Giáo án Hình học 10 cơ bản tiết 23: Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác (tiết 1)

Giáo án Hình học 10 cơ bản tiết 23: Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác (tiết 1)

Tiết PPCT: 23

Tuần 19

CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Hiểu định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến trong một tam giác.

- Biết được một số công thức tính diện tích tam giác.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Biết cách áp dụng định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến, các công thức tính diện tích để giải một số bài toán có liên quan đến tam giác.

- Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn giản. Biết vận dụng kiến thức giải tam giác vào các bài toán có nội dung thực tiễn.

3. Thái độ, tình cảm: Chú ý theo dõi bài, tư duy logic.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 10 cơ bản tiết 23: Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23 – 12 – 2010
Lớp: 10E1, 10E5
Ngày soạn: 13-12-2010
Tiết PPCT: 23
Tuần 19
CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Hiểu định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến trong một tam giác. 
- Biết được một số công thức tính diện tích tam giác.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Biết cách áp dụng định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến, các công thức tính diện tích để giải một số bài toán có liên quan đến tam giác.
- Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn giản. Biết vận dụng kiến thức giải tam giác vào các bài toán có nội dung thực tiễn.
3. Thái độ, tình cảm: Chú ý theo dõi bài, tư duy logic.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 10.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 10.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10’)
- Đối với tam giác ABC, ta kí hiệu: , , . Cho học sinh đọc đề HĐ1, gọi 1 hs lên bảng vẽ hình và kí hiệu các yếu tố đã cho của đề bài lên hình vẽ.
- Gọi từng học sinh lên bảng điền vào các ô để trống của phần HĐ1.
- Kiểm tra phần trả lời của học sinh.
Hoạt động 2 (15’)
- Cho học sinh đọc đề bài toán SGK trang 47.
- Giả thiết bài toán là gì và ta cần phải tìm điều gì ?
- Nếu góc , ta tính BC bằng cách nào ?
- Nhưng ở đây A là góc bất kì, vậy độ dài của cạnh BC sẽ thay đổi phụ thuộc vào góc A. 
- Ta có: , gọi 1 học sinh lên biến đổi tiếp để tính BC.
- Kiểm tra bài làm của học sinh.
Hoạt động 2 (15’)
- Cho học sinh đọc định lí côsin và phát biểu định lí đó bằng lời.
- Nếu tam giác ABC là tam giác vuông hoặc tại A, hoặc tại B hoặc tại C, em có nhận xét gì về định lí côsin.
- Giới thiệu hệ quả của định lí côsin để xác định các góc của tam giác ABC và áp dụng định lí côsin để tính đường trung tuyến của tam giác ABC.
- Cho học sinh đọc đề bài tập HĐ4 SGK trang 49, gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Kiểm tra bài làm của học sinh.
-
- Ta có: , , 
 , , 
 ; 
 ; 
- Xem SGK.
- Giả thiết là cho tam giác ABC và hai cạnh của nó là AB, AC và góc A, tìm cạnh BC.
- Áp dụng định lí Pitago: 
- Chú ý lắng nghe.
-
Suy ra: 
- Phát biểu định lí côsin 
-Định lí côsin trở thành định lí Pitago.
- Chú ý theo dõi và ghi nhớ.
- Ta có: 
Suy ra: 
.
3. Củng cố và dặn dò (3’)
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết định lí côsin, công thức xác định góc và tính độ dài đường trung tuyến của tam giác ABC.
- HD hs học ở nhà: + Giải bài tập 2, 3 SGK trang 51.
	+ Trả lời HĐ 5 và cho biết định lí sin là gì ?
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docT1 Hệ thức lượng.doc