Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 - Bài: Đội ngũ từng người không có súng - Lê Thị Hồng Sáng

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 - Bài: Đội ngũ từng người không có súng - Lê Thị Hồng Sáng

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tư thế tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, khẩn trương theo tác phong của người quân nhân.

a, Về kiến thức:

 - Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng.

b, Về kĩ năng:

 - Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng.

c, Về thái độ:

 - Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.

 - Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.Yêu cầu

- Động tác, các đội hình cơ bản của đội ngũ từng người không có súng, Nắm vững kỹ thuật động tác,học đến đâu vận dụng thực hành ngay đến đó. Vận dụng tốt trong hoạt động của trường lớp.

II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM

 1. Nội dung

Nội dung của bài gồm 10 động tác:

-Động tác nghiêm.

-Động tác nghỉ.

-Động tác quay tại chỗ.

-Động tác chào.

-Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều.

-Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

-Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại.

-Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái.

-Động tác ngồi xuống, đứng dậy.

 -Động tác chạy đều, đứng lại.

 

doc 31 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2689Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 - Bài: Đội ngũ từng người không có súng - Lê Thị Hồng Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
Môn học: giáo dục quốc phòng – an ninh
BÀI GIẢNG 
ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG
Đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT
 Người biên soạn: LÊ THỊ HỒNG SÁNG
 Chức vụ : SINH VIÊN
 Đơn vị : LỚP K39 GDQP-AN
Hà Nội – 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
 PHÊ CHUẨN
 Ngày	tháng 	 năm 2015
 GV hướng dẫn
Môn học: giáo dục quốc phòng –an ninh
BÀI GIẢNG
ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG 
Đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT
 Người biên soạn: LÊ THỊ HỒNG SÁNG
 Chức vụ : SINH VIÊN
 Đơn vị : LỚP K39 GDQP – AN
Hà Nội - 2015
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tư thế tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, khẩn trương theo tác phong của người quân nhân.
a, Về kiến thức:
	- Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng.
b, Về kĩ năng:
	- Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng.
c, Về thái độ:
	- Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.
	- Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.Yêu cầu
- Động tác, các đội hình cơ bản của đội ngũ từng người không có súng, Nắm vững kỹ thuật động tác,học đến đâu vận dụng thực hành ngay đến đó. Vận dụng tốt trong hoạt động của trường lớp.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
 1. Nội dung
Nội dung của bài gồm 10 động tác:
-Động tác nghiêm.
-Động tác nghỉ.
-Động tác quay tại chỗ.
-Động tác chào.
-Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều.
-Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều
-Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại.
-Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái.
-Động tác ngồi xuống, đứng dậy.
 -Động tác chạy đều, đứng lại.
 2.Nội dung trọng tâm
