Tiết 1 + 2 : Các định nghĩa .
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm vec tơ, vec tơ - không, độ dài vec tơ, hai vec tơ cùng phương, hai vec tơ bằng nhau.
- Biết được vec tơ - không cùng phương và cùng hướng với mọi vec tơ.
2. Về kĩ năng:
- Chứng minh được hai vec tơ bằng nhau.
- Khi cho trước điểm A và vec tơ , dựng được điểm B cao cho .
3. Về tư duy: - Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian.
- Biết quy lạ về quen.
4. Về thái độ: - Cẩn thận, chính xác;
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
Chương 1: VEC TƠ -------------- - Các định nghĩa. - Tổng và hiệu của hai vec tơ. - Tích của vec tơ với một số. - Hệ trục tọa độ. Tuần 1 + 2: Tiết 1 + 2 : Các định nghĩa . I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu khái niệm vec tơ, vec tơ - không, độ dài vec tơ, hai vec tơ cùng phương, hai vec tơ bằng nhau. - Biết được vec tơ - không cùng phương và cùng hướng với mọi vec tơ. 2. Về kĩ năng: - Chứng minh được hai vec tơ bằng nhau. - Khi cho trước điểm A và vec tơ , dựng được điểm B cao cho . 3. Về tư duy: - Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian. - Biết quy lạ về quen. 4. Về thái độ: - Cẩn thận, chính xác; - Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 1. Thực tiễn: HS đã biết khái niệm đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng, hình bình hành, 2. Phương tiện:- Chuẩn bị các bảng phụ kết quả mỗi hoạt động, VD. - Thước, compa, bút dạ quang, III. Gợi ý về PPDH: Cơ bản dùng PP gợi mở, vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy. IV. Tiến trình bài học và các hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Nội dung, mục đích, thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1: 1. Khái niệm vec tơ: HĐ1: Vec tơ và tên gọi: Định nghĩa: Vec tơ là 1 đọan thẳng có hướng. + Kí hiệu: (Đọc là “vec tơ AB”. + A: điểm đầu. + B: điểm cuối. + Vec tơ còn kí hiệu là: ,.. khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của nó. VD1: Cho 3 điểm phân biệt không thẳng hàng A, B, C. Hãy đọc tên các vec tơ ( khác nhau) có điểm đầu, điểm cuối lấy trong các điểm đã cho. * GV vẽ 1 đoạn thẳng, từ đó vẽ 1 vec tơ. GV kết luận vec tơ. Gọi HS phát biểu định nghĩa vec tơ. * Cách vẽ ? * GV vẽ các vec tơ tự do * HĐ1:Với 2 điểm phân biệt A, B ta có được bao nhiêu vec tơ có điểm đầu và điểm cuối là A hoặc B? Phân biệt , . * GV dán bảng phụ VD ( Có mấy đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng có mấy vec tơ?) * Phân biệt , ? * Liên hệ thực tế:+ Trong vật lí ta thường gặp các đại lượng như : lực, vận tốc,.. đó là các đại lượng có hướng. + Trong đời sống ta thường dùng vec tơ để chỉ hướng chuyển động. *HS quan sát. HS phát biểu *HS: vẽ đoạn thẳng AB và đánh dấu mũi tên ở đầu mút B * HS quan sát và ghi nhận kiến thức. * , . * HS đọc, ghi và tìm câu trả lời: . có A:điểm đầu,Bđiểm cuối; không chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối. * HS nghe. 2. Vec tơ cùng phương, vec tơ cùng hướng: HĐ2: Kiến thức về vec tơ cùng phương, vec tơ cùng hướng. * Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của 1 vec tơ được gọi là giá của vec tơ đó. * Định nghĩa: Hai vec tơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau. * Hai vec tơ cùng phương thì chúng có thể cùng hướng hoặc ngược hướng VD2: Cho tam giác ABC có M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chỉ ra các vec tơ có điểm đầu, điểm cuối ( không trùng nhau) lấy trong các điểm đã cho mà: a) cùng hướng với ? b) cùng hướng với ? * Nhận xét: Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vec tơ và cùng phương. * GV giới thiệu về giá của 1 vec tơ. * Dán bảng phụ hình vẽ 1.3 SGK. + HĐ2: Nhận xét về vị trí tương đối của các giá của các cặp vec tơ sau: và , và , và + và , và là các cặp vec tơ cùng phương. Hãy nêu định nghĩa 2 vec tơ cùng phương? * Nhận xét hướng đi của và , và ? * VD: Chọn câu trả lời đúng: a) 2 vt đã cp thì phải cùng hướng. b) 2 vt đã ch thì phải cùng phương. c) 2 vt đã cp với vt thứ 3 thì phải ch. d) 2 vt đã ngược hướng với vt thứ 3 thì phải cùng hướng. * GV dán bảng phụ VD, vẽ hình, gọi 2 HS lên bảng, gọi HS nhận xét, GV nhận xét. * Nêu điều kiện cần và đủ để 3 điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng? Giải thích? GV bổ sung, hoàn chỉnh. (có thể là và ; và ) * HĐ3: Khẳng định sau đúng hay sai: Nếu 3 điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng thì và cùng hướng. * HS ghi nhận kiến thức. * HS quan sát để tìm câu trả lời của GV: giá của + và trùng nhau. + và song song nhau + và cắt nhau. HS phát biểu và ghi nhận kiến thức. * và cùng hướng; và ngược hướng. * HS đọc đề và chọn câu trả lời: b), d). * HS đọc, ghi, vẽ hình và tìm câu trả lời, lên bảng, nhận xét kết quả của bạn. a) b) . * và cùng phương. HS giải thích, nhận xét bổ sung. HS: sai. TIẾT 2: 3. Hai vec tơ bằng nhau: HĐ3: Kiến thức về độ dài véc tơ, 2 vec tơ bằng nhau. * Mỗi vec tơ có 1 độ dài, đó là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vec tơ đó. Độ dài của được kí hiệu là: . + Vậy: = AB. + Vec tơ có độ dài bằng 1 gọi là vec tơ đơn vị. * Hai vec tơ và được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu: = . * Chú ý: Khi cho trước vec tơ và điểm O, thì ta luôn tìm được 1 điểm A duy nhất sao cho . * Với 2 điểm pb A, B xác định mấy đoạn thẳng? mấy vec tơ? * Giới thiệu độ dài vec tơ và vec tơ đơn vị. * Nhận xét độ dài véc tơ , ? * VD: Cho hình bình hành ABCD . Nhận xét về phương, hướng, độ dài của các cặp vec tơ sau: a) ; b) . + là 2 vec tơ bằng nhau. Nêu định nghĩa 2 vec tơ bằng nhau? GV bổ sung hoàn chỉnh. + Gọi O là tâm hình bình hành. Tìm các vec tơ bằng vec tơ: . * Cho trước và điểm D, có bao nhiêu điểm C thỏa mãn = ? * HĐ 4: Gọi O là tâm hình lục giác đều ABCDEF. Hãy chỉ ra các vec tơ bằng véc tơ . * 1 đoạn thẳng, 2 vec tơ. * Ghi nhận kiến thức. * = * HS đọc đề, vẽ hình và trả lời: a) Cphương, ch, cùng độ dài. b) Cphương, nh, cùng độ dài. + HS ghi nhận kiến thức và phát biểu định nghĩa. + , . * Duy nhất điểm D. * HS vẽ hình và trả lời: = = . 4. Vec tơ - không: HĐ4: Giới thiệu vec tơ - không. Quy ước: + Vec tơ có điểm đầu và điểm cuối đều là A, kí hiệu là : gọi là vec tơ - không. + Vec tơ - không cùng phương, cùng hướng với mọi vec tơ. + = 0. + Kí hiệu vec tơ - không là . + Vậy: * GV lần lượt giới thiệu. * Trả lời lại câu hỏi ở VD ở mục 1 * HS nghe, hiểu, ghi nhận kiến thức. * Thêm 3 vec tơ - không: . 3. Củng cố: - Nêu các khái niệm cơ bản của bài học? - Mỗi mệnh đề sau đây đúng hay sai? a) Vec tơ là 1 đoạn thẳng. b) Vec tơ - không ngược hướng với mọi vec tơ bất kì. c) Hai vec tơ bằng nhau thì cùng phương. d) Có vô số vec tơ bằng nhau. e) Cho trước vec tơ và điểm O có vô số điểm A thỏa mãn ? 4. Bài tập về nhà: BT 1, 2, 3, 4 trang 7 SGK.
Tài liệu đính kèm: