Giáo án Hình học 10 nâng cao tiết 3, 4: Tổng của hai véctơ

Giáo án Hình học 10 nâng cao tiết 3, 4: Tổng của hai véctơ

TIẾT 3 - 4: TỔNG CỦA HAI VÉCTƠ

I - Mục tiêu

 1. Về kiến thức

Nắm được cách xác định tổng của hai hay nhiều véctơ.

Nắm được các tính chất của phép cộng véctơ.

 2. Về kĩ năng

Sử dụng thành thạo quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành.

Sử dụng tính chất của phép cộng trong tính toán.

Biết cách phát biểu theo ngôn ngữ véctơ về tính chất trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác.

 3. Về tư duy - thái độ

Nắm được tính chất của phép cộng giống như tính chất của phép cộng các số.

Vai trò của véctơ - không tương tự như vai trò của số 0.

 Học tập tích cực.

Thấy được véctơ là một công cụ để nghiên cứu các đối tượng trong hình học.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 2253Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 10 nâng cao tiết 3, 4: Tổng của hai véctơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 05/09/2009
Tiết 3 - 4: Tổng của hai véctơ
I - Mục tiêu
 1. Về kiến thức
Nắm được cách xác định tổng của hai hay nhiều véctơ.
Nắm được các tính chất của phép cộng véctơ.
 2. Về kĩ năng
Sử dụng thành thạo quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành.
Sử dụng tính chất của phép cộng trong tính toán.
Biết cách phát biểu theo ngôn ngữ véctơ về tính chất trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác.
 3. Về tư duy - thái độ
Nắm được tính chất của phép cộng giống như tính chất của phép cộng các số.
Vai trò của véctơ - không tương tự như vai trò của số 0.
 Học tập tích cực.
Thấy được véctơ là một công cụ để nghiên cứu các đối tượng trong hình học.
II - Phương tiện dạy học
Biểu bảng, tranh ảnh minh hoạ. Sử dụng sách giáo khoa.
III - Tiến trình bài học
Tiết 3
Ngày dạy: /09/2009
1. ổn định lớp: Sĩ số 
 	2. Kiểm tra bài cũ:
+ Chữa bài tập 5 trang 9 (SGK):
+ Gọi C là trung điểm của đoạn AB. Các khẳng định sau đây đúng hay sai ?
a) và cùng hướng. b) và cùng hướng.
c) và ngược hướng. d) .
e) . f) .
Đáp án: Câu b, c, e, f đúng. Câu a, d sai.
3. Bài mới:
1. Hoạt động 1 - Định nghĩa tổng của hai véctơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Thuyết trình định nghĩa tổng của hai véctơ và : SGK/10
- Củng cố: 
+ Yêu cầu HS thực hiện hđtp 1 (SGK/Tr 11):
 Cho tam giác ABC, xác định vectơ tổng:
a) .
b) .
+ Yêu cầu HS thực hiện hđtp 2 (SGK/Tr 11):
Cho hình bình hành ABCD tâm O. Hãy viết véctơ dưới dạng tổng của hai véctơ mà các điểm mút của chúng được lấy trong số 5 điểm A, B, C, D, O.
- Trả lời H1: Có. Tịnh tiến theo vectơ 
- Thực hiện hđtp 1 (SGK/Tr 11):
a) Lấy điểm C’ sao cho B là trung điểm của CC’. Ta có = 
b) Lấy điểm B’ sao cho C là trung điểm của BB’. Ta có = .
- Thực hiện hđtp 2 (SGK/Tr 11):
 = 
2. Hoạt động 2 - Các tính chất của phép cộng véctơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thực hiện hđtp 3 
(SGK/Tr 11):
 Chúng ta biết rằng phép cộng hai số có tính chất giao hoán. Đối với phép cộng hai véctơ, tính chất đó còn đúng hay không ? (nghĩa là đẳng thức sau có đúng hay không:)
Kiểm chứng bằng hình vẽ ?
- Yêu cầu HS thực hiện hđtp 4 
(SGK/Tr 11):
Cho đường gấp khúc OABC (hình 11 - SGK). Xác định các véctơ và .
 Rút ra kết luận gì ?
- HS thực hiện hđtp 3 (SGK/Tr 11):
+ Dựng véctơ , để có hình bình hành OACB
Theo hình vẽ: = 
 = 
- HS thực hiện hđtp 4 (SGK/Tr 11):
 = = 
- Đọc SGK phần các tính chất của phép cộng:
 a) ;
 b) = ;
 c) 
4. Củng cố: 
 - Sử dụng bài tập TNKQ để củng cố kiến thức cho HS
 - Cách xác định tổng của hai vectơ;
 - Các tính chất của phép cộng vectơ.
5. Dặn dò:
- Học kĩ lí thuyết; 
- Bài tập 6, 7, 8, 9 trang 14-SGK;
- Đọc và nghiên cứu trước phần bài còn lại.
III - Tiến trình bài học
Tiết 4
Ngày dạy: /09/2009
1. ổn định lớp: Sĩ số 
 	2. Kiểm tra bài cũ:
CH1: Khi nào thì hai vectơ được gọi là bằng nhau?
CH2: Làm thế nào để dựng được tổng của hai vectơ cho trước?
	3. Bài mới:
3. Hoạt động 3: Các quy tắc cần nhớ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho học sinh đọc phần “Các quy tắc cần nhớ” trang 12- SGK.
- Yêu cầu HS thực hiện H2 (SGK/Tr12) 
 a) Giải thích quy tắc hình bình hành.
 b) Giải thích bất dẳng thức: 
- Đọc hai qui tắc: Quy tắc 3 điểm và qui tắc hình bình hành
- HS thực hiện H2 (SGK/Tr12) 
 a) Vì nên (quy tắc 3điểm) 
 b) Với 3 điểm M, N, P bất kì,
 ta luôn có: MP ≤ MN + NP
Hoạt động 4: Củng cố khái niệm
 Đọc và nghiên cứu bài toán 1, bài toán 2 - trang 12 SGK.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu, thảo luận theo nhóm bài toán 1, bài toán 2.
- Phát vấn: 
Nêu phương pháp giải của bài toán 1 ? Bài toán 2 ?
- Củng cố quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành.
- Đọc, thảo luận theo nhóm để đưa ra câu trả lời.
Hoạt động 5: Củng cố khái niệm
Phương pháp chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng, là trọng tâm của một tam giác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn học sinh thực hiện 
bài toán 3:
a) HD sử dụng quy tắc 3 điểm.
b) HD sử dụng quy tắc hình bình hành.
- Ghi nhớ: 
a) M là trung điểm của AB 
 Û 
b) G là trọng tâm của tam giác ABC 
 Û 
- Chú ý: Quy tắc hbh thường được áp dụng trong Vật lí để xác định hợp lực của 2 lực cùng tác dụng lên 1 vật.
- áp dụng được quy tắc 3 điểm và quy tắc hình bình hành để giải toán.
- Ghi nhớ được cách chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng, là trọng tâm của một tam giác.
- Ghi nhớ để áp dụng vào giải btoán Vật lí: xác định hợp lực của 2 lực cùng tác dụng lên 1 vật.
4. Củng cố:	
Các qui tắc cần ghi nhớ: qui tắc ba điểm, qui tắc hình bình hành.
và phương pháp giải các dạng bài toán tương ứng.	 
5. Dặn dò:
Bài tập về nhà: 6, 7, 8, 9, 10 trang 14 - SGK.
	Nghiên cứu bài: “Hiệu của hai véctơ”

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH 10 NC TIET 34 TONG CUA HAI VECTO.doc