CHƯƠNG I : PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG
Ngày tháng năm 2010
Tiết 1 – Tuần 1
BÀI 1 : PHÉP BIẾN HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh nắm đượcđịnh nghĩa phép biến hình
2. Kỹ năng .
Biết một quy tắc tương ứng là phép biến hình . Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình .
- Có nhiều sáng tạo trong hình học . pt tư duy sáng tạo .
- Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực , tự giác , độc lập trong học tập của học sinh .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở .
- Chuẩn bị phấn màu và một số hình vẽ, đồ dùng cần thiết
Chương I : Phép dời hình và phép đồng dạng Ngày tháng năm 2010 Tiết 1 – Tuần 1 Bài 1 : Phép biến hình I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh nắm đượcđịnh nghĩa phép biến hình 2. Kỹ năng . Biết một quy tắc tương ứng là phép biến hình . Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho 3. Thái độ - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình . - Có nhiều sáng tạo trong hình học . pt tư duy sáng tạo . - Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực , tự giác , độc lập trong học tập của học sinh . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở . - Chuẩn bị phấn màu và một số hình vẽ, đồ dùng cần thiết 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc bài trước ở nhà III Phân phối thời lượng : Bài này phân phối trong 1 tiết IV. tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Trong mp cho đường thẳng d và điểm M . Dựng hình chiếu vuông góc M’ của điểm M trên d. Hỏi với mỗi điểm M dựng được bao nhiêu điểm M’ như vậy . Từ câu trả lời , giáo viên đưa ra định nghĩa phép biến hình 3. Bài mới Hoạt động 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Giáo viên đưa ra định nghĩa. Định nghĩa trên giống định nghĩa nào trong đại số Chú ý tính tồn tại và duy nhất của điểm M’ Nghe , hiểu định nghĩa + Giống khái niệm hàm số . Định nghĩa : Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định M’ của mặt phẳng đó được gọi là một phép biến hình trong mặt phẳng . * Ký hiệu F(M) = M’ * Nếu h là một hình thì :H’ = F(H) = M’ với M’= F(M)/ M thuộc H *H’ là ảnh của H qua phép bh F Hoạt động 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ví dụ 1: Trong mặt phẳng cho đường thẳng d và điểm M . Quy tắc cho tương ứng với mỗi điểm M trong mp với M’ là hình chiếu của M trên d là phép biến hình Ví dụ 2: Cho trước số dương a , Với mỗi điểm M trong mặt phẳng dựng M’ là điểm sao cho MM’ = a . - Quy tắc đó có phải là một phép biến hình không ? Ví dụ 3: Với mỗi điểm M trong mặt phẳng dựng M’ sao cho M’M. Quy tắc trên có phải là phép biến hình ? Giáo viên đưa ra định nghĩa ĐN: Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó gọi là phép biến đổi đồng nhất . Nghe , hiểu ví dụ + Có duy nhất một điểm M’ như vậy + Quy tắc trên là một phép biến hình. + Có vô số điểm M như vậy +Quy tắc trên không phải là phép biến hình vì mỗi điểm M’ sẽ ứng với vô số điểm M. + Với mỗi điểm M có vô số điểm M’ như vậy . ( Tập hợp điểm M’ là đường tròn ) . +Đây là phép biến hình 3. Củng cố Tóm tắt bài học : - Định nghĩa phép biến hình . - Đn phép đồng nhất . - ảnh của một hình qua phép biến hình . Câu hỏi : 1.Cho véc tơ . Với mỗi điểm M dựng điểm M’ sao cho = . Phép biến đổi trên có phải là phép biến hình ? 2. Cho điểm O . Với mỗi điểm M dựng điểm M’ sao cho O là trung điểm MM’. Phép biến đổi trên có phải là phép biến hình ? 4. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài , xem trước bài 2 ****************************** Ngày tháng năm 2010 Tiết 2- Tuần 2 Bài 2 : Phép tịnh tiến I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh nắm được :Khái niệm phép tịnh tiến , phép tịnh tiến có các tính chất của phép dời hình , biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến . 2. Kỹ năng . -Xác định được ảnh của một điểm , của một một đoạn thẳng , một tam giác , một đường tròn qua phép tịnh tiến qua một phép tịnh tiến . 3. Thái độ - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép phép biến hình ,tịnh tiến . - Có nhiều sáng tạo trong hình học . Phát triển tư duy sáng tạo .Tạo hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực , tự giác , độc lập trong học tập của học sinh . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, một số hình ảnh thực tế minh họa cho phép tịnh tiến - Chuẩn bị phấn màu và một số hình vẽ, đồ dùng cần thiết 2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc bài trước ở nhà, ôn lại một số tính chất của phép biến hình . III Phân phối thời lượng Bài này phân phối trong 1 tiết IV. tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Giáo viên gọi một học sinh lên bảng . CH: .Cho véc tơ . Với mỗi điểm M dựng điểm M’ sao cho = . Phép biến đổi trên có phải là phép biến hình ? CH: Cho điểm N , dựng N’ sao cho =. Hãy so sánh MN và M’N’. 3. Bài mới Hoạt động 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Từ bài kt Giáo viên đưa ra định nghĩa phép tịnh tiến . CH: Em hãy dựng ảnh của A,B,C qua CH: Em hãy dựng ảnh của A,B,C qua với =. Từ đó đưa ra nx CH: Cho hai tam giác đều ABE và BCD bằng nhau ( Hình 1.5- SGK). Tìm phép tịnh tiến biến ba điểm A,B,E thành B,C,D. A’ A B’ B C' C +(A)=A, (B)=B, + biến ba điểm A,B,E thành B,C,D I . Đ ịnh nghĩa ĐN: Trong mặt phẳng cho véc tơ . Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho = được gọi là phép tịnh tiến theo véc tơ . Ký hiệu (M) = M’ =. * Phép tịnh tiến theo véc tơ- không là phép đồng nhất . Hoạt động 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng CH: Nếu (M) =M , (N) =N .Hãy so sánh M’N’ và MN. CH : Nếu A,B,C thẳng hàng , thì ảnh của chúng qua có thẳng hàng không ? +M’N’= MN +A’,B’,C’ thẳng hàng . II. Tính chất Tính chất 1: Nếu (M) =M , (N) =N thì =. Từ đó M’N’= MN. Tính chất 2: Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó , biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó , biến tam giác thành tam giác bằng nó , biến đ tròn thành đường tròn cùng bán kính . Hoạt động 3 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng CH: Trong mặt phẳng cho véc tơ = (a;b) Với mỗi M(x;y) , Tìm tọa độ M’ =(M) CH: Trong mặt phẳng cho= (1;2) . Tìm tọa độ M’ là ảnh của M( 3; -1) qua += . +BG: Từ ta có Hay M’=(4;1) III. Biểu thức tọa độ Trong mặt phẳng cho véc tơ = (a;b) . Với mỗi M(x;y) và(M) = M’, M’(x’;y’). Ta có 3. Củng cố Câu hỏi 1: Cho = (1;1) Tìm ảnh của A(0;2) phép tịnh tiến theo . Câu hỏi 2: Muốn dựng ảnh của một đoạn thẳng , hay đường thẳng qua một phép tịnh tiến ta làm như thế nào ? - Cũng câu hỏi trên với tam giác , đường tròn - Cho ba điểm A,B ,C không thẳng hàng và véc tơ , Hãy dựng ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo véc tơ Câu hỏi 3 : Trong mp tọa độ Oxy cho = (-2; 3) và đường thẳng d có phương trình 3x - 5y +3 = 0 . Viết pt đường thẳng d’ là ảnh của d qua 4. Hướng dẫn về nhà : Học kỹ bài , làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT. **************************** Ngày tháng năm 2010 Tiết 3- Tuần 3 Bài 3 : Phép đối xứng trục I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh nắm được : Khái niệm phép đối xứng trục , phép đối xứng trục có tính chất của phép dời hình , biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục qua mỗi trục toạ độ 2. Kỹ năng . - Dưng được ảnh của một điểm, ảnh của một đoạn thẳng , một tam giác qua phép đối xứng trục - Tìm tọa độ ảnh của một điểm qua phép đối xứng trục . - Xác định được trục đối xứng của một hình . 