọng tâm
Để giúp HS hiểu được nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, dấu hiệu nhận biết HS nghiện ma túy và trách nhiệm của HS trong phòng, chống ma túy.
 Thời gian
Tổng số: 4 tiết
Phân bố thời gian:
Tiết 1: Hiểu biết cơ bản về ma túy
Tiết 2: Tác hại của ma túy, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
Tiết 3, 4: Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy.
Phương pháp
Giáo viên
Thuyết trình, giải thích.
Đàm thoại.
Học sinh
Lắng nghe, ghi chép.
Quan sát
Thảo luận, vấn đáp.
Địa điểm
Phòng học
Vật chất bảo đảm
Giáo viên
Sách giáo viên, sách giáo khoa GDQP_AN lớp 10.
Giáo án.
Tranh ảnh, vidio liên quan đến ma túy
Học sinh
Sách giáo khoa GDQP_AN lớp 10
Bút, vở ghi
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về phòng chống ma túy(theo sự hướng dẫn của giáo viên).
Phần 2: Kế hoạch giảng dạy
STT
Nội dung
Số tiết lên lớp
Số tiết ôn tập
Mục đích yêu cầu cần đạt
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
I
1
2
3
Hiểu biết cơ bản về ma túy
Khái niệm chất ma túy
Phân loại chất ma túy
Nhóm các chất ma túy thường gặp
1
0
- Nắm được và hiểu thế nào là ma túy.
- Nắm được cách phân loại chất ma túy.
- Biết được các chất ma túy thường gặp.
- Phương pháp thuyết trinh,giải thích.
- Nêu ví dụ.
- Đàm thoại.
- Chú ý lắng nghe, ghi chép ý chính.
- Đàm thoại.
II
1
2
3
III
1
2
IV
Tác hại của tệ nạn ma túy
Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng
Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế
Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
Qua trình và nguyên nhân nghiện ma túy.
Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy
1
1
1
0
0
0
- Nắm được các tác hại của ma túy đối với bản thân và xã hội.
-Biết được các nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, từ đó phòng tránh cho chính bản thân mình.
- Hiểu được bản thân học sinh cần phải có những trách nhiệm gì trong việc phòng chống ma túy.
- Chú ý quan sát.
- Lắng nghe, ghi chép.
- Thảo luận đàm thoại
Phần 3: Nội dung bài giảng.
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất bảo đảm
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
I
Hiểu biết cơ bản về ma túy
45p
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Lắng nghe, ghi chép,quan sát.
Sách giáo khoa,
Một số tranh ảnh minh họa.
1
- Khái niệm chất ma túy
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục chính phủ ban hành . Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái tâm lí và sinh lí, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại nhiều mặt đối với bản thân và xã hội.
VD: Thuốc phiện, cần sa, morphine, heroin, ma túy tổng hợp
10p
- Hỏi: Nêu các loại chất ma túy mà em biết?
- Trả lời
2
Phân loại chất ma túy
a) Phân loại dựa theo nguồn gốc sản xuất ma túy.
- Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên. Điển hình là: nhựa thuốc phiện, thảo mộc cần sa, tinh dầu cần sa
- Chất ma túy tổng hợp: qua xử lý, có độc tính cao hơn, có độc tính mạnh mẽ hơn so với ma túy ban đầu.
- Chất ma túy bán tổng hợp: là các loại chất ma túy mà nguyên liệu dùng để điều chế và các sản phẩm được dùng tổng hợp trong phòng thí nghiệm như: Amphetamine, Metamphatamine
b) Phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa hoc của chất ma túy
Đây là sự phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của chất ma túy.
Ví dụ: heroin, morphine,
c) Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lợi dụng.
- Nhóm chất ma túy có hiệu lực cao: là những chất ma túy có độc tính cao, hoạt tính sinh học mạnh, gây nhiều nguy hiểm cho nguwoif sử dụng như heroin,cocaine
- Nhóm chất ma túy có hiệu lực thấp: Là những chất ma túy có độc tính thấp hơn, mức độ hoạt tính sinh học thấp, thường là những chất an thần: diazepam, clordiazepam
20p
-Em hãy nêu các ách phân loại chất ma túy?
- Trả lời
d) Nhóm chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm sinh, lí người sử dụng.
- Nhóm chất ma túy an thần.
- Nhóm chất ma túy kích thích.
- Nhóm chất ma túy gây ảo giác
10P
- Nhấn mạnh cách phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm sinh lí người sử dụng.
- Trả lời
3
Các chất ma túy thường gặp.
a) Nhóm chất ma túy an thần
* Thuốc phiện:
- Thuốc phiện sống (thuốc phiện tươi) là nhựa thuốc phiện đông đặc, màu đen sẫm, không tan trong nước, được lấy ra từ vỏ quả thuốc phiện, chưa qua một quá trình chế biến nào nên gọi là thuốc phiện thô.
- Thuốc phiện chín (thuốc phiện khô) là thuoocs phiện đã bào chế từ thuốc phiện sống, bằng phương pháp sấy khô.
- Xái thuốc phiện: là phần sản phẩm cháy còn lại trong tẩu sau khi thuốc phiện đã hút.
- Thuốc phiện y tế(thuốc phiện bột) được chiết xuất và sấy khô trong điều kiện nhiệt ổn định, thường có hàm lượng morphine từ 9.5 – 10.5%
* Morphine:
- Là một ancaloit chính là nhựa thuốc phiện.
- Người nghiện sử dụng morphine nhiều lần thì morphine sẽ tích lũy ở các tế bào sừng như: tóc, móng tay, móng chân.
- Nếu sử dụng morphine quá nhiều sẽ dẫn tới ngộ độc.
* Heroin:
- Heroin tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, nếu có lẫn tạp chất thì có các màu sắc khác nhau, từ màu trắng đến màu xám, không mùi, có vị đắng.
- Heroin có tác dụng giảm đau mạnh, nhưng độc hơn và gây nguy hiểm nhiều hơn so với morphine, là một trong những chất ma túy nguy hiêm và phổ biết nhất hiện nay.
b) Nhóm chất ma túy gây kích thích như các loại ma túy tổng hợp MDMA, estasy.
c) Nhóm chất ma túy gây ảo giác
- Cần sa và các thảo mộc của nó: thảo mộc cần sa, nhựa cần sa, tinh dầu cần sa.
- Lyergide(LSD)
- Em hãy lấy ví dụ về các nhóm chất ma túy thường gặp.
- Phân tích
- Kết luận
Tiết 2
II
Tác hại của tệ nạn ma túy
45p
1
Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng.
a) Gây tổn hại về sức khỏe.
- Chất ma túy khi đưa vào cơ thể cùng với những tác dụng của nó đều gây hại nghiêm trọng đối với cơ thể con người.
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm các chức năng thải độc, hệ thần kinh, suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
*Gây tổn hại về tinh thần:
- Người nghiện ma túy thường có hội cứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy)
- Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, nhười nghiện ma túy có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
* Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.
- Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản, phá vỡ quan hệ gia đình
- Người nghiện có thể sẽ hành hạ người thân, cha mẹ, vợ con, anh em Từ đó, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cộng đồng.
Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế.
- Hằng năm, nước ta phải chi phí rất lớn cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác gây nghiện ma túy, công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí dự phòng và và chăm sóc y tế tăng.
- Gây khó khăn cho đào tạo nguồn nhân lực.
- Đầu tư cho nước ngoài giảm.
15p
- Hãy nêu những tác hại của ma túy mà em biết?
- Phân tích
- Kết luận.
- Trả lời
- Lấy ví dụ thực tế.
2
Tác hại của tệ nạn ma túy với tệ nạn.
Tệ nạn ma túy đã và đang là hiểm họa của nhân loại, với những hậu quả, tác hại vô cùng lớn đối với người nghiện, gia đình họ và cộng đồng. Điều đó đặt ra cầu cấp thiết đối với mỗi chúng ta và các cơ quan thực thi pháp luật cũng như toàn xã hội, cần nỗ lực bằng mọi biện pháp để xóa bỏ tệ nạn này, đem lại sự bình yên cho mọi nhà
10p
II
Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
1
Quá trình và nguyên nhân nghiện ma túy
a) Qúa trình nghiện ma túy
- Từ sử dụng ma túy lần đầu tiên đến sử dụng ma túy là một quá trình. Quá trình này có thể diễn ra theo trình tự sau: Sử dụng lần đầu tiênàThỉnh thoảng sử dụngàsử dụng thường xuyênàsử dụng do phụ thuộc.
- Trong quá trình này, người nghiện có thể sử dụng nhiều loại ma túy và thay đổi cách sử dụng ma túy.
- Từ không phụ thuộc vào ma túy đến trở thành phụ thuộc vào ma túy diễn ra nhanh chóng và dễ dàng như trượt xuống dốc. Cai nghiện ma túy thì ngược lại, như leo lên một giống thăng đứng, thậm chí khó hơn.
5p
b) Nguyên nhân dẫn đến nghiện chất ma túy.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do ảnh hưởng của măt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới tre như: thực dụng, buông thả
- Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hóa phẩm độc hại dẫn đến lối sống chơi bời, chác táng, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lí học sinh chưa thực sự hiệu quả.
- Công tác quản lí ở địa bàn dân cư chưa tốt.
- Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến học tập, sinh hoạt của con em mình.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy, nên nhiều học sinh bị đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma túy, tham gia vận chuyển mua bán ma túy.
- Do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình.
10p
Tiết 3
2
Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
-Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
- Thường xuyên xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
- Thường xuyên xin tiền bố mẹ.
- Lực học giảm sút.
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh, nổi da gà
45p
Tiết 4
45p
IV
Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy
- Học tập, nghiên cứu, nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma túy duwois bất kì hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma túy.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia các hoạt động vận chuyển, buôn bán ma túy.
- Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc nghi vấn buôn bán ma túy, phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dị dỗ học sinh sử dụng ma túy hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy phải báo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bọ có trách nhiệm của trường.
- Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, loi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma túy.
- Tích cực tham gia phong trào phòng chống ma túy do Nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức hội Phụ nữ phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiên những công việc cụ thể, góp 
Phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phat động.
- Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nan xã hội, trong đó có tệ nan ma túy.
- Em nhận thấy bản thân mình cần có trách nhiệm gì trong phòng chống ma túy ?
- Phân tích.
- kết luận.
- Nghiên cứu trả lời
Phần 4: Kết thúc bài giảng
Giải đáp thắc mắc
Khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh những trọng tâm đó là xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_khoi_10_bai_tac_hai_c.doc