 -Động tác quay tại chỗ.
 -Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều.
III.THỜI GIAN
Thời gian toàn bài: 4 tiết
Thời gian lên lớp: 3 tiết
Thời gian ôn luyện : 1 tiết
IV .TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
 Lấy đội hình lớp để lên lớp, lấy từng tổ để luyện tập, từng cá nhân ôn luyện.
2. Phương pháp
a, Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng trước động tác độingũ từng người chocans sự các lớp, tổ để giúp giáo viên duy trì tự tập luyện.
- Giáo viên vừa giới thiệu nội dung vừa làm động tác mẫu theo 3 bước:
 + Bước 1: làm nhanh động tác.
 + Bước 2: làm chậm và phân tích.
 + Bước 3: làm tổng hợp toàn bộ động tác.
- Giáo viên tập trung học sinh để luyện tập.
b, Đối với học sinh: Quan sát, lắng nghe, luyện tâp các động tác.
V.ĐỊA ĐIỂM
- sân trường, bãi tập.
VI.VẬT CHẤT
Học sinh: SGK lớp 10 GDQP, vở bút, trang phục của học sinh theo quy định.
- Giáo viên: Giáo án , SGK , tài liệu, Trang phục của giáo viên theo đúng quy định của môn học
PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
STT
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
GV
HS
Tiết1
I.
II.
III.
1
2
3
4
5
IV.
Tiết 2
V.
1.
2.
3.
VI.
1.
2.
3.
VII.
Tiết 3
VIII.
1
2
IX.
1
2
X.
1
2
Tiết 4
ĐỘNG TÁC NGHIÊM, NGHỈ, QUAY TẠI CHỖ VÀ CHÀO
Động tác “Nghiêm”.
a)Ý nghĩa
Để rèn luyện cho học sinh có tác phong nghiêm túc , tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn nại; đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật thống nhất và tập trung,sẵn sàng nhận mệnh lệnh.
-Động tác nghiêm là động tác cơ bản, làm cơ sở cho mọi động tác khác. 
b) Khẩu lệnh :
- “Nghiêm” không có dự lệnh 
c) Động tác : 
- Khi nghe dứt động lệnh “Nghiêm” : Hai gót chân đặt sát vào nhau nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng một góc 45º (tính từ mép trong hai bàn chân), hai chân thẳng, sức nặng toàn thân dồn vào hai bàn chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, cầm thu mắt nhìn thẳng. 
Chú ý : 
- Toàn thân người không động đậy, không lệch vai.
- Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc, không nói chuyện, cười đùa.
 Động tác “Nghỉ” .
 a. Ý nghĩa:
- Để học sinh khi đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sự chú ý. 
b. Khẩu lệnh :
- “Nghỉ” không có dự lệnh 
 c. Động tác :
- Nghe dứt động lệnh “Nghỉ”: chân trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn như tư thế đứng nghiêm, khi mỏi trở về tư thế “Nghiêm” rồi chuyển sang đầu gối chân phải hơi chùng.
Chú ý : 
- Chân không chùng quá.
- Người không nghiêng ngả; không cười đùa, nói chuyện.
Động tác nghỉ hai chân mở rộng bằng vai: áp dụng khi đứng trên tàu và khi luyện tập thể dục, thể thao. Nghe dứt động lệnh “NGHỈ”, chân trái bước sang bên trái một bước rộng bằng vai (tính từ 2 mép ngoài của 2 gót chân), hai chân thẳng tự nhiên, thân người vẫn giữ tư thế nghiêm, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, đồng thời hai tay đưa về sau lưng, bàn tay trái nắm cổ tay phải, lòng bàn tay hướng về phía sau.
Động tác quay tại chỗ.
Ý nghĩa: động tác quay tại chỗ vận dụng để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng, duy trì được trật tự đội hình. Quay tại chỗ là động tác cơ bản, làm cơ sở cho đội hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự, thống nhất. Động tác “Quay bên phải”.
 a. Khẩu lệnh:
- “Bên phải - Quay” có dự lệnh và động lệnh.
 b. Động tác :
- Nghe dứt động lệnh “Quay” ta làm hai cử động:
Cử động1:
- Thân người vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ phối hợp với sức quay của thân người xoay sang phải một góc 90º, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải. 
Cử động 2 :
- Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm.
Động tác “Quay bên trái”. 
 a. Khẩu lệnh :
- “Bên trái-Quay” có dự lệnh và động lệnh.
 b. Động tác: 
- Nghe dứt động lệnh “Quay” làm 2 cử động:
Cử động 1:
- Thân người vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhien, lấy gót chân trái và mũi chân phải làm trụ, phối hợp với sức xoay của thân người xoay người sang trái một góc 90º, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.
Cử động 2 :
- Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm.
Động tác “Quay nửa bên trái”
a, khẩu lệnh:
 “Nửa bên trái-QUAY”.có dự lệnh và động lệnh.
b,Động tác:
Nghe dứt động lệnh “QUAY”, thực hiện hai cử động như động tác quay bên trái, chỉ khác là quay sang bên trái một góc 45º.
Động tác “Quay nửa bên phải”
a, khẩu lệnh:
“Nửa bên phải –QUAY” có dự lệnh và động lệnh.
b,động tác:
nghe dứt động lệnh “QUAY, thực hiện hai cử động như động tác quay bên phải, chỉ khác là quay 1 góc 45º.
 Động tác “Quay đằng sau”.
 a. Khẩu lệnh :
- “Đằng sau-Quay” có dự lệnh và động lệnh. “Đằng sau” là dự lệnh, “Quay” là động lệnh 
 b. Động tác :
- Nghe dứt động lệnh “Quay” làm 2 cử động 
Cử động 1 :
Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, dùng gót chân trái và mũi chân phải làm trụ, phối hợp sức xoay của toàn thân xoay người sang trái về sau 1800, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, quay xong đặt cả bàn chân xuống đất. 
Cử động 2: Chân trái đưa lên, đặt 2 gót chân sát nhau thành tư thế đứng nghiêm
Chú ý:
+ Tư thế phải vững vàng, không xiêu vẹo, 2 tay không vung khi quay
+ Không quay bằng cả bàn chân	
+ Khi quay đằng sau không đưa 1 bàn chân về sau để quay.
Động tác “chào”
- Động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỉ luật , tính đoàn kết, nề nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau.
-Động tác chào cơ bản khi đội mũ cứng, mũ kê-pi.
- Động tác nhìn bên phải (trái) chào.
- Động tác chào khi không đội mũ.
- Chào khi gặp cấp trên.
*Luyện tập 
- Động tác nghiêm ,nghỉ. Động tác quay tại chỗ.Động tác chào.	
- Kí tín ám hiệu luyện tập: Còi kết hợp khẩu lệnh. 1 hồi còi dài bắt đầu tập, 2 hồi còi dừng tập sửa tập
* Kết thúc luyện tập:
Tập hợp lớp học thành 4 hàng ngang.
Củng cố nội dung tiết học.
Dặn dò học sinh xem trước nội dung tiếp theo của bài.
 ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI ĐỀU
 Động tác đi đều
-Ý nghĩa: Vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự thống nhất hùng mạnh và trang nghiêm.
-Khẩu lệnh: “Đi đều –Bước”
-Nghe dứt động lệnh” Bước” thực hiện 2 cử động:
+Cử động 1: chân trái bước lên trên một bước cách chân phải 60cm đặt gót rùi đặt cả bàn chân xuống, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước,khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người 1 góc 45 độ cẳng tay ngần thành đường thẳng,nắm tay úp xuống và hơi chếch về trước, khớp sương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20 cm, thẳng với hàng khuy áo, tay trái đánh về sau một cách tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.
+Cử động 2: chân phải bước lên cách chân trái 60 cm, tay trái đánh ra phía trước,tay phải đánh về phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/phút
Chú ý:
-Khi đánh tay ra phía trước phải nâng khuỷu tay đúng độ cao.
-Khi đánh tay ra phía sau không đánh sang 2 bên
-Không nân đùi,phải giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi.
-Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù,không nói chuyện, cười đùa.
 Động tác đứng lại .
-Ý nghĩa : nghiêm chỉnh trật tự, thống nhất giữ được đội hình.
-Khẩu lệnh: “Đứng lại –Đưng “ khi đang đi đều người chủi huy hô:”Đứng lại” dự lệnh , “Đứng là động lệnh khi chân phải bước xuống.
-Nghe dứt động lệnh :”Đứng” thực hiện 2 cử động :
+Cử động 1:Chân trái bước lên 1 bước, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22độ 30 phút .
+Cử động 2: chân phải đưa lên ,đặt hai gót chân sát vào nhau , đồng thời 2 tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
Chú ý:
- nghe dứt dự lệnh không đứng nghiêm ngay.
- chân phải đưa lên không đưa ngang dập gót.
Động tác đổi chân khi đang đi đều
-Ý nghĩa: Thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy, khi đang đi đều thấy mình đi sai nhịp đi của phân đội thì phải đổi chân.
-Động tác đổi chân thực hiện 3 cử động
+Cử động 1: Chân trái bước lên một bước vẫn đi đều.
+Cử động 2: chân phải bước leen một bước ngắn (bước đệm ) đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước một bước ngắn, hai tay giữ nguyên
+Cử động 3: chân phải bước lên phối hợp vớ đánh tay đi theo nhịp thống nhất
Chú ý :
-Khi thấy mình đi sai phải đổi chân ngay
-Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô.
 ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG GIẬM CHÂN
 Động tác giậm Chân 
-Ý nghĩa: Điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.
-Khẩu lệnh:”giậm chân –giậm”
-Nghe dứt động lệnh “giậm”, thực hiện 2 cử động :
+Cử động 1 : Chân trái nâng lên, cách mặt đất 20 cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh về sau như khi đi đều
+Cử động 2: Chân trái giậm xuống, chân phải nâng lên, tay trái đánh lên, tay phải đánh về phía sau. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 110 bước/phút.
Chú ý :
-Không nghiêng người, không lắc vai, không nối chuyện  ... “Đứng lại –Đứng” và động lệnh “Đứng “ khi chân phải giậm xuống .
-Nghe dứt động lệnh “ Đứng “, thực hiện hai cử động :
+Cử động 1 : chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,5º ,chân phải nâng lên ( như cử động 2 động tác giậm chân).
+ Cử động 2: chân phải đạt xuống để hai gót chân sát nhau, đồng thời 2 tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
 Động tác đổi chân khi đang giậm Chân 
-Ý nghĩa: Để thống nhất nhịp chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của nghười chỉ huy, hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy sai thì phải đổi chân ngay
-Động tác đổi chân làm 3 cử động :
- Cử động 1: Chân trái giậm tiếp 1 bước
-Cử động 2: Chân phải giậm tiếp 2 bước ( tại chỗ) hai tay giữ nguyên .
-Cử động 3 : Chân trái giậm xuống kết hợp đánh hai tay, rồi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất.
 ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN CHUYỂN THÀNH ĐI ĐỀU VÀ NGƯỢC LẠI
Động tác giậm chân chuyển thành đi đều
-Khẩu lệnh : “Đi đều –Bước “, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm xuống.
-Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh “Bước “, chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều
-Khẩu lệnh :”giậm chân –giậm ,người chỉ huyhoo dự lệnh “ giậm –chân “và động lệnh giậm khi chân phải bước xuống
-Đang đi đều, nghe dứt động lệnh”giậm “chân trái bước lên một bước rồi dừng lại , chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giập chân tại chỗ theo nhịp thống nhất
* LUYỆN TẬP
-Phổ biến kế hoạch luyện tập và hướng dẫn nội dung luyện tập
-tổ chức và phương pháp luyện tập
-Vị trí luyện tập của từng bộ phận
-Kí tín trong quá trình luyện tập: còi và khẩu hiệu: 1 hồi còi là bắt đầu tập. 2 hồi còi là dừng tập và sửa .
* Kết thúc luyện tập:
Tập hợp lớp học thành 4 hàng ngang.
Củng cố nội dung tiết học.
Dặn dò học sinh xem trước nội dung tiếp theo của bài.
ĐỘNG TÁC TIẾN, LÙI, QUA PHẢI, QUA TRÁI
- Ý nghĩa: di chuyển vị trí ở cự li ngắn và để điều chỉnh đội hình được trật tự thống nhất
Tiến, lùi
 Khẩu lệnh : “ Tiến (lùi) X bước –Bước “
-Khi tiến : nghe dứt động lệnh bước “ Bước”, chân trái bước lên cách chân phải 60 cm thân trên vẫn ở tư thế nghiêm ; chân phải bước tiếp cách chân trái 60 cm . Cứ như vậy, hai chân bước đủ số bước thì chân phải bước lên thành tư thế đứng nghiêm
-Khi lùi : nghe dứt động lệnh “ BƯỚC” chân trái lùi một bước về sau cách chân phải 60cm, thân trên vẫn ở tư thế nghiêm ; chân phải lùi tiếp cách chân trái 60 cm. Cứ như vậy hai chân bước lùi đủ số bước thì chân phải đưa về thành tư thế đứng nghiêm
 Qua phải, qua trái
-Khẩu lệnh :
“ Qua phải (trái)X bước –Bước”.
Nghe dứt động lệnh “ Bước “ chân phải ( trái ) mỗi bước chân rộng bằng vai ( tính từ mếp ngoài của 2 chân ), sau đó chân trái (phải) đưa về thành tư thế đứng nghiêm rồi tiếp tục bước, bước đủ số bước quy định thì đứng lại thành tư thế đứng nghiêm
Chú ý :
-Khi bước người phải ngay ngắn.
-Không nhìn xuống để bước .
ĐỘNG TÁC NGỒI XUÔNG, ĐỨNG DẬY
 Ngồi xuống
-Ý nghĩa : vận dụng để học tập , nghe nói ở ngoài bãi tập được trật tự, thống nhất
-Khẩu lệnh : “ Ngồi xuống “.
-Nghe dứt động lệnh “ Ngồi xuống “ , thực hiện 2 cử động :
+cử động 1 : chân phải bước chéo qua chân trái , gót chân phải đặt ngang ½ bàn chân trái
+cử động 2 : Người từ từ ngồi xuống , hai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai , hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay, khi mỏi tay thì đổi
 Đứng dậy
-Khẩu lệnh :  “Đứng dậy’ “
-Nghe dứt động lệnh “ Đứng dậy” Thực hiện 2 cử động :
+ Cử động 1 : hai chân bắt chéo nhau như khi ngồi xuống , hai tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước ), cổ tay thẳng , phối hợp với 2 chân đẩy người đứng dậy
+Cử động 2 : chân phải đưa về sát gót chân trái thành tư thế đứng nghiêm
Chú ý :
Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí
Đứng dậy không cúi người , không chống tay về trước
 ĐỘNG TÁC CHẠY ĐỀU, ĐỨNG LẠI
 Động tác chạy đều
-Ý nghĩa :Để di chuyển ở cự li xa ( trên 5 bước) được nhanh chóng và trật tự ,thống nhất.
-Khẩu lệnh : ‘chạy đều-chạy’ -Nghe dự lệnh ‘chạy đều’ , hai bàn tay nắm lại , đầu ngón tay cái đặt lên đốt thứ 2 của ngón tay giữa , hai tay co lên sát sườn , cổ tay ngang thắt lưng , lòng bàn tay úp vào trong ,toàn thân vẫn thẳng, người hơi ngả về trước, mắt nhìn thẳng, sức nặng toàn thân dồn vào hai mũi bàn chân ( không kiễng)
-Nghe dứt động lệnh ‘chạy’ thực hiện 2 cử động :
+Cử động : Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên một bước cách chân phải 75cm , đặt mũi bàn chân xuống đất , sức nặng toàn thân dồn vào chân trái , đồng thời tay phải đánh ra phía trước , cẳng tay đưa hơi chếch về thân người (nắm tay thẳng với khuy áo túi ngực ), khuỷu tay không quá thân người , tay trái đánh về phía sau , nắm tay không quá thân người
+Cử động 2 : chân phải bước lên một bước cách chân trái 75 cm ; tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh về phía sau như tay trái. Cứ như vậy, chân nọ, tay kia phối hợp nhịp nhàng chạy với tốc độ 170 bước / phút
Chú ý :
-Không chạy bằng cả bàn chân .
-Tay đánh ra phía trước đúng độ cao, không ôm bụng .
 Động tác đứng lại
-Ý nghĩa : để đừng lại trật tự thống nhất mà vẫn giữ được đội hình
- Khẩu lệnh : ‘ Đứng lại –Đứng’ . khi đang chạy đều người chỉ huy hô dự lệnh ‘ Đứng lại’  và động lệnh ‘  đứng’  khi chân phải bước xuống
- Nghe dứt động lệnh ‘Đứng’, thực hiện 4 cử động :
+ Cử động 1 :1chân trái bước lên một bước thứ nhất, vẫn chạy đều.
+ Cử động 2 : chân phải bước lên bước thứ 2 vẫn chạy đều như giảm tốc độ.
+ Cử động 3 : chân trái bước lên bước thứ 3 thì dừng lại, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,5º , tay vẫn đánh.
+Cử động 4 : chân phải bước lên đặt sát gót chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
* LUYỆN TẬP
-Phổ biến kế hoạch luyện tập và hướng dẫn nội dung luyện tập .
-Tổ chức và phương pháp luyện tập
-Vị trí luyện tập của từng bộ phận
- kí tín ,ám hiệu trong quá trình luyện tập. 1 hồi còi bắt đầu tập, 2 hồi còi là dừng tập và sửa tập.
* Kết thúc luyện tập
Tập hợp lớp học thành 4 hàng ngang.
Củng cố nội dung tiết học.
Dặn dò học sinh xem trước nội dung tiếp theo của bài.
LUYỂN TẬP
1. Động tác nghiêm
2. Động tác nghỉ
3. Động tác quay tại chỗ.
4. Động tác chào
5. Động tác đi đều, đứng lại, giậm chân, đổi chân khi đang đi đều.
6. Động tác giậm chân đứng lại đổi chân khi đang giậm chân
7. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại
8. Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái.
9. Động tác ngồi xuống, đứng dậy.
10. Ñoäng taùc chaïy ñeàu, ñöùng laïi
-Vị trí luyện tập: sân trường bãi tập
- Kí tín ,hiệu: Còi và khẩu hiệu, 1 hồi còi là bắt đầu tập, 2 hồi còi là dừng tập và sửa tập.
45ph
5ph
5ph
5ph
5ph
2ph
3 ph
5ph
5ph
10ph
5ph
45ph
10ph
10ph
10ph
10ph
5ph
45ph
10ph
10ph
10ph
10ph
5ph
45ph
Thuyết trình, phân tích,làm động tác mẫu gồm 3 bước:
Bước1: Làm nhanh
Bước 2: Làm chậm có phân tích
Bước 3: Làm tổng hợp
Thuyết trình, phân tích làm động tác mẫu theo 3 bước:
Bước 1: làm nhanh
Bước 2: Làm chậm có phân tích.
Bước 3: làm tổng hợp
- Tập chung lớp thành 4 hàng ngang để lên lớp. Giáo viên giới thiệu và làm mẫu động tác theo 3 bước:
Bước 1: làm nhanh
Bước 2: Làm chậm có phân tích.
Bước 3: làm tổng hơp
Giáo viên giới thệu và làm mẫu động tác theo 3 bước:
Bước 1: làm nhanh
Bước 2: làm chậm có phân tích
Bước 3: làm tổng hợp
- Hết thời gian GV tập trung lớp học.
- Giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung.
- Nhận xét buổi học.
GV giới thiệu động tác qua 3 bước :
Bước 1: làm nhanh động tác
Bước 2: làm chậm có phân tích
Bước 3: làm tổng hợp.
-nêu các điểm chú ý động tác cho hoc sinh 
GV giới thiệu động tác qua 3 bước :
Bước 1: làm nhanh động tác
Bước 2: làm chậm có phân tích
Bước 3: làm tổng hợp.
-nêu các điểm chú ý động tác cho hoc sinh 
GV giới thiệu động tác qua 3 bước :
Bước 1: làm nhanh động tác.
Bước 2: làm chậm có phân tích.
Bước 3: làm tổng hợp.
- Hết thời gian GV tập trung lớp học.
- Giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung.
- Nhận xét buổi học.
GV giới thiệu và làm động tác mẫu theo 3 bước:
Bước1: làm nhanh
Bước 2: làm chậm và phân tích
Bước 3; làm tổng hợp
Gv giới thiệu và làm mẫu động tác theo3 bước:
Bước 1: làm nhanh
Bước 2: làm chậm và phân tích
Bước 3: làm tổng hợp
Gv giới thiệu và thực hiện động tác mẫu theo 3 bước;
Bước 1:làm nhanh
Bước 2: làm chậm và phân tích
Bước 3: làm tổng hợp
Nêu các điểm chú ý cho học sinh hiểu
- Hết thời gian GV tập trung lớp học.
- Giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung.
- Nhận xét buổi học
- Triển khai và duy trì luyện tập.
- Đôn đốc luyện tập và sửa sai cho học sinh.
Lắng nghe, quan sát và thực hành động tác 1 cách thành thục 
- Quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện động tác. Luyện tập
-Quan sát kỹ và luyện tập
HS chú ý
Quan sát động tác ,lăng nghe các bài giảng của giáo viên
- Lớp tập trung .
-Hs nếu có thắc mắc hỏi trực tiếp giáo viên,lắng nghe giáo viên giải đáp
- Chú ý quan sát giáo viên làm mẫu. Thực hiện động tác. Luyện tập
Lắng nghe
- Quan sát động tác mẫu của giáo viên và thực hiện động tác. Luyện tập
-Quan sát giáo viên làm mẫu, thực hiện động tác và luyện tập
- Lớp tập trung .
-Hs nếu có thắc mắc hoir trực tiếp giáo viên,lắng nghe giáo viên giải đáp
Lắng nghe và quan sát động tác mẫu của GV , thực hiện động tác và luyện tập
Chú ý quan sát động tác của giáo viên.
Thực hiện động tác và luyện tập
Quan sát động tác mẫu của giáo viên và thực hiện động tác
- Lớp tập trung .
-Hs nếu có thắc mắc hỏi trực tiếp giáo viên,lắng nghe giáo viên giải đáp
- hình dung lại động tác và thực hiện luyện tập theo sự phân công của giáo viên
SGK GDQP-AN Lớp 10, mũ cối hoặc kêpi, trang phục 
SGK GDQP-AN 10, trang phục: mũ cứng hoặc mũ kepi
SGK GDQP-AN 10, trang phụcđúng quy định
- Còi và sách giáo khoa., trang phục đầy đủ đúng quy định
SGK GDQP-AN Lớp 10, mũ cối hoặc kêpi, trang phục
Sách giáo khoa bài, trang phục theo quy định của môn học.
SGK GDQP-AN 10, trang phục theo đúng quy định
Sgk GDQPAN 10, trang phục theo quy định
Sgk GDQPAN 10, trang phục đúng quy định
Sgk GDQPAN 10, trang phục theo quy định
PHẦN 3 : TỔNG KẾT.
Hệ thống nội dung đã dậy trong bài
- Giáo viên gọi 1 tiểu đội ra thực hiện động tác, các tiểu đội quan sát và nhận xét đóng góp.
-Giáo viên chốt lại những động tác đúng, sai.
2. Nhận xét đánh giá kết quả bài học.
- Số học sinh tham gia học tập, thái độ học tập, chấp hành quy chế, giời giấc.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác nghiêm , nghỉ quay tại chỗ.
Câu 2: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện động tác chào.
Câu 3: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện động tác đi đều , đổi chân khi đang đi và đứng lại.
Câu 4: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác giậm chân, đổi chân khi đang giậm chân, đứng lại , giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại.
Câu 5: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến , lùi qua phải qua trái ngồi xuống, đứng dậy.
Câu 6: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác chạy đều, đứng lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_10_bai_doi_ngu_tu.doc