3. Thái độ - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với đối xứng trục - Có nhiều sáng tạo trong hình học . - Tạo hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực , tự giác , độc lập trong học tập II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở ,phấn màu và một số hình vẽ, đồ dùng cần thiết 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc bài trước ở nhà III Phân phối thời lượng Bài này phân phối tr ong 1 tiết IV. tiến trình bài giảng . 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ CH: Cho đường thẳng d và điểm M . Hãy tìm M’ đối xứng của M qua d Đây có phải là phép biến hình ? 3. Bài mới Hoạt động 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng A Từ bài kiểm tra giáo viên đưa ra khái niệm phép biến hình . CH: Cho đường thẳng d và ba điểm A,B,C . H ãy dựng các điểm A’,B’,C’ là ảnh của A,B,C qua Đd . CH: Tìm ảnh của M’ . CH : Gọi M0 là hình chiếu của M trên d , M’ =Đd(M) hãy so sánh và . CH : Tìm Đd(M’). A’ C B B C Dựng theo yêu cầu của giáo viên = - . Đd(M’) = M I. Định nghĩa Cho đường thẳng d . Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó , biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là đường trung trực của đoạn MM’ được gọi là phép đối xứng trục qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục . NX: 1. Gọi M0 là h chiếu của M trên d thì M’ =Đd(M) = -. 2. M’ =Đd(M) M =Đd(M’) . Hoạt động 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng CH: Chọn hệ trục tọa độ sao cho trục Ox trùng d . Với mỗi M= (x;y) , M’ =Đd(M)=? CH : Chọn hệ trục tọa độ sao cho trục Oy trùng d . Với mỗi M= (x;y) , M’ =Đd(M)=? + + II. Biểu thức tọa độ 1.Btc tđ của phép đxứng qua Ox Với mỗi M= (x;y) , M’ =ĐOx(M)= (x’;y’) thì : 2. . Bttđ của phép đxứng qua Oy . Với mỗi M= (x;y) , M’ =ĐOy(M)= (x’;y’) thì : . Hoạt động 3 Hoạt động của thầy M M Hoạt động của trò Ghi bảng P CH: Cho đt d , và hai điểm M, N . Dựng M’ =Đd(M),N N’ =Đd(N) Hãy so sánh MN và M’N’ CH: Cho đường thẳng d , và ba điểm M, N, P thẳng hàng . Dựng M’ =Đd(M),N’ =Đd(N) , P’ =Đd(P),Có nhận xét gì về M’,N’,P’? Từ đó phát biểu tính chất P N +MN= M’N’ +M,N,P thẳng hàng suy ra M’,N’,P’ cũng thẳng hàng III. Tính chất Tính chất 1: Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ Tính chất 2: Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng , biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó , biến tam giác thành tam giác bằng nó , biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính . Hoạt động 4 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Gv cho hs thấy một số hình ảnh về hình có trục đối xứng .Đưa ra đn trục đối xứng của một hình . CH: Tìm các chữ có trục đối xứng trong các chữ sau : Ha noi CH: Hãy lấy ví dụ về các hình có trục đối xứng mà em biết Quan sát và nhận xét Các chữ có trục đối xứng là : H,a,o,i + Lấy ví dụ theo hiểu biết của mình VI . Trục đối xứng của một hình ĐN : Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình H nếu Đd(H) = H 4. Củng cố : Tóm tắt bài học . Làm bài tập : Bài 1: Cho tứ giác ABCD . Hai đường thẳng AC và BD cắt nhau tại E . Xác định ảnh của tam giác ABE qua phép đối xứng qua đường thẳng CD . Bài 2: Trong mp Oxy cho M( 1;5) , đường thẳng d có phương trình x- 2y +4 = 0 và đường tròn (C) có phương trình x2 + y2 - 2x + 4 y - 4 = 0 . a. Tìm ảnh của M , d và (C) qua phép đối xứng trục qua Ox. b. Tìm ảnh của M qua phép đối xứng trục qua d. 5. Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT Ngày tháng năm 2010 Tiết 4- Tuần 4 Bài 4 : Phép đối xứng tâm I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh cần nắm được :Định nghĩa phép đối xứng tâm . Phép đối xứng tâm có các tính chất của phép dời hình . Biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm O .Tâm đối xứng của một hình , hình có tâm đối xứng 2. Kỹ năng . Dựng ảnh của một điểm , một đoạn thẳng , một đoạn thẳng , một tam giác qua phép đối xứng tâm . Xác định được biểu thức tọa độ của một điểm đối xứng với điểm đã cho qua O. Xác đinh được tâm đối xứng của một hình . 