Giáo án Hình học 12 tiết 1 đến 9

Giáo án Hình học 12 tiết 1 đến 9

Chương I: KHỐI ĐA DIỆN

Tên bài: §1 KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Học sinh phát biểu được khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.

– Học sinh nêu lên được phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của hai khối đa diện.

2. Kỹ năng:

– Biết cách nhận diện khối đa diện

– Biết cahs Phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện đơn giản.

3. Thái độ:

– Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic

– Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: khối đa diện và sự bằng nhau của hai khối đa diện

5. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

– Năng lực chuyên biệt : vẽ đúng hình học không gian (chủ yếu là hình chóp, lăng trụ).

 

doc 21 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1447Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 12 tiết 1 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2016
Ngày dạy:
Tiết KHDH: 1
Chương I: KHỐI ĐA DIỆN
Tên bài: §1 KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Học sinh phát biểu được khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
– Học sinh nêu lên được phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của hai khối đa diện.
2. Kỹ năng:
– Biết cách nhận diện khối đa diện
– Biết cahs Phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện đơn giản.
3. Thái độ:
– Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic
– Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: khối đa diện và sự bằng nhau của hai khối đa diện
5. Định hướng phát triển năng lực: 
– Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt : vẽ đúng hình học không gian (chủ yếu là hình chóp, lăng trụ).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ( GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV: 
– PHT1: Nêu khái niệm hình lăng trụ và hình chóp
– PHT2: Nêu khái niệm phép dời hình trong mặt phẳng
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài Khái niệm về khối đa diện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
I. Khối lăng trụ và khối chóp. 
- Khối lăng trụ: Là phần không gian bị giới hạn bởi một lăng tru, kể cả hình lăng trụ ấy.
- Khối chóp: Là phần không gian bị giới hạn bởi một hình chóp, kể cả hình chóp ấy.
GV vẽ hình,yêu cầu hs quan sát hình vẽ về khối lăng trụ, khối chóp. Từ đó phát biểu định nghĩa về khối lăng trụ, khối chóp.
GV nhận xét, kết luận.
Gv giới thiệu với hs các khái niệm về đỉnh, cạnh, mặt, mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy của khối chóp, khối chóp cụt, khối lăng trụ .
HS quan sát hình vẽ về khối lăng trụ, khối chóp và từ đó phát biểu định nghĩa về khối lăng trụ, khối chóp.
Năng lực tự học
II.Khái niệm về hình đa diện và khối đa diện.
1. Khái niệm về hình đa diện.
Định nghĩa: Hình đa diện là hình không gian được tạo bởi các mặt là các đa giác có tính chất:
Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
 Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác. 
 Đỉnh
Mặt
Cạnh
2. Khái niệm về khối đa diện:
Định nghĩa: Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
GV yêu cầu hs quan sát các hình lăng trụ, hình chóp đã học và nhận xét về các đa giác là các mặt của nó?
GV nhận xét, kết luận.
GV:Từ định nghĩa khối lăng trụ và khối chóp yêu cầu hs định nghĩa khối đa diện?
HS thảo luận và trả lời được :+ Hai ña giaùc phân biệt chỉ có thể hoaëc khoâng coù ñieåm chung hoaëc chỉ coù moät ñænh chung, hoaëc chỉ coù moät caïnh chung.
 + Moãi caïnh cuûa ña giaùc naøo cuõng laø caïnh chung cuûa ñuùng hai ña giaùc.
HS xem lại định nghĩa khối lăng trụ và khối chóp, từ đó phát biểu định nghĩa khối đa diện.
Năng lực giải quyết vấn đề
III. Hai đa diện bằng nhau.
1. Phép dời hình trong không gian.
Phép dời hình:
 Phép biến hình trong không gian: Là quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M’ xác định duy nhất.
 Phép biến hình