Giáo án Hình học 10 cơ bản 3 cột

Giáo án Hình học 10 cơ bản 3 cột

CHƯƠNG I VECTƠ

TIẾT 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA

I.MỤc tiêu:

Qua bài học HS cần:

1.Về kiến thức:

-Hiểu được khái niệm vectơ, hai vectơ cùng phương, hai cùng hướng.

2. Về kỹ năng:

- Biết xác định được điểm đầu, điểm cuối của một vectơ, giá, phương, hướng của một vectơ.

-Nhận biết được khi nào hai vectơ cùng phương, cùng hướng; không cùng phương, ngược hướng.

3. Về tư duy và thái độ:

* Về tư duy: Biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

* Về thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi, bước đầu thấy được mối liên hệ giữa vectơ và thực tiễn.

 

doc 90 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1520Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 10 cơ bản 3 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I VECTƠ
TIẾT 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA
I.MỤc tiêu:
Qua bài học HS cần:	
1.Về kiến thức:
-Hiểu được khái niệm vectơ, hai vectơ cùng phương, hai cùng hướng.
2. Về kỹ năng:
- Biết xác định được điểm đầu, điểm cuối của một vectơ, giá, phương, hướng của một vectơ.
-Nhận biết được khi nào hai vectơ cùng phương, cùng hướng; không cùng phương, ngược hướng.
3. Về tư duy và thái độ:
* Về tư duy: Biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
* Về thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi, bước đầu thấy được mối liên hệ giữa vectơ và thực tiễn. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Câu hỏi trăc nghiệm, phiếu học tập, giáo án,
HS: Soạn bài và trả lời các câu hỏi trong các hoạt động của SGK, chuẩn bị bảng phụ.
III. Phương pháp dạy học:
Gợi mở, vấn đáp và kết hợp với điều khiển hoạt đọng nhóm.
IV. Tiến trình bài học:
*Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.
*Bài mới:
GV: Nếu ta xem các hướng bay thảng của máy bay, hướng chạy của xe ôtô,  từ vị trí A đến vị trí B và ta chọn điểm A làm điểm đầu và điểm B làm điểm cuối thì đoạn thẳng AB có hướng từ A đến B. Khi đó ta nói AB là một đoạn thẳng có hướng. Vậy đoạn thẳng hướng AB còn được gọi là gì thì ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Nội dung
HĐ1: (Hình thành khái niệm vectơ )
HĐTP1( ): (Định nghĩa vectơ)
-Đoạn thẳng có hướng như nêu ở trên còn được gọi là vectơ hay nói một cách khác, vectơ là một đoạn thẳng có hướng, đó chính là nội dung định nghĩa của vectơ (Xem ở SGK)
(GV vẽ hình vectơ AB và chỉ ra điểm đầu và điểm cuối)
- Nêu và chỉ ra điểm đầu, điểm cuối, và ký hiệu của một vectơ.
HĐTP 2 ( ): (Bài tập củng cố hướng định nghĩa và hướng của vectơ )
GV yêu cầu HS xem nội dung hoạt động 1 ở SGK và thảo luận, cử đại diện báo cáo.
GV ghi lời giải của các nhóm và gọi HS nhóm khác nhận xét,bổ sung (nếu cần)
Vậy với hai điểm A và B phân biệt thì ta luân có hai vectơ có điểm đầu và điểm cuối là A hoặc B.
Nếu có 3 điểm A, B , C phân biệt thì ta có bao nhiêu vectơ có điểm đầu điểm cuối là A hoặc B hoặc C?
GV vẽ hình và nêu lời giải chính xác.
HS chú ý theo dõi 
HS xem nội dung hoạt động 1
trong SGK trang 4.
HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.
HS nhận xét và bổ sung ghi chép.
Trao đổi và rút ra kết quả:
Hai điểm A và B phân biệt có hai vectơ có điểm đầu và điểm cuối là A hoặc B.
HS suy nghĩ và trả lời 
Khái niệm vectơ:
*Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng.
 B
 A 
 Vectơ AB, ký hiệu 
A: điểm đầu (điểm gốc)
B: điểm cuối (điểm ngọn)
Lưu ý: Vectơ còn được ký hiệu là: 
*HĐ 1:
Với A và B phân biệt ta có hai vectơ có điểm đầu, điểm cuối là A hoặc B.
Nếu ba điểm A, B, C phân biệt thì có 6 vectơ có điểm đầu, điểm cuối là A hoặc B.
HĐ2: (Vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng)
HĐTP 1: ( ) (Hình thành khái nịêm hai vectơ cùng phương,cùng hướng )
GV nêu khái niệm về giá của vectơ.
(Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của một vectơ được gọi là giá của vectơ)
GV yêu cầu HS xem nội dung hoạt động 2 SGK và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đã phân công và cử đại diện báo cáo.
GV ghi lại lời giải của các nhóm và gọi HS nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần)
GV hai vectơ có giá song song hoặc trùng nhau được gọi là hai vectơ cùng phương.
(GV nêu định nhĩa hai vectơ cùng phương)
Vậy hai vectơ như thế nào thì không cùng phương?
GV nêu và chỉ vào hình vẽ hai vectơ cùng hướng, ngược hướng.
Vậy nếu hai vectơ cùng hướng thì nó có cùng phương không? Và nếu cùng phương thì ta nói nó cùng hướng được hay không? Vì sao?
GV phân tích bằng cách chỉ vào hình vẽ của hoạt động 2.
HĐTP2: ( ) (Bài tập về ba điểm thẳng hàng)
GV nêu bài tập và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.
GV ghi lời giải của các nhóm và gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) 
Vậy ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ cùng phương. Đây là một phương pháp mới để chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.
HĐTP3 ( ): (Bài tập áp dụng)
GV yêu cầu HS xem nội dung hoạt động 3, thảo luận và báo cáo.
GV ghi lời giải của các nhóm và gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV nêu lời giải chính xác.
HS chú ý theo dõi để hiểu được thế nào là giá của vectơ.
(Giá của vectơ là đường thẳng AB)
HS thảo luận theo nhón đề tìm ra lời giải và báo cáo.
HS nhận xét và bổ sung, ghi chép.
HS trao đổi và rút ra kết quả:
có giá trùng nhau;
có giá song song;
có giá không song song hoặc trùng nhau.
HS suy nghĩ và trả lời 
HS thỏa luận và suy nghĩ trả lời
Hai vectơ cùng phương thì chúng chỉ có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.
HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.
HS nhận xét và bổ sung, ghi chép.
HS trao đổi để rút ra kết quả:
-Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi cùng phương.
Vì nếu hai vectơ cùng phương thì hai đường thẳng AB và AC song song hoặc trùng nhau. Do AB và AC có chung điểm A nên chúng phải trùng nhau.
Vậy 
HS xem nội dung và suy nghĩ trả lời
HS nhận xét, bổ sung và ghi chép.
Vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng:
*Giá của vectơ là đuờng thẳng AB.
Hình 1.3: có giá trùng nhau;
có giá song song;
có giá không song song hoặc trùng nhau.
Định nghĩa:(SGK)
Bài tập: Nếu ba điểm A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ như thế nào với nhau?
*Để chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng, ta chúng minh:
 cùng phương.
HĐ3( )
*Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:
- Xem và học lý thuyết theo SGK.
- Làm các bài tập 1, 2, 3 và 4 SGK và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
-----------------------------------˜&™------------------------------------
 TIẾT 2: CÁC ĐỊNH NGHĨA
I.MỤc tiêu:
Qua bài học HS cần:
1.Về kiến thức:
-Hiểu được khái niệm vectơ, vectơ –không, độ dài vectơ, hai vectơ bằng nhau.
-Biết được vectơ- không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
2. Về kỹ năng:
-Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.
-Khi cho trước điểm O và vectơ , dựng điểm A sao cho: .
3. Về tư duy và thái độ:
* Về tư duy: Biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
* Về thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi, bước đầu thấy được mối liên hệ giữa vectơ và thực tiễn. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Câu hỏi trăc nghiệm, phiếu học tập, giáo án,
HS: Soạn bài và trả lời các câu hỏi trong các hoạt động của SGK, chuẩn bị bảng phụ.
III. Phương pháp dạy học:
Gợi mở, vấn đáp và kết hợp với điều khiển hoạt đọng nhóm.
IV. Tiến trình bài học:
 *Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm
 *Kiểm tra bài cũ: 
 Vectơ là gì?
 Thế nào là giá của vectơ? Hai vectơ như thế nào được gọi là cùng phương?
*Bài mới:
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Nội dung
HĐ 1: (Hai vectơ bằng nhau)
HĐTP ( ):(Hình thành khái niệm hai vectơ bằng nhau)
GV nêu khái niệm độ dài của một vectơ và khái niệm hai vectơ bằng nhau và ký hiệu.
-Nếu cho trước một vectơ và một điểm O thì ta tìm được bao nhiêu điểm A nằm trong mặt phẳng để vectơ ?
GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
GV phân tích và nêu lời giải đúng và yêu cầu HS xem chú ý trong SGK trang 6.
HĐTP2 ( ): (Bài tập áp dụng)
GV yêu cầu HS xem nội dung hoạt động 4 trong SGK và yêu cầu HS thảo luận và cử đại diện đứng tại chỗ báo cáo, GV vẽ hình lên bảng.
GV ghi lời giải của các nhóm và gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
-GV nêu lời giải đúng.
HS chú ý theo dõi và ghi chép, ghi nhớ
HS suy nghĩ thảo luận và tìm lời giải, cử đại diện báo cáo
HS nhận xét bổ sung và ghi chép, sửa chữa.
HS xem nội dung và thảo luận và cử đại diện báo cáo.
HS nhận xét, bổ sung và ghi chép.
Chú ý theo dõi lời giải đúng trên bảng.
Hai vectơ bằng nhau:
Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
Độ dài của vectơ ký hiệu: 
Vậy =AB =BA.
Vectơ có độ dài bằng 1 gọi là vectơ đơn vị.
 ký hiệu là: 
Chú ý: Khi cho trước vectơ và một điểm O, thì ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho: .
HĐ 4:
HĐ 2: (Vectơ – không)
HĐTP ( ):(Hình thành khái niệm và các tính chất của vectơ – không)
GV nêu khái niệm vectơ – không và ký hiệu.
-Nếu ta cho trước một điểm A thì có bao nhiêu đường thẳng đi qua A?
Vậy có bao nhêu vectơ cùng phương với vectơ ? Vì sao?
*Vectơ nằm trên mọi đườngthẳng đi qua điểm A, vì vậy ta quy ước vectơ – không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ. Ta cũng quy ước độ dài của vectơ – không bằng 0.
HS chú ý theo dõi
HS suy nghĩ và đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
HS thảo luận và nêu lời giải.
HS chú ý theo dõi và ghi chép.
Vectơ – không:
Vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau gọi là vectơ-không, ký hiệu: 
Ví dụ: là các vectơ – không.
Vectơ – không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
Độ dài vectơ – không bằng 0.
HĐ3 ( ):
*Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:
- Xem và học lý thuyết theo SGK.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho hai điểm phân biệt A và B. Câu nào sau đây sai?
(a)Có một đoạn thẳng AB và BA;	(b)Có hai vectơ khác nhau 
(c)	(d).
Câu 2. Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB và CD. Xác định tính đúng (Đ), sai (S) của mỗi mệnh đề sau:
(a)Bốn vectơ cùng phương.
(b)
(c)
(d).
Câu 3. Cho tam giác đều ABC. Đẳng thức nào sau đây sai?
-----------------˜&™------------------
Tiết 3: Bài 1.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I.MỤc tiêu:
Qua bài học HS cần:
1.Về kiến thức:
-Củng cố được khái niệm vectơ, vectơ –không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương, hai cùng hướng, hai vectơ bằng nhau. Biết được vectơ- không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
2. Về kỹ năng:
- Biết cách xác định điểm đầu, điểm cuối của một vectơ, giá, phương, hướng của một vectơ.
- Biết được khi nào hai vectơ cùng phương, cùng hướng; không cùng phương, ngược hướng.
-Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.
-Khi cho trước điểm O và vectơ , dựng điểm A sao cho: .
3. Về tư duy và thái độ:
* Về tư duy: Biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
* Về thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Câu hỏi trăc nghiệm, phiếu học tập, giáo án,
HS: Làm các bài tập trong SGK, chuẩn bị bảng phụ.
III. Phương pháp dạy học:
Gợi mở, vấn đáp và kết hợp với điều khiển hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học:
*Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.
*Kiểm tra bài cũ: (khoảng từ 5’ đến 7’)
HS trả lời các câu hỏi sau:
-Vectơ là gì?
-Thế nào là hai vectơ cùng phương?
-Thế nào là hai vectơ bằng nhau?
-Nêu kết quả câu hỏi trắc nghiệm 1 đã ra.
*Bài mới:
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Nội dung
HĐ1( ):(Bài tập về phương hướng của hai vectơ)
GV nêu đề và gọi HS nhóm 1 đứng tại chỗ trình bày lời giải kết quả bài tập 1. 
GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV giải thích lại (nếu cần) và nêu kết quả đúng
HS đứng tại chỗ trình bày lời giải
HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.
HS trao đổi và cho kết quả:
1.a) Đúng, giả sử và không cùng phương vì nếu cùng phương với thì sẽ không cùng phương với . Điều này trái với giả thiết là và cùng phương với .
Vậy 
1.b) HS giải thích tương tự
Bài tập 1: 
a)Đúng.
b)Đúng
HĐ2( ):(Bài tập về phương hướng của hai vectơ)
GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 2 trong SGK ...  N(0; 2) và P(-3; -1). 
a) Viết phương trình tham số của đường thẳng MN;
b) Viết phương trình đường cao NH của tam giác MNP;
c) Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm P và nhận k = -2 làm hệ số góc.
d) Cho đường thẳng . Tìm m để khoảng cách từ điểm N đến đường thẳng bằng 1.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Tiết 36. § 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN.
I/Mục tiêu:
Qua bài học HS cần:
Lập được phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và bán kính.
Nhận dạng phương trình đường tròn và tìm được toạ độ tâm, bán kính của đường tròn đó.
II/Phương tiện dạy học: Thiết bị, phiếu học tập.
III/Phương pháp:
IV/Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra theo nhóm.
 Hoạt động 1: Chia lớp thành 6 nhóm – Phát phiếu học tập.
Nội dung:
 Câu 1: Những điểm nào sau đây thuộc đường tròn tâm I(1,2) bán kính R=5.
 1/ A(-5,5) 2/ B(1,2) 3/ C(5,5) 4/ D(0,0)
 Câu 2: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho I(1,2) và M(x,y) sao cho IM=5. Khi đó hệ thức liên hệ giữa x và y của toạ độ điểm M là:
Học sinh làm trong 4 phút – Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh bất kỳ trong từng nhóm lên trình bày (có giải thích)- Giáo viên cho điểm cả nhóm.
 Hoạt động 2: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
-GV đặt câu hỏi: Tập các điểm M thoả mãn MI=5 (I cố định) là đường gì?
Khi đó 
-GV giới thiệu đây là phương trình đường tròn tâm I(1,2) bán kính R=5.
-Vào bài mới:
Phương trình đường tròn tâm I(a,b) bán kính R có dạng gì?
-Các ví dụ:
1/Viết phương trình đường tròn tâm O(0,0) bán kính 1.
2/Viết phương trình đường tròn tâm I(-2,1) bán kính R=
-Ngược lại : Có nhận xét gì về phương trình này không?
-GV viết phương trình (1) dạng khai triển:
Ngược lại phương trình:
 (2)
Có phải là phương trình đường tròn không?
 Khi .Hãy tìm toạ độ những điểm M(x,y) thoã mãn phương trình (2).
- Đường tròn (I,5)
Là phương trình đường tròn tâm I(-5,-2) bán kính R=.
Là phương trình đường tròn với điều kiện: 
Khi :không có cặp (x,y) thoả (2).
Phương trình đường tròn tâm I(a,b) bán kính R là:
(1)
Phương trình:
Là phương trình tổng quát của đường tròn tâm I(-a,-b) bán kính
R=
Lưu ý: khi c<0 thì phương trình là đường tròn.
Hoạt động 3 : ( Củng cố)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Tóm tắt ghi bảng
-Muốn viết phương trình đường tròn ta cần xác định các yếu tố nào?
-Cách nhận dạng phương trình đường tròn:
 + 
 + Phương trình: có phải là phương trình đường tròn không?
-GV phát phiếu học tập cho 6 nhóm:
- Toạ độ tâm và bán kính
- Không, vì hệ số của khác nhau.
 Phiếu 1: Ghép đôi để được mệnh đề đúng:
Phương trình đường tròn đường kính AB với A(2,5), B(-4,1)
Phương trình đường tròn tâm 
I(-1,0) và qua A(1,0)
 a/
 b/
Phiếu 2: 
Câu 1/ Phương trình: là phương trình đường tròn nào?
Đường tròn tâm I(-1.2) bán kính R=1.
Đường tròn tâm I(1,-2) bán kính R=2.
Đường tròn tâm I(2,-4) bán kính R=2.
Đường tròn tâm I(-2,4) bán kính R=1.
Câu 2/ Tìm tất cả các giá trị m để phương trình sau là phương trình đường tròn: 
Gọi nhóm trưởng lên trình bày- có giải thích.
Hướng dẫn về nhà: Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm A(1,2) , N(5,2) , P(1,-3) theo hai cách (SGK).
* Câu hỏi trác nghiệm:
Câu 1: Những điểm nào sau đây thuộc đường tròn tâm I(1,2) bán kính R=5.
 a/ A(-5,5) b/ B(1,2) c/ C(5,5) d/ D(0,0).
Câu 2: Phương trình: là phương trình đường tròn nào?
a/ Đường tròn tâm I(-1.2) bán kính R=1.
b/ Đường tròn tâm I(1,-2) bán kính R=2.
c/ Đường tròn tâm I(2,-4) bán kính R=2.
d/ Đường tròn tâm I(-2,4) bán kính R=1.
Câu 3: Để đường tròn có bán kính bằng 4 thì giá trị của m là:
 a/ m=-3 hoặc m=4 b/ m=3 hoặc m=-4 c/ m=3 hoặc m=4 d/ m=-3 hoặc m=-4
Câu 4: Đường tròn cắt trục hoành tạI hai điểm A và B. Khi đó AB bằng?
 a/ 2 b/ 4 c/ 3 d/ 5
Câu 5: Đường tròn nhận A(1;3) làm tâm và cắt đường thẳng x+2y+3=0 tạo một dây cung có độ dài là 8. Khi đó phương trình đường tròn là:
 a/ b/ 
 c/ d/ 
 -----------------------------------˜&™----------------------------------
Tiết 36. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. Mục tiêu: 
Qua bài học HS phải nắm được:
1. Về kiến thức: 
- Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn.
- Điều kiện cần và đủ để một đường thẳng tiếp xúc với đường tròn.
2. Về kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng sau:
- Tiếp tuyến của đường tròn đi qua một điểm.
- Tiếp tuyến của đường tròn tại một điểm.
- Tiếp tuyến của đường tròn biết hệ số góc.
3. Về tư duy: Hiểu được các suy luận từ hình học tổng hợp sang hình học tọa độ.
4. Về thái độ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt đọng tìm hiểu kiến thức.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Đối với HS: - Nắm vững các kiến thức đã học về đường tròn, soạn bài trước khi đến lớp
2. Đối với GV: - Giáo án có sử dụng Projector, hoặc Overhead, bài tập trắc nghiệm,phiếu học tập..
III. Gợi ý về phương pháp dạy học. 
	- Gợi mở vấn đáp, kết hợp với điều khiển các HĐ nhóm của HS tìm hiểu kiến thức và luyện tập.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động.
1. Ổn định lớp: Chia lớp thành 6 nhóm (hoặc nhiều hơn, tùy vào số lượng HS)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn đi qua một điểm.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Tóm tắt nội dung ghi bảng
- Nghe và nhận nhiệm vụ. 
- Nhớ lại và trả lời định nghĩa tiếp tuyến của một đường tròn 
Trả lời: 
- Xem đề bài tập.
- Thực hiện từng bước theo gợi ý của GV.
- Phương trình của tiếp tuyến có dạng : 
- Suy ra được hai tiếp tuyến là:
- Xem lời giải hoàn chỉnh và hình minh họa.
- Ghi nhận kiến thức. 
?1: Hãy nhắc lại định nghĩa tiếp tuyến của một đường tròn ?
- Nhận xét câu trả lời của HS và nhắc lại chính xác định nghĩa tiếp tuyến của một đường tròn ?
?2: Cho đường tròn C(I;R) và đường thẳng (a) Điều kiện cần và đủ để (a) là tiếp tuyến của (C)?
- Cho ví dụ (Chiếu lên màn hình đề bài toán ).
- Hướng dẫn HS bằng hệ thống câu hỏi.
?3: Tiếp tuyến của đường đi qua 
thì phương trình của nó có dạng thế nào?
- Hãy biến đổi phương trình đó về dạng tổng quát.
?4: Để (a) là tiếp tuyến của đường tròn thì phải có điều kiện gì?
- Hướng dẫn HS suy ra giá trị a, b và kết luận.
- Trình chiếu lời giải hoàn chỉnh 
- Củng cố kiến thức .
3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Bài toán 1: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn: (x + 1)2 + (y - 2)2 = 5 biết rằng tiếp tuyến đó đi qua điểm 
	* Hoạt động 2: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại một điểm trên đường tròn.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Tóm tắt nội dung ghi bảng
- Nhận đề bài tập.
- Làm việc theo nhóm tìm lời giải.
- Kiểm tra tọa độ điểm M thỏa mãn phương trình đường tròn.
- Tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kinh tại tiếp điểm, từ đó suy ra vectơ IM là vectơ pháp tuyến của tiếp tuyến.
- Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và biết vectơ pháp tuyến.
- Cử đại diện trình bày lời giải.
- Các nhóm học sinh khác nhận xét lời giải.
- Theo dõi đáp án 
- Ghi nhận kiến thức. 
- Cho đề bài toán ( trình chiếu)
- Cho HS thảo luận ở nhóm trong khoảng 4 phút.
- Bao quát lớp và hướng dẫn khi cần thiết.
- Gọi đại diện của một nhóm HS trả lời.
- Nhận xét lời giải (Có thể HS giải theo nhiều cách khác nhau).
- Trình chiếu lên màn hình lời giải bài toán và giải thích nếu cần thiết.
- Củng cố kiến thức.
Bài toán 2: Cho đường tròn có phương trình (C): x2 + y2 -2x + 4y -20 =0 và điểm M(4;2)
a) Chứng tỏ rằng điểm M nằm trên đường tròn đã cho.
b) Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại điểm M.
Bài giải: 
a) Thay tọa độ (4; 2) vào phương trình đường tròn, ta được: 16 + 4 – 8 + 8 – 20 = 0.
Vậy M nằm trên đường tròn.
b) Tiếp tuyến đi qua M và nhận vectơ MI làm vectơ pháp tuyến, nên phương trình của nó có là : 3x + 4y – 20 = 0.
	* Hoạt động 3: Viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn khi biết hệ số góc của nó.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Tóm tắt nội dung ghi bảng
- Nghe và nhận nhiệm vụ. 
- Xem đề bài toán.
- Trả lời các câu hỏi của GV. 
+ Phương trình của tiếp tuyến có dạng: 3x + 4y + c = 0.
- Sử dụng điều kiện tiếp xúc, tìm được c.
- Từ đó tìm được hai tiếp tuyến.
- Theo dõi đáp án.
- Ghi nhận kiến thức.
- Cho đề bài tập (trình chiếu)
- Gợi ý cho HS cách giải qua các câu hỏi.
?5: Tiếp tuyến song song với đường thẳng : 3x + 4y + 2 = 0 thì phương trình của nó có dạng thế nào?
 ?6: Sử dụng điều kiện tiếp xúc ta có được thông tin gì?
- Gọi HS trả lời các câu hỏi tại chỗ 
- Hoàn chỉnh các câu trả lời của học sinh và trình chiếu các bước giải.
- Củng cố kiến thức 
Bài toán 3: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn: (x - 2)2 + (y + 3)2 = 1 biết rằng tiếp tuyến đó song song với đường thẳng 3x + 4y +2 = 0. Bài giải: Tiếp tuyến song song với đường thẳng 3x + 4y +2 = 0 nên phương trình của nó có dạng 3x + 4y + c = 0.Sử dụng điều kiện tiếp xúc suy ra được hai giá trị: c = 1 và c = 11.Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm là:(d1): 3x + 4y +1 = 0 (d2): 3x + 4y +11 = 0
	* Hoạt động 4: Củng cố kiến thức qua bài tập tắc nghiệm.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Tóm tắt nội dung ghi bảng
- Ghi nhớ các dạng tiếp tuyến và các cách giải tương ứng.
- Nhận phiếu học tập.
- Làm việc theo nhóm 
- Cử đại diện nhóm trả lời và giải thích kết quả.
- Theo dõi đáp án
- Ghi nhận kiến thức. 
- Nhắc lại các dạng phương trình tiếp tuyến của đường tròn và các cách giải thường sử dụng.
- Phát phiếu học tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
- Phân công các nhóm làm các bài tập.
- Gọi HS trả lời và giải thích kết quả.
- Trình chiếu đáp án.
- Nhận xét lời giải và ghi điểm cho các nhóm học sinh.
- Củng cố kiến thức.
- BTVN: 21-29 trang 95,96 SGK.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cho đường tròn: (x -1)2 + (y - 2)2 = 25. Đường thẳng nào sau đây là tiếp tuyến của nó?
A. (d1): 3x + 4y - 33 = 0
B. (d2): 3x + 4y - 34 = 0
C. (d3): 3x + 4y - 35 = 0	
D. (d4): 3x + 4y - 36 = 0
Câu 2: Đường tròn C(I;R) có một tiếp tuyến là đường thẳng và tâm I(2;0). Khi đó bán kính R của nó bằng bao nhiêu?
AR = 1 B.R = 2	
C.R = 3 D.R = 4
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cho đường tròn: (x -1)2 + (y - 2)2 = 25. Đường thẳng nào sau đây là tiếp tuyến của nó?
A. (d1): 3x + 4y - 33 = 0	B. (d2): 3x + 4y - 34 = 0
C. (d3): 3x + 4y - 35 = 0	D. (d4): 3x + 4y - 36 = 0
Câu 2: Đường tròn C(I;R) có một tiếp tuyến là đường thẳng và tâm I(2;0). Khi đó bán kính R của nó bằng bao nhiêu?
A.R = 1	B.R = 2	C.R = 3	D.R = 4
Câu 3: Phương trình tiếp tuyến của đường tròn: x2 + y2 +6x – 2y = 0 mà tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng (d) 3x – y + 5= 0 là
A.x + 3y +10 = 0	B.x + 3y -10 = 0
C.Cả A và B đều đúng	D.Cả A và B đều sai
Câu 4: Cho đường tròn: x2 +y2 – 4x + 2y = 0. Phương trình tiếp tuyến của nó tại điểm M(1;-3) là:
A.x - 2y + 5 = 0	B.x + 2y + 5 = 0
C.x + 2y - 5 = 0	D.x - 2y - 5 = 0
Câu 5: Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (x + 2)2 +(y -2)2 = 9 đi qua A(0; -1) là:
A.y + 1= 0 và 12x – 5y = 0	B.y - 1= 0 và 12x + 5y - 5 = 0
C.x + 1= 0 và 5x + 12y = 0	D.Tất cả đều sai.
 -----------------------------------˜&™-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HINH CO BAN 3cot.doc