3. Thái độ - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với ... (Q) hoặc ngược lại Câu 8 : Nêu cách tính khoảng cách : - Từ một điểm M đến một đường thẳng a - Từ đường thẳng a đến mp (P) song song với a - Giữa hai mp song song (P) và (Q) + Từ M hạ MHa ( H thuộc a) Khi đó d(M,a) = MH. + Khoảng cách d(a,(P)) = d(M,(P)) với M bất kỳ thuộc a + d((P) ,(Q) ) = d(M,(Q)) với M bất kỳ thuộc(P) Câu 9 : Cho a và b là hai đường thẳng chéo nhau , hãy nêu các cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng đó Có ba cách : + Tìm đoạn vuông góc chung. Khoảng các cần tìm chính là độ dài đường vuông góc chung đó . +Khoảng cách cần tìm chính là khoảng cách giữa đường thẳng a và mp(Q) chứa b và (Q) //a + Khoảng cách cần tìm chính là khoảng cách giữa hai mp song song lần lượt chứa a và b Hoạt động 2 Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mp thì chúng song song đúng Hai mp phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song đúng Măt phẳng (P) vuông góc với đ t b mà b vuông góc với đ t a thì a//(P) Hai mp phân biệt cùng vuông góc với một mp thì chúng song song Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song Hoạt động 3 Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau : Khoảng cách của hai đường thẳng chéo nhau là đoanh ngắn nhất trong các đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ nằm trên hai đường thẳng ấy và ngược lại Qua một điểm có duy nhất một mp vuông góc với một mp khác Qua một đường thẳng có duy nhất một mp vuông góc với một mp khác Đường thẳn nào vuông góc với cả hai đường thẳng chéo nhau cho trước là đường vuông góc chung của hai đường đó 4. Củng cố : Giáo viên khắc sâu các lý thuyết đã ôn tập 5 . Hướng dẫn về nhà :Làm các bài tập ôn tập trong SGK và trong SBT. Làm bài tập sau : Bài 1 : Hình chóp S.ABCD có đáy là hvuông ABCD cạnh a. , cạnh SA =a và SA (ABCD) a. Chứng minh các mặt bên của hình chóp là những tam giác vuông b. Mặt phẳng ( ) đi qua A và vuông góc với SC lần lượt cắt SB,SC,SD tại B’,C’ , D’ . Chứng minh rằng B’D’ //BD và AB’ vuông góc với SB Bài 2 : Hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi ABCD cạnh a và có góc BAD = 600. Gọi O là giao điểm của AC và BD . Đường thẳng SO vuông góc với mp (ABCD) và SO = . Gọi E là trung điểm BC , F là trung điểm BE a. Chứng minh rằng (SOF) vuông góc (SBC) b. Tính khoảng cách từ O và A đến (SBC) -------------------------------------------- Ngày tháng năm 201 Tiết 42 – Tuần 34 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : Khi ôn tập 3. Bài mới II . Bài tập Hoạt động 1 Bài 1 : Hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a. , cạnh SA =a và vuông góc với (ABCD) a. C minh các mặt bên của hình chóp là những vuông b. Mặt phẳng ( ) đi qua A và vuông góc với SC lần lượt cắt SB,SC,SD tại B’,C’ , D’ . Chứng minh rằng B’D’ //BD và AB’ vuông góc với SB Hoạt động của thầy Hoạt động của trò CH: Nếu BD cắt B’D’ thì ta suy ra điều vô lý nào ? CH:Để chứng minh AB’ vuông góc với SB.Ta chứng minh AB’ vuông góc với mặt phẳng nào Bài giải : a. Do SA(ABCD) nên SA vuông góc với AB ,AC . Vậy các tam giác SAB và SAC vuông . BCAB ( do ABCD là hình vuông ) Suy ra BCSB( theo định lý ba đường vuông góc ) . Vậy tam giác SBC là tam giác vuông . Tương tự tam giác SCD là tam giác vuông b. Do SC( ) nên B’D’ SC,(1)Mặt khác BD AC nên BD SC(2).Từ (1) và (2) và do BD và B’D’ cùng nằm trong (SBD) nên suy ra BD//B’D’ vì nếu trái lại BD cắt B’D’ thì SC (SBC) ( vô lý ) AB’BC ( do BC(SAC) AB’SC suy ra AB’ (SBC) Hay AB’SB Hoạt động 2 Bài 2 : Hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi ABCD cạnh a và có góc BAD = 600. Gọi O là giao điểm của AC và BD . Đường thẳng SO vuông góc với mp (ABCD) và SO = . Gọi E là trung điểm BC , F là trung điểm BE a. CMR (SOF) vuông góc (SBC) b. Tính k c từ O và A đến (SBC) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò CH: Chứng minh (SOF) vuông góc (SBC) ta đưa về đường thẳng nào vuông góc với mặt nào? CH:Kc từ O đến (SBC) là đoạn nào ? CH:Khoảng cách từ A đến (SBC) đưa về khoảng cách nào ? CH: So sánh khoảng cách đó và d(O , (SBC) ) Bài giải : a. Do BAD = 600 nên tam giác ABD đều suy ra BD = a hay OB = a/2 . Xét hai tam giác SOB và SOE bằng nhau vì là hai tam giác vuông có SO chung và OB = OE . Vậy tam giác SBE cân có SF là trung tuyến nên BC SF . Tương tự tam giác OBE cũng cân nên BCOF. Từ đó BC (SOF) hay (SBC) (SOF) . b. Theo trên (SBC) (SOF) nên trong tam giác vuông SOF hạ OH SF ta có khoảng các cần tìm là OH mà . OF2 = = . OH2 = = . Vậy d(O , (SBC) =OH= 3a/4. Do AD //BC nên AD//(SBC) suy ra d(A,(SBC) ) = d(I ,(SBC) trong đó I là giao điểm của FO và AD . Hạ IK SF thì IK = 2OH = . Vậy d(A,(SBC) ) = Hoạt động 2 Bài 3 : Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a . a. Chứng minh BC’ vuông góc (A’B’CD) b. Xác định và tính độ dài đường vuông góc chung của AB’ và BC’ . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò CH: BC’ vuông góc với các đường nào thuộc mp (A’A’CD) ? CH: MP nào chứa Ab’ và song song BC’? CH :Hãy tìm hình chiếu của BC’ trên (AB’D’)? CH : Vậy đoạn vuông góc chung dựng như thế nào ? CH :Tính FH dựa vào tam giác nào ? Bài giải : a. BB’C’C là hình vuông nên BC’ CB’. Mặt khác CD( (BCC’B’) nên BC’CD Từ đó BC’ vuông góc (A’B’CD) b. Ta có BC’// (AB’D’) và (AB’D’) chứa AB’ . Vậy ta phải tìm hình chiếu của BC’ trên (AB’D’) . Gọi E và F lần lượt là tâm các hình vuông AA’D’D và BB’C’C . Kẻ FH vuông góc B’E (H thuộc B’E) thì FH thuộc (A’B’CD ) nên FH BC’ . Mà BC’ //AD’ nên FHAD’ từ đó FH ( AB’D’) . Từ đó hình chiếu của BC’ trên (AB’D’) là đường thẳng d đi qua H và song song AD’ , giả sử d cắt AB’ tại K thì từ K kẻ đường thẳng song song HF cắt BC’ tại I . 4. Củng cố : Phương phỏp tỡm độ dài đoạn vuụng gúc chung của hai đường thẳng chộo nhau 5 . Hướng dẫn về nhà Làm các bài tập ôn tập trong SGK và trong SBT. Ngày tháng năm 201 Tiết 43 – Tuần 34 Ôn tập cuối năm I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đn các phép dời hình :tịnh tiến,đối xứng trục , đối xứng tâm, và sự xác định các phép đó - Định nghĩa hai hình bằng nhau và hai hình đồng dạng thông qua các phép biến hình - Biết cách xác định mặt phẳng , xác định giao tuyến của hai mặt phẳng . - Nắm được định nghĩa đường thẳng song song với mặt phẳng , hai mp song song - Định nghĩa véc tơ trong không gian và thực hiện các phép toán véc tơ - Định nghĩa đt vuông góc với đt , đt vuông góc với mặt phẳng , hai mặt phẳng vuông góc . - Định nghĩa đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau 2. Kỹ năng . -Chứng minh hai đt song song , đt song song với mặt phẳng , hai mặt phẳng song song . - Chứng minh đt vuông góc với đ t , đường thẳng vuông góc với mp , hai mp vuông góc . - Biết cách xác định đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau .Tính khoảng cách 3. Thái độ - Liên hệ được nhiều vấn đề trong thực tế với quan hệ song song , vuông góc trong không gian - Có nhiều sáng tạo trong hình học , phát huy trí tưởng tượng trong không gian của học sinh - Tạo hứng thú trong học tập , phát huy tính độc lập , tích cực trong học tập của học sinh . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Một số hình vẽ cho các bài tập nếu cần thiết - Thước kẻ , phấn màu , một số đồ dùng khác . - Hệ thống câu hỏi và bài tập mang tính chất tổng hợp 2. Chuẩn bị của học sinh Ôn tập trước bài ở nhà III Phân phối thời lượng - Bài này phân phối trong 1 tiết IV. tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 1. Nêu định nghĩa và biểu thức tọa độ ( nếu có ) của các phép biến hình sau : Tịnh tiến , đối xứng tâm , đối xứng trục , phép quay , phép dời hình , phép đồng dạng . 2. Nêu các tính chất của các phép biến: Tịnh tiến , đối xứng tâm , đối xứng trục , phép quay , phép dời hình , phép đồng dạng . 3. Thế nào là hai hình bằng nhau và hai hình đồng dạng với nhau . 4. Hãy nêu các cách xác định một mặt phẳng ? 5. Nêu định nghĩa hai đường thẳng song song . đường thẳng song song với mặt phẳng , hai mp song song ? 6. Nêu các phương pháp để chứng minh hai đường thẳng song song . đường thẳng song song với mặt phẳng , hai mp song song ? 7. Phát biểu định lý Ta lét trong không gian ? 3. Bài mới Hoạt động 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho A(1;1) , B( 0;3) , C( 2;4) . Xác định ảnh của tam giác ABC qua các phép biến hình sau : a. Phép tịnh tiến theo véc tơ = (2;1) b. Phép đối xứng qua trục Ox c. Phép đối xứng qua tâm I ( 2;1) d. Phép quay tâm O góc 900 e. Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua trục Oy và vị tự tâm O tỷ số k=2 CH : Em hãy nêu biểu thức tọa độ của các phép biến hình trên ? CH : Qua các phép biến hình trên thì ảnh của một tam giác là hình gì? CH : Vậy muốn tìm ảnh của tam giác ABC ta phải tìm ảnh của các điểm nào ? Giáo viên cho học sinh lên bảng tìm ảnh của điểm A ở mỗi câu Các phần còn lại giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm Bài giải : a. Theo biểu thức tọa độ , xét ảnh của điểm A ta có ta có . Vậy ảnh của A là A1 ( 3;2) b. Qua phép đối xứng qua trục Ox thì A biến thành A2( 1;-1) b. Qua phép đối xứng qua trục Ox giả sử A biến thành A3(x;y). A3 đối xứng với A qua I khi và chỉ khi I là trung điểm AA3 hay . Vậy A3 = ( 3 ; 1 ) Hoạt động 3 Bài 2: Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB là đáy lớn . Gọi M là trung điểm AB , E là giao điểm của hai cạnh bên của hình thang ABCD và G là trọng tâm tâm giác ECD . a. Chứng minh S,E , M ,G đồng phẳng . Gọi mp chứa bốn điểm trên là (P) . Chứng minh rằng (P) cắt cả hai mp (SAC) và SBD theo cùng một giao tuyến d b. Xác định giao tuyến của (SAD) và (SBC) c. Lấy một điểm K trên đoạn SE và gọi C’ là giao điểm của SC và KB , D’ là giao điểm của SD và KA . Chứng minh rằng giao điểm của AC’ và BD’ thuộc d . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò CH: Điểm G cú thuộc (P) khụng ? CH: (SAC) và (SBD) cú giao tuyến là đường nào ? Bài giải : a. Goi M’ là trung điểm DC thì E , M’ M thẳng hàng gọi (P) là mp ( SEM) thì do G thuộc EM’ nên G thuộc (P) . (SAC) và (SBD) có giao tuyến là đường d đi qua S,O ( O là giao điểm của AC và BD) . b. SAD và SBC có giao tuyến là đường SE c. Giả sử AC’ giao với BD’ tại I . Ta có I thuộc AC’ nên I thuộc (SAC) . I thuộc BD’ nên I thuộc (SBD) vậy I thuộc d là giao tuyến của (SAC) và (SBD) 3. Củng cố : - Giáo viên củng cố cho học sinh các kỹ năng vừa sử dụng trong hai bài tập 4 . Hướng dẫn về nhà - Làm các bài tập ôn tập còn lại trong SGK và SBT - Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kỳ Làm bài tập sau : Bài 4 : Hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi ABCD cạnh a và có góc BAD = 600 và SA = SB = SD = . a. Tính khoảng cách từ S đến (ABCS) và độ dài SC . b. Chứng minh (SAC ) vuông góc (ABCD) . c. Chứng minh SC vuông góc BC . d. Gọi là góC giữA hai mp (SBD) và (ABCD) . Tính tan *************************** Ngày thỏng năm 201 Tiết 44 – Tuần 35 KIỂM TRA CUỐI NĂM ************************* Ngày thỏng năm 201 Tiết 45 – Tuần 35 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM \
Tài liệu đính kèm: