Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 11 - Bài: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC - Nguyễn Thị Hà

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 11 - Bài: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC - Nguyễn Thị Hà

Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY

I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

 Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về súng tiểu liên AK làm cơ sở cho việc học tập, giữ gìn và bảo vệ súng.

2.Kỹ năng:

 Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, khái quát, tổng hợp. Biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu lien AK hoặc súng trường CKC

3.Thái độ:

 Có thái độ yêu quý, giữ gìn súng đảm bảo an toàn cho người và vũ khí trong học tập và chiến đấu.

II/ NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Cấu trúc nội dung

Bài học gồm 3 phần:

- Súng tiểu liên AK

- Súng trường CKC

- Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn

2. Nội dung trọng tâm

Súng tiểu liên AK và súng trường CKC

III/ THỜI GIAN

Tổng số: 4 tiết

- Tiết 1: Mục I. Súng tiểu liên AK

- Tiết 2: Mục II. Súng trường CKC

 Mục III. Quy tăc sử dụng và bảo ảo quản súng đạn.

- Tiết 3+4: Luyện tập

 + Cấu tạo súng tiểu liên AK, súng trường CKC và đạn K56

 + Tháo, lắp súng tiểu liên AK và súng trường CKC

IV/ PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên

- Giảng giải, giới thiệu nội dung, cấu tạo, mô phỏng trên hình ảnh hoặc súng thật

- Làm mẫu động tác tháo, lắp súng theo 3 bước: là nhanh, làm chậm, làm tổng hợp

2. Học sinh

- Ghi chép,lắng nghe giáo viên giảng bài.

- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên

V/ ĐỊA ĐIỂM

Phòng học, bãi tập

 

docx 17 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 11 - Bài: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Trung Tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2
----- @&? -----
Môn: Giáo dục quốc phòng-An ninh
BÀI GIẢNG
GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK 
VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
Đối tượng: Học sinh lớp 11
	 Biên soạn: Nguyễn Thị Hà
	 Chức vụ: Sinh viên
	 Đơn vị: K39 GDQP-AN
Hà Nội 2015
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I/ MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
	Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về súng tiểu liên AK làm cơ sở cho việc học tập, giữ gìn và bảo vệ súng.
2.Kỹ năng: 
	Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, khái quát, tổng hợp. Biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu lien AK hoặc súng trường CKC
3.Thái độ: 
	Có thái độ yêu quý, giữ gìn súng đảm bảo an toàn cho người và vũ khí trong học tập và chiến đấu. 
II/ NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
Cấu trúc nội dung
Bài học gồm 3 phần:
Súng tiểu liên AK
Súng trường CKC
Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn
Nội dung trọng tâm
Súng tiểu liên AK và súng trường CKC
III/ THỜI GIAN
Tổng số: 4 tiết
Tiết 1: Mục I. Súng tiểu liên AK
Tiết 2: Mục II. Súng trường CKC
	 Mục III. Quy tăc sử dụng và bảo ảo quản súng đạn.
Tiết 3+4: Luyện tập
	+ Cấu tạo súng tiểu liên AK, súng trường CKC và đạn K56
	+ Tháo, lắp súng tiểu liên AK và súng trường CKC
IV/ PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên
Giảng giải, giới thiệu nội dung, cấu tạo, mô phỏng trên hình ảnh hoặc súng thật
Làm mẫu động tác tháo, lắp súng theo 3 bước: là nhanh, làm chậm, làm tổng hợp
2. Học sinh 
- Ghi chép,lắng nghe giáo viên giảng bài.
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên
V/ ĐỊA ĐIỂM
Phòng học, bãi tập
VI/ VẬT CHẤT
Giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, súng AK, súng trường CKC, đạn K56, tham khảo tài liệu liên quan.
Học sinh
Vở ghi, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Tiết 1: Súng tiểu liên AK
S
T
T
Nội dung
TG
Phương Pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
Hoạt động 1: Tiến hành lên lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới: Súng tiểu liên AK
5’
- Giáo viên: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Giới thiệu bài mới 
- 
2
Hoạt động 2: Tổ chức giảng dạy
II. SÚNG TRƯỜNG CKC: 
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu:
- Súng trường CKC chỉ bắn được phát một, được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch, súng còn có lê để đánh gần.
- Súng dùng kiểu đạn 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc 1956 do Trung Quốc sản xuất - Gọi chung là K56. Có các loại đầu đạn: thường, vạch đường, xuyên cháy, cháy. Kẹp đạn chứa được 10 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 1000m.
- Tầm bắn thẳng: mục tiêu cao 0,5m là 350m, mục tiêu cao 1,5m là 525m. 
- Tầm bắn hiệu quả:400m; hỏa lực tập trung: 800m; bắn máy bay, quân dù: 500m.
- Tốc độ đầu đạn:735 m/s.
- Khối lượng của súng: 3,75 kg, khi đủ đạn 3,9 kg.
5’
GV: Yêu cầu từng nhóm học sinh tìm hiểu SGK và trình bày tính năng chiến đấu của súng. 
GV: Chỉnh lí và bổ sung. 
HS: - Tìm hiểu SGK và cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác bổ sung.
HS: Ghi chép.
- GV
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu có liên quan.
Súng tiểu liên AK. Tranh súng tiểu liên AK.
- HS
Vở ghi, Sách giáo khoa
2. Cấu tạo của súng: 
 Súng trường CKC có 12 bộ phận chính:
1. Nòng súng: định hướng bay cho đầu đạn.
2. Bộ phận ngắm: gồm đầu ngắm và thước ngắm.
 Tác dụng: để ngắm bắn vào các mục tiêu có cự li khác nhau.
3. Hộp khoá nòng và nắp hộp khóa nòng: 
- Hộp khóa nòng: để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khóa nòng chuyển động. 
- Nắp hộp khóa nòng: che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khóa nòng.
4. Bệ khoá nòng:
 Bệ khoá nòng: làm cho khóa nòng và bộ phận cò hoạt động.
5. Khoá nòng: để đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khoá nòng, làm đạn nổ, kéo vỏ đạn ra ngoài.
6. Bộ phận đẩy về: để đẩy bệ khóa nòng về trước và giữ hộp khoá nòng. 
7. Bộ phận cò: giữ búa ở tư thế giương, định cách bắn liên thanh hay phát một.
8. Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy:
- Thoi đẩy và cần đẩy truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi.
9. Ống dẫn thoi và ốp lót tay:
- Ống dẫn thoi: dẫn thoi chuyển động.
- Ốp lót tay: để giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn.
10. Báng súng: để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn. 
11. Hộp tiếp đạn: để chứa đạn và tiếp đạn.
12. Lê: dùng đánh gần, dùng để cắt, cưa thay dao, kéo.
5’
GV: Dùng tranh vẽ phối hợp với những bộ phận của súng thật để giới thiệu từng bộ phận của súng và tính năng của từng bộ phận. 
HS: Lắng nghe, theo dõi và ghi chép.
Súng tiểu liên AK. Tranh súng tiểu liên AK.
3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
Mở khóa an toàn, lên đạn, bóp cò, mặt búa đập vào đuôi kim hỏa, kim hỏa lao về trước Muốn bắn tiếp phải nhả cò rồi lại bóp cò.
5’
GV: Trình bày cho học sinh phần này
HS: Lắng nghe, ghi chép.
Đạn K56.
4. Tháo và lắp đạn:
a, Lắp đạn:
 - Lắp đạn vào kẹp đạn: Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn lắp từng viên vào kẹp sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp với gờ của 2 thành kẹp đạn, lắp đủ 10 viên. 
- Lắp kẹp đạn vào súng: Tay phải nắm tay kéo bệ kháo nòng kéo về sau cho đến khi lẫy báo hết đạn, giữ bệ khóa nòng lại. Lắp kẹp đạn và khe lắp kẹp đạn, ấn đạn vào hộp tiếp đạn rồi rút kẹp đạn ra.
b, Tháo đạn:
 - Tháo đạn ra khỏi kẹp đạn: Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.
- Tháo đạn ra khỏi súng: Tay trái giữ súng, ngón tay cái hoặc tay trỏ ấn vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, mở nắp hộp tiếp đạn, lấy đạn ra.
10’
GV: Tiến hành tháo và lắp đạn theo 2 bước:
- Làm nhanh không phân tích.
- Làm chậm có phân tích. 
GV: Đưa đạn và hộp tiếp đạn cho học sinh để học sinh thực hiện. 
HS: Theo dõi giáo viên thực hiện.
HS: Tiến hành tháo và lắp đạn.
Đạn K56, hộp tiếp đạn.
5. Tháo và lắp súng thông thường:
- Tháo súng: mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng, tháo ống phụ tùng, tháo thông nòng, tháo nắp hộp khoá nòng, tháo bộ phận đẩy về, tháo bệ khoá nòng và khoá nòng, tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.
- Lắp súng: làm ngược lại quá trình tháo (bộ phận nào tháo sau thì lắp trước).
10’
GV:T iến hành tháo và lắp theo 2 bước:
- Làm nhanh không phân tích.
- Làm chậm có phân tích.
HS: Theo dõi.
Súng tiểu liên AK.
3
Hoạt động 3: Tổng kết bài
5’
- Giáo viên: Củng cố bài học. Cho bài tập về nhà. Dặn dò học sinh xem trước. Nhận xét giờ học
- Học sinh: Lắng nghe
Tiết 2: Súng trường CKC và quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn.
S
T
T
Nội dung
TG
Phương Pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
Hoạt động 1: Tiến hành lên lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới: Súng trường CKC
5’
- Giáo viên: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới 
2
Hoạt động 2: Tổ chức giảng dạy
I/ SÚNG TIỂU LIÊN AK: 
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu:
- Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS, được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch, súng còn có lê để đánh gần.
- Súng tiểu liên AK dùng kiểu đạn 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc 1956 do Trung Quốc sản xuất-Gọi chung là K56. Có các loại đầu đạn: thường, vạch đường, xuyên cháy, cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 800 (AK thường), 1000m (AK cải tiến).
- Súng có thể bắn phát một hoặc liên thanh.
+ Phát một: 40 phát/phút.
+ Liên thanh: 100 phát/phút.
- Tầm bắn thẳng: mục tiêu cao 0,5m là 350m, mục tiêu cao 1,5m là 525m. 
- Tầm bắn hiệu quả: 400m; hỏa lực tập trung: 800m; bắn máy bay, quân dù: 500m.
- Tốc độ đầu đạn: 710m/s.
- Khối lượng súng: 3,8 kg, khi đủ đạn tăng 0,5 kg.
GV: Yêu cầu từng nhóm học sinh tìm hiểu SGK và trình bày tính năng chiến đấu của súng. 
HS: - Tìm hiểu SGK và cử đại diện trình bày
 - Các nhóm khác bổ sung.
- GV
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu có liên quan.
- HS
Vở ghi, Sách giáo khoa
Súng trường CKC, tranh súng trường CKC.
2. Cấu tạo của súng:
1. Nòng súng: định hướng bay cho đầu đạn.
2. Bộ phận ngắm: gồm đầu ngắm và thước ngắm.
 Tác dụng: để ngắm bắn vào các mục tiêu có cự li khác nhau.
3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng: 
- Hộp khóa nòng: để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khóa nòng chuyển động. 
- Nắp hộp khóa nòng: che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khóa nòng.
4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy:
- Bệ khoá nòng: làm cho khóa nòng và bộ phận cò hoạt động.
- Thoi đẩy: chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khóa nòng lùi.
5. Khóa nòng: để đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khoá nòng, làm đạn nổ, kéo vỏ đạn ra ngoài.
6. Bộ phận cò: giữ búa ở tư thế giương, định cách bắn liên thanh hay phát một.
7. Bộ phận đẩy về: để đẩy bệ khóa nòng về trước và giữ hộp khoá nòng.
8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay:
- Ống dẫn thoi: dẫn thoi chuyển động.
- Ốp lót tay: bảo vệ tay khi bắn.
9. Báng súng và tay cầm: để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn. 
10. Hộp tiếp đạn: để chứa đạn và tiếp đạn
11. Lê: dùng đánh gần, dùng để cắt, cưa thay dao, kéo.
GV: Dùng tranh vẽ phối hợp với những bộ phận của súng thật để giới thiệu từng bộ phận của súng và tính năng của từng bộ phận
HS: Lắng nghe, theo dõi và ghi chép.
Súng trường CKC, tranh súng trường CKC.
3. Cấu tạo đạn K56:
- Vỏ đạn: chứa thuốc phóng, hạt lửa, đầu đạn.
- Hạt lửa: để phát lửa đốt cháy thuốc phóng.
- Thuốc phóng: để sinh ra áp lực đẩy đầu đạn bay.
- Đầu đạn: tiêu diệt sinh lực địch. Có các loại đầu đạn:
+ Đầu đạn thường.
+ Đầu đạn vạch đường.
+ Đầu đạn xuyên cháy.
+ Đầu đạn cháy.
GV: Trình bày cho học sinh phần này. 
HS: Lắng nghe, ghi chép.
Súng trường CKC
4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
- Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập và kim hỏa nếu giữ cò thì súng tiếp tục nổ cho đến khi hết đạn.
- Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn phát một, lên đạn, bóp cò, mặt búa đập và kim hỏa... súng ở tư thế sẵn sàng bắn tiếp, muốn bắn tiếp phải nhả cò rồi bóp cò.
5. Tháo và lắp đạn:
a, Lắp đạn:
 Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải, đặt viên đạn vào cửa hộp tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn sát thành sau của hộp tiếp đạn. Lắp đủ 30 viên sẽ thấy đáy viên đạn ở lỗ kiểm tra.
b, Tháo đạn:
 Tay trái cầm hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay vào trong. Tay phải dùng đầu ngón tay cái hoặc viên đạn khác đẩy vỏ đạn về trước, cứ như vậy đến khi hết đạn.
GV: Tiến hành tháo và lắp đạn theo 2 bước:
- Làm nhanh không phân tích.
- Làm chậm có phân tích. 
GV: Đưa đạn và kẹp đạn cho học sinh để học sinh thực hiện. 
HS: Theo dõi giáo viên thực hiện.
HS: Tiến hành tháo và lắp đạn.
6. Tháo và lắp súng thông thường:
- Tháo súng: tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng, tháo ống phụ tùng, tháo thông nòng, tháo nắp hộp khoá nòng, tháo bộ phận đẩy về, tháo bệ khoá nòng và khoá nòng, tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
- Lắp súng: làm ngược lại quá trình tháo (bộ phận nào tháo sau thì lắp trước).
GV: Tiến hành tháo và lắp súng theo 2 bước:
- Làm nhanh không phân tích.
- Làm chậm có phân tích. 
HS: Theo dõi giáo viên thực hiện.
Súng trường CKC
III/ QUY TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SÚNG ĐẠN
1.Quy tắc sử dụng súng, đạn.
- Khi mượn súng để tập luyện phải có giáo viên phụ  trách , không để học sinh tự ý mượn.
-Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng thực hiện đúng quy định.
-Cấm sử dụng súng để đùa nghịch hay chía súng vào người khác bóp cò.
-Chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên
-Cấm đẻ đạn thật lẫn vào đạn tập,khi giảng không dùng đạn thật để là động tác
-Khi bắn đận thật  phải chấp hành các quy định bảo đảm an toàn,bắn xong phải lau chùi bảo quản súng theo đúng chế độ.
2. Quy tắc lau chùi bảo quản súng
- Súng phải để nơi khô ráo sạch sẽ, không đẻ bụi bẩn nưíưc ,nắng hắt vào
- Không được làm rơi súng đạn ,không được dùng súg làm gậy chống,làm đòn khiêng gánh, không ngồi lên súng...chỉ được vận chuyển súng đạn khi được bao gói cẩn thận
- Hằng ngày sau khi học tập , công tác phải lau sạch súng ,hằng tuần phải thoá lắp thông thường để lau chùi bôi dầu mỡ vào các bộ phận của súng
- Phải  thường xuyên kiểm tra ,lau chùi bảo quản súng  đạn theo chế độ,thấy súng đạn mất phải báo ngay cho người có trách nhiệm
3
Hoạt động 3: Tổng kết bài
5’
- Giáo viên: Củng cố bài học. Cho bài tập về nhà. Dặn dò học sinh xem trước bài mới. Nhận xét giờ học
- Học sinh: Lắng nghe
Tiết 3: Luyện tập
S
T
T
Nội dung
TG
Phương Pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
Hoạt động 1: Tiến hành lên lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới: 
5’
- Giáo viên: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới 
- Học sinh lắng nghe
2
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
I. GIÁO VIÊN THÁO LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
Tiến hành tháo lắp súng AK và CKC
35’
GV: Tiến hành tháo và lắp súng theo 2 bước:
- Làm nhanh không phân tích.
- Làm chậm có phân tích. 
HS: Theo dõi giáo viên thực hiện
Súng tiểu liên AK, CKC
II. HỌC SINH TIẾN HÀNH THÁO LẮP
GV: Quan sát, theo dõi sửa sai.
HS: Tiến hành tháo lắp.
Súng tiểu liên AK, CKC
3
Hoạt động 3: Tổng kết bài
5’
- Giáo viên:. Nhận xét giờ học
- Học sinh: Lắng nghe
Tiết 4: Luyện tập
S
T
T
Nội dung
TG
Phương Pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
1
Hoạt động 1: Tiến hành lên lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới: 
5’
- Giáo viên: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
- HS: Theo dõi giáo viên thực hiện
2
Hoạt động 2: Tổ chức giảng dạy
I. GIÁO VIÊN THÁO LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
Tiến hành tháo lắp súng AK và CKC
35’
GV: Tiến hành tháo và lắp súng theo 2 bước:
- Làm nhanh không phân tích.
- Làm chậm có phân tích.
HS: Theo dõi giáo viên thực hiện
Súng tiểu liên AK, CKC
II. HỌC SINH TIẾN HÀNH THÁO LẮP
GV: Quan sát, theo dõi sửa sai.
HS: Tiến hành tháo lắp.
3
Hoạt động 3: Tổng kết bài
5’
- Giáo viên: Củng cố bài học.. Dặn dò học sinh xem trước. Nhận xét giờ học
- Học sinh: Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_11_bai_gioi_thieu.docx