Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 12 - Bài: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 12 - Bài: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết

I.MỤC TIÊU YÊU CẦU

1.Mục đích

-trang bị cho học sinh,thanh niên những kiến thức cần thiết về tổ chức QĐ và CANDVN biết và nắm được chức năng, nhiệm vụ chính của 1 số tổ chức cơ bản trong QĐ và CANDVN

a.về kiến thức

- Hiểu được chức năng nhiệm vụ chính của 1 số tổ chức cơ bản trong quân đội, công an

b. Về kỹ năng

- Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐ, CA

c.Về thái độ

-Có thái độ học tập tốt,hiểu đúng,đủ nội dung của bài xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng quân đội, công an vững mạnh

2. yêu cầu

 Hiểu và phân biệt được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐ và CANDVN với các tổ chức khác có mang cấp hiệu, phù hiệu. Xây dựng ý thức trân trọng và bảo vệ quân đội

 II. Nội dung và trọng tâm

1. Nội dung: Gồm 2phần chính

a. Tổ chức QĐNDVN

b. Hệ thống tổ chức của QĐNDVN

2. Trọng tâm

- Tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐNDVN

III. Thời gian

 -Tổng số 3 tiết

 -Tiết 1, 2: Quân đội nhân dân VN

 - Tiết 3: Công an nhân dân VN

IV. Tổ chức và phương pháp

1. Tổ chức

- Lên lớp lý thuyết theo lớp

- Trao đổi giáo viên, học sinh ở lớp

2. Phương pháp

- Giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, minh họa, thông qua tư liệu

- Học sinh: ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra

 

docx 14 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 12 - Bài: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Trung Tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2
----- @&? -----
Môn: Giáo dục quốc phòng-An ninh
BÀI GIẢNG
TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đối tượng: Học sinh lớp 12
	 Biên soạn: Nguyễn Thị Tuyết
	 Chức vụ: Sinh viên
	 Lớp: K39 GDQP-AN
Hà Nội 2015
Phần 1: Ý định bài giảng
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
1.Mục đích
-trang bị cho học sinh,thanh niên những kiến thức cần thiết về tổ chức QĐ và CANDVN biết và nắm được chức năng, nhiệm vụ chính của 1 số tổ chức cơ bản trong QĐ và CANDVN 
a.về kiến thức
- Hiểu được chức năng nhiệm vụ chính của 1 số tổ chức cơ bản trong quân đội, công an 
b. Về kỹ năng
- Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐ, CA
c.Về thái độ
-Có thái độ học tập tốt,hiểu đúng,đủ nội dung của bài xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng quân đội, công an vững mạnh
2. yêu cầu
 Hiểu và phân biệt được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐ và CANDVN với các tổ chức khác có mang cấp hiệu, phù hiệu. Xây dựng ý thức trân trọng và bảo vệ quân đội
 II. Nội dung và trọng tâm
Nội dung: Gồm 2phần chính
Tổ chức QĐNDVN
Hệ thống tổ chức của QĐNDVN
Trọng tâm
Tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐNDVN
III. Thời gian
 -Tổng số 3 tiết
 -Tiết 1, 2: Quân đội nhân dân VN
 - Tiết 3: Công an nhân dân VN
IV. Tổ chức và phương pháp
Tổ chức
Lên lớp lý thuyết theo lớp
Trao đổi giáo viên, học sinh ở lớp
Phương pháp
Giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, minh họa, thông qua tư liệu
Học sinh: ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra
 V. Địa điểm
 - Ở trong lớp học
VI. Vật chất
Giáo viên
Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu
Chuẩn bị phương tiện dạy học: Hai bộ quân hàm quân đội và công an, máy chiếu, đĩa VCD về tổ chức quân đội và công an
Học sinh
Đọc trước bài
Sách giáo khoa và vở ghi
Tiết 1: Quân đội nhân dân VN
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
I .Quân đội nhân dân Việt Nam:
 1 .Tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐND VN:
 a. Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam:
 - QĐND của nước CHXHCNVN đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và chỉ huy điều hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
 - QĐND Việt Nam gồm: BĐCL, BĐĐP, BĐBP, lực lượng thường trực và dự bị. Được tổ chức chặc chẽ từ TW đến địa phương.
 b. Hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam:
- Bộ Quốc phòng
- Các cơ quan Bộ Quốc Phòng.
- Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
- Các ban chỉ huy quân sự.
2 .Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong QĐND Việt Nam:
 a. Bộ Quốc phòng:
 - Do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu. Có nhiệm vụ quản lí, chỉ đạo, chỉ huy quân đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 b. Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam:
 - Bộ Tổng tham mưu là cơ quan chỉ huy LLVT quốc gia, bảo đảm trình độ SSCĐ và điều hành các hoạt động trong thời chiến lẫn thời bình.
 c. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong QĐND Việt Nam:
 - Tổng cục chính trị là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân. Có nhiệm vụ đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch, kiểm tra cấp dưới
 d. Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong QĐND Việt Nam:
 - Có chức năng đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân.
 e. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong QĐND Việt Nam:
 - Có chức năng bảo đảm vũ khí, trang bị, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân.
 g.Tổng cục Công nghiệp quốc phòng,cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng trong QĐND Việt nam:
 - Có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị sản xuất trang thiết bị của ngành công nghiệp quốc phòng, bảo đảm cho LLVT thời bình và thời chiến.
 h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng:
 - Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ.
 - Quân đoàn: là đơn vị tác chiến hoặc chiến dịch – chiến thuật.
 - Quân chủng: là bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định.
 - Binh chủng: có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.
 i. Bộ đội Biên phòng:
 - Là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở khu vực biên giới.
10phút
10 phút
15 phút
Gv: giới thiệu khái quát tổ chức của QĐND Việt Nam. (Có thể vẽ sơ đồ để minh họa).
Câu hỏi: 
QĐND Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào và ở đâu? Lúc đầu có tên gọi là gì?
- Thế nào là lực lượng thường trực, thế nào là lực lượng dự bị?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta hiện nay là ai?
- Em hãy cho biết nhiệm vụ chính của Bộ Tổng tham mưu là gì? Và ở nước ta hiện nay do Đồng chí nào đứng đầu?
- Hs: tập trung lắng nghe, ghi chép những nội dung chính; trả lời những câu hỏi Gv đưa ra.
- Phòng học: phấn bảng, khăn lau đầy đủ.
- Tài liệu học sinh tham khảo, trang phục của học sinh
Dùng bảng phụ để trình bày nội dung các cơ quan đơn vị trong quân đội nhân dân Việt Nam
Tiết 2: Quân đội nhân dân VN
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam: 
 a. Những quy định chung
 * Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:
 - K/n: là cán bộ của Đảng và nhà nước Việt nam, hoạt động trong lãnh vực quân sự và được nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng.
 - Sĩ quan được chia làm hai ngạch: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
 - Quân phục, phù hiệu, cấp hiệu của sĩ quan do chính phủ qui định.
 * Hạ sĩ quan và binh sĩ : theo chế độ nghĩa vụ quân sự.
 * Quân nhân chuyên nghiệp: Là quân nhân có trình độ chuyên môn tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội.
 b. Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt nam
 - Sĩ quan QĐNDVN: có 3 cấp 12 bậc.
 + Cấp uý: Thiếu uý, trung uý, thượng uý, đại uý.
 + Cấp tá: Thiếu tá, trung táù, thượng táù, đại tá.
 + Cấp tướng: Thiếu tướng(chuẩn đô đốc), trung tướng( phó đô đốc), thượng tướng(đô đốc), đại tướng.
 - Quân nhân chuyên nghiệp: Có 2 cấp 8 bậc.
 + Cấp uý: Chuẩn uý, thiếu uý, trung uý, thượng uý, đại uý.
 + Cấp tá: Thiếu tá, trung tá, thượng tá.
Hạ sĩ quan: có 3 bậc ( hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ).
Chiến sĩ: có 2 bậc ( binh nhì, binh nhất). 
 c. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam 
15 phút
15 phút
10 phút
Gv: Đưa ra VD hai anh A và B, nhưng mọi người khẳng định anh A là sĩ quan. Vì sao mọi người khẳng định như vậy?
-GV hỏi: Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Được chia làm mấy ngạch?
-HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV: Những người phục vụ trong quân đội như thế nào thì gọi là quân nhân chuyên nghiệp?
-GV: Treo bảng phụ về cấp hiệu của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
-GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấp bậc quân hàm của từng trường hợp, sau đó gọi một vài học sinh lên trình bày.
HS: Xem phần phụ lục quân hiệu,cấp hiệ, phù hiệu từ trang 93 ->105 SGK.
Phòng học: phấn bảng, khăn lau đầy đủ.
- Tài liệu học sinh tham khảo, trang phục của học sinh
Chuẩn bị bảng phụ về cấp hiệu
Tiết 3: Công an nhân dân VN
STT
Nội dung
TG
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
I .Công an nhân dân Việt nam:
 1 .Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt nam:
 a. Tổ chức của Công an nhân dân Việt nam:
 - Công an nhân dân Việt nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
 - Công an nhân dân Việt nam bao gồm: Lực lượng an ninh và lực lượng cảnh sát,được tổ chức từ trung ương đến địa phương.
 b. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt nam:
 - Bộ công an.
 - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
 - Công an các xã, phường, thị trấn.
 2 .Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân Việt nam:
 a. Bộ công an:
 - Do Bộ trưởng đứng đầu. Có nhiệm vụ quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự , an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an.
 b. Tổng cục an ninh: Có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm làm thất bại âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia.
c. Tổng cục cảnh sát: Có nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
d. Tổng cục xây dựng lực lượng: Là cơ quan đảm nhiệm xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong công an.
 e. Tổng cục hậu cần: Là cơ quan đảm bảo về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị cho các lực lượng công an.
 g.Tổng cục tình báo: Là lực lượng hoạt động bí mật cả trong và ngoài nước nhằm ngăn chặn dập tan những âm mưu hành động chống phá của các thế lực thù địch. 
 h. Tổng cục kĩ thuật: Là cơ quan đảm bảo trang bị phương tiện kĩ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an. .
i. Bộ tư lệnh cảnh vệ. 
k. Văn phòng.
l. Thanh tra.
m. Cục quản lí trại giam.
n. Vụ tài chính. 
p. Vụ pháp chế.
q. Vụ hợp tác quốc tế.
r. Công an xã
3. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của công an nhân dân Việt Nam:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
 + Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc.
 + Sĩ quan cấp tá có 4 bậc.
 + Sĩ quan cấp úy có 4 bậc.
 + Hạ sĩ quan có 3 bậc.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật:
 + Cấp tá có 3 bậc.
 + Cấp uý có 4 bậc.
 + Hạ sĩ quan có 3 bậc.
 - Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn:
 + Hạ sĩ quan có 3 bậc.
 + Chiến sĩ có 2 bậc.
10phút
15 phút
10 phút
- Gv: giới thiệu khái quát tổ chức của Công an nhân dân Việt nam. ( Có thể vẽ sơ đồ để minh họa).
Câu hỏi:Công an nhân dân Việt nam được thành lập vào ngày tháng năm nào và ở đâu? Lúc đầu có tên gọi là gì?
-Gv: Cho biết hệ thống tổ chức của công an nhân dân Việt nam?
-Gv: Bộ công an có chức năng nhiệm vụ gì?
-Gv: Em hãy cho biết nhiệm vụ chính của Tổng cục an ninh là gì? 
-Gv: Em hãy cho biết nhiệm vụ chính của Tổng cục cảnh sát là gì? 
- Gv: Em hãy cho biết nhiệm vụ chính của Tổng cục xây dựng lực lượng, hậu cần, tình báo, kĩ thuật là gì? 
- Gv: Hướng dẫn học sinh dựa vào SGK nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của: Bộ tư lệnh cảnh vệ. 
 Văn phòng. Thanh tra. Cục quản lí trại giam.Vụ tài chính. Vụ pháp chế. Vụ hợp tác quốc tế. Công an xã.
- Gv: Dựa vào bảng phụ xác định của sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ?
- Gv: Dựa vào bảng phụ xác định của sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật và hạ sĩ quan chiến sĩ phục vụ có thời hạn?
- Hs: Nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Hs: Nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Hs: tập trung lắng nghe, ghi chép những nội dung chính; trả lời những câu hỏi Gv đưa ra.
- Hs: Dựa vào bảng phụ và SGK trả lời câu hỏi.
- Hs: Dựa vào bảng phụ và SGK trả lời câu hỏi.
Học sinh chú ý lắng nghe,trả lời câu hỏi
Sách giáo khoa GDQPAN lớp 12,tài liệu,tranh ảnh
Sách giáo khoa,tài liệu có liên quan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_12_bai_to_chuc_qu.docx