Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Khối 11 - Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Khối 11 - Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1) Về kiến thức

 - Hiểu được khái niệm, sự hình thành, bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.

 - Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.

 - Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ; nội dung biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

2) Về thái độ

 Xác định đúng thái độ, trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lí, bảo về biên giới quốc gia.

II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

1) Cấu trúc nội dung:

 Bài học gồm 3 phần :

 - Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia

 - Biên giới quốc gia.

 - Bảo về biên giới quốc gia nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2) Nội dung trọng tâm:

 - Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

 - Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.

 - Nội dung cơ bản về bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

3) Thời gian:

 - Tổng số: 5 tiết

 - Phân bố thời gian:

 Tiết 1: Lãnh thổ quốc gia

 Tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

 Tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.

 Tiết 4: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dụng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

 Tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân.

III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1) Tổ chức:

 Lấy lớp học để lên lớp

2) Phương pháp:

- Đối với giáo viên:

 + Thuyết trình dứt điểm từng nội dung, giảng giải, phân tích những nội dung trọng tâm kết hợp với tranh ảnh để làm sáng tỏ vấn để giảng dạy.

- Đối với học sinh:

 + Nghe, ghi chép, xây dựng bài.

 

docx 29 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 3296Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Khối 11 - Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ 
BIÊN GIỚI QUỐC GIA
 PHẦN I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1) Về kiến thức
 - Hiểu được khái niệm, sự hình thành, bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
 - Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
 - Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ; nội dung biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
2) Về thái độ
 Xác định đúng thái độ, trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lí, bảo về biên giới quốc gia.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
1) Cấu trúc nội dung:
 Bài học gồm 3 phần :
	- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
	- Biên giới quốc gia.
	- Bảo về biên giới quốc gia nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2) Nội dung trọng tâm:
	- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
	- Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
	- Nội dung cơ bản về bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
3) Thời gian:
	- Tổng số: 5 tiết
	- Phân bố thời gian:
 Tiết 1: Lãnh thổ quốc gia
 Tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
 Tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
 Tiết 4: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dụng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
 Tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân.
III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1) Tổ chức:
 Lấy lớp học để lên lớp
2) Phương pháp: 
- Đối với giáo viên:
	+ Thuyết trình dứt điểm từng nội dung, giảng giải, phân tích những nội dung trọng tâm kết hợp với tranh ảnh để làm sáng tỏ vấn để giảng dạy.
- Đối với học sinh:
	+ Nghe, ghi chép, xây dựng bài.
IV. ĐỊA ĐIỂM
	- Lớp học .
V. VẬT CHẤT
1) Chuẩn bị của giáo viên:
a, Chuẩn bị nội dung:
 - Chuẩn bị giáo án .
 - Chuẩn bị các tranh ảnh về đường biên giới quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải.
 - Chuẩn bị trước bài , đọc lại kiến thức liên quan ( kiến thức môn Địa ).
b, Chuẩn bị phương tiện dạy học
	- Sách giáo khoa, Luật biên giới quốc gia, ..
	- Chuẩn bị que chỉ hoặc bút laze.
	- Máy tính và máy chiếu đa năng.
2) Học sinh:
	- Ôn tập kiến thức bài trước.
	- Đọc trước nội dung bài học.
	- Vở ghi , SGK , bút mực .
 PHẦN II: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 
Tiết 1: Lãnh thổ quốc gia
S
T
T
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
2
I.LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
1)Lãnh thổ quốc gia
a, Khái niệm lãnh thổ quốc gia
 - Lãnh thổ, cư dân và chính quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là cơ sở thực tế cho sự tồn tại của quốc gia. Nói cách khác, quốc gia thành lập, tồn tại và phát triển trong phạm vi lãnh thổ của mình.
 - Lãnh thổ quốc gia xuất hiện với sự ra đời của Nhà nước. Ở thời kì đầu, lãnh thổ quốc gia chỉ là những vùng đất nhỏ hẹp thuận lợi cho sản xuất , đặc biệt là nông nghiệp .
 - Khoa học kỹ thuật dần phát triển, dần dần lãnh thổ quốc gia được mở rộng ra biển, lên không trung và sâu xuống lòng đất. Ngày nay, lãnh thổ quốc gia được định nghĩa:’’ Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định ‘’.
b, Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
 Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời(như hình)
 - Vùng đất: Vùng đất quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Bao gồm đất lục địa và các đảo ,quần đảo.
 - Vùng nước: Là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận:
 + Vùng nước nội địa: bao gồm nước ở các biển nội địa, ao hồ, sông ngòi, đầm,. ( kể cả tự nhiên và nhân tạo ) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa.
 + Vùng nước biên giới: bao gồm các sông hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.
 + Vùng nội thủy: là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển . Trường hợp các quốc gia quần đảo thì vùng nước này là toàn bộ những vùng nước biển nằm trong biên giới quốc gia và gọi là vùng nước quần đảo.
 + Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo Công ước Luật biển năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia.
 - Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia và kéo dài tới tận tâm Trái Đất.
 - Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia.
 Tuyên bố ngày 5/6/1984 của Việt Nam không quy định cụ thể độ cao vùng trời Việt Nam.
 Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất là các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Các vùng này thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia.
 - Vùng lãnh thổ đặc biệt: Ngoài các vùng lãnh thổ quốc gia đã nêu trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, .cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.
 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ra đời phản ảnh cuộc đấu tranh giữa 2 nguyên tắc lớn là : Tự do biển cả và chủ quyền quốc gia.Các nguyên tắc ngày đảm bảo cho tất cả các quốc gia có quyền tự do biển cả, đồng thời mở rộng một phần chủ quyền cho quốc gia ven biển .
15
25
GV: Tại sao lãnh thổ quốc gia thời xưa thường là những vùng đất thuận lợi cho nông nghiệp ?
Nước ta cấu thành từ mấy bộ phận ?
GV : theo em máy bay có phải là 1 phần lãnh thổ quốc gia không ?
HS ghi chép ,lắng nghe bài giảng , tham gia xây dựng bài.
Giáo án , Sách giáo khoa lớp 11 , tranh ảnh và tài liệu liên quan .
Tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
2
2) Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
a, Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia
 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
 Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đói với lãnh thổ. 
 Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: ‘’ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời’’.
b, Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia
 Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền lực tối cao, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Nội dung của chủ quyền lãnh thổ quốc gia gồm :
 - Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phụ hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài.
 - Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện cải cách kinh tế, xã hội phù hớp với đặc điểm quốc gia. Các quốc gia khác và tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.
 - Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.
 - Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.
 - Quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm lãnh thổ quốc gia.
 - Quốc gia có quyền áp dùng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, có quyền điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các công ti đa quốc gia, sở hữu của người nước ngoài cũng như hoạt động của các tổ chức tương tự, kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng dụng tài sản của tổ chức, các nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường.
 - Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế ; có quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó
20
20
Giảng giải , thuyết trình , giáp đáp thắc mắc .
HS ghi chép ,lắng nghe bài giảng , tham gia xây dựng bài.
Giáo án , Sách giáo khoa lớp 11 , tài liệu liên quan .
Tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
II.BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1)Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam
 Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện.
 Tuyến biên giới đất liền : Biên giới Việt Nam – Trung quốc dài 1449,566 km đã được hai nước kí Hiệp ước biên giới quốc gia trên đất liền. Biên giới Việt Nam – Lào dài 2340km đã được hoạch định và phân giới căm mốc. Biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1137km, được hoạch định theo Hiệp ước ngày 27/2/1985, Hiệp ước bổ sung ngày 10/10/2005 và hai nước thỏa thuận tiến hành phân giới cắm mốc.
 Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo tuyên bố ngày 12/11/1982 của chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đàm phán với Trung quốc kí Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000. Ngày 7/7/1982 kí kết với Campuchia thiết lập vùng nước lịch sử giữa hai nước. Đồng thwoif kí các hiệp định phân định biển với Thái Lan, Inđônexia. Như vậy, Việt Nam chỉ còn phải phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền với 2 quần đảo ngoài khơi Trường Sa và Hoàng Sa.
2) Khái niệm biên giới quốc gia
a, Khái niệm 
 Các nước trên thế giới đều xây dựng khái niệm biên giới quốc gia và chính thức ghi nhận trong một đạo luật về biên giới. Các khái niệm tuy khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện hai dấu hiệu đặc trưng.
 - Một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.
 - Hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ.
 Kế thừa kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, Điều 1 Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định biên giới quốc gia như sau: ‘’Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác đị ... hư vậy, biên giới trong lòng đất theo Luật Biên giới quốc gia được mặc nhiên thừa nhận. Ranh giới trong lòng đất của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nước ta chỉ có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
 - Xác định biên giới quốc gia trên không :
 Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
 Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5/6/1984 xác định: ‘’Vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước CHXHCN Việt Nam”.
10
15
7
7
20
5
15
Theo các em vùng biên giới nào trong 3 đoạn biên giới với 3 nước giáp Việt Nam là nơi chúng ta phải quan tâm nhất ?
Biên giới quốc gia là gì ?
Biên giới quốc gia cấu thành từ những bộ phận nào ?
Giới thiệu về công ước liên hợp quốc .
Giảng giải
HS ghi chép ,lắng nghe bài giảng , tham gia xây dựng bài.
Giáo án , Sách giáo khoa lớp 11 , tài liệu liên quan .
Tiết 4: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dụng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
5
III.BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1)Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo về biên giới quốc gia
a, Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm
 Trong tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam DCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :’’ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy’’.
 Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng liêng mà toàn dân, toàn quân phải luôn luôn có ý thức bảo vệ không gian sinh tồn của cả dân tộc
b, Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
 Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự toàn vẹn lãnh thổ , góp phần giữ vừng sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng , an ninh của đất nước,
c, Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới
 Vì nước ta là nước có vị trí địa lí đặc biệt ,quan trọng , đường biên giới lại dài nên quản lí, bảo vệ biên giới phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới. Đây là lực lượng tại chỗ rất quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
d, Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị ; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia phải bằng biện pháp hòa bình.
 Mọi bất đồng trong quan hệ biên giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trường đàm phán thương lượng giữa các nước hữu quan trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
e, Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
 Kế thừa kinh nghiệm quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia của ông cho ta, công cuộc bảo vệ biên giới từ năm 1945 đến nay đã được Đảng và Nhà nước giao cho Bộ đội Biên Phòng. Đây là lực lượng chuyên trách , nòng cốt . Vì vậy, Nhà nước phải xây dựng Bộ đội Biên Phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ , từng bước hiện đại, .
8’
8’
8’
8’
8’
Giới thiệu, nhắc lại tuyên ngông độc lâp khai sỉnh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Giới thiệu qua về các dân tộc ít người ở vùng biên giới.
Các xung đột gần đây nhà nước Việt Nam giải quyết bằng phương pháp hòa bình
Các cuộc xung đột biên giới từ 1979 đến 1991. Giới thiệu bộ đội biên phòng .
HS ghi chép ,lắng nghe bài giảng , tham gia xây dựng bài.
Giáo án , Sách giáo khoa lớp 11 , tài liệu liên quan .
Tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân.
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
2) Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí , bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a, Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lí , bảo vệ biên giới quốc gia
 Biên giới là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ quốc và là cừa ngõ giao lưu giữa các quốc gia.
 Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của biên giới quốc gia nên việc xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại .
 Xây dựng khu vực biên giới có quan hệ chặt chẽ với quản lí, bảo vệ biên giới. Chỉ có xây dựng biên giới, khi vực biên giới vững mạnh mới tạo điều kiện cho quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ; giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài.
b, Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
 - Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia:
 Xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lí xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong cải cách hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
 - Quản lí, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới ; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khi vực biên giới:
 Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lí, bảo vệ nghiêm ngặt.
 Mục đích quản lí bảo vệ biên giới quốc gia là giữ gìn sự nguyên vẹn hệ thống mốc quốc giới, đảm bảo cho đường biên giới không bị thay đổi ; đồng thời đấu tranh với các hành động làm thay đổi đường biên giới quốc gia, tùy tiện qua lại biên giới, các hành vi vi phạm và tội phạm qua lại biên giới .
 - Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện:
 Để quản lí, bảo vệ tốt biên giới quốc gia phải xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt.
 + Về chính trị: Phải xây dựng được ‘’thế trận lòng dân’’ vững chắc ; xây dựng được hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ; đảm bảo cho sự đoàn kết thống nhất trong xã hội. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong sạch , vững mạnh. Tạo ra ‘’vùng đệm’’ vững mạnh có khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
 + Về kinh tế - xã hội: Có chiến lược, quy hoạch, biện pháp phát triền KT – XH để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng thời xây dựng tiềm lực tại chỗ phục vụ yêu cầu quản lí, bảo vệ biên giới,
 + Về quốc phòng, an ninh: Có chiến lược xây dựng KT – XH gắn với củng cố quốc phòng , an ninh để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới .
 - Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia:
 Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia trước mắt cũng như lâu dài.
 Nước ta có đường biên giới trên bộ dài 4510km, bờ biển dài 3260km , vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền rộng hơn 3 lần vùng đất, do vậy, ta phải xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia.
 - Vận động quàn chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản lí đường biên, mốc quốc giới ; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc:
 Vận động quần chúng tham gia quản lí, bảo vệ hệ thống dấu hiệu đường biên giới , mốc quốc giới và tham gia giữ gìn an ninh trật tự khi vực biên giới vùng biển, đảo, cần hướng vào các nội dung sau:
 + Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là văn bản pháp về biên giới.
 + Hướng dân cho quần chúng nắm chắc vị trí, dấu hiệu đường biên , mốc biên giới ; biết cách phát hiện, báo tin cho bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương khi dấu hiệu đường biên giới và mốc quốc giới bị thay đổi, phá hoạt , bị mất , ..
 + Tổ chức cho quần chúng học tập cách thức đấu tranh chống lấn chiếm biên giới, đấu tranh với các hành vi vi phạm và tội phạm .huy động quần chúng tham gia đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thỏ, biên giới quốc gia khi cần thiết.
 + Tổ chức cho các xã, bản biên giới cam kết tự quản đoạn biên giới , mốc quốc giới thuộc đất đai của xã , bản mình ; có ý thức quản lí, bảo vệ đường biên , mốc quốc giới như giữ gìn ranh giới ruộng đất, núi rừng của xã, bản mình.
c, Trách nhiệm của công dân
 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: ‘’ Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng an ninh do pháp luật quy định”.
 Điều 10, Luật Biên giới Việt Nam xác định:’’ Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí’’.Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Để thực hiện trách nhiệm của mình, trước hết công dân phải nhận thực rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ; chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật, trước hết là thực hiện nghiêm Luật Quốc Phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới ; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc ; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
 Học sinh phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, truyền thống đáu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc. Tích cực học tập kiến thức quốc phòng – an ninh , sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên. Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phòng trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu , vùng xa , biên giới hải đảo.
10
20
10
Nêu lên được vị trí quan trọng , ý nghĩa về việc bảo vệ biên giới quốc gia quan trọng như thế nào.
Biên giới Việt Nam chưa bao giờ yên ổn.
HS ghi chép ,lắng nghe bài giảng , tham gia xây dựng bài.
Giáo án , Sách giáo khoa lớp 11 , tài liệu liên quan .
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG(5 phút )
1) Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài:
 - Qua bài học trên , các em đã rút ra những kinh nghiệm, truyền thống quý báu nào trong công cuộc xây dựng và bào vệ tổ quốc. 
2) Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học:
 - Nhận xét về buổi học : số học sinh tham gia học tập , tình hình nghe giảng , chấp hành quy định, thời gian học tập .
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_khoi_11_bai_3_bao_ve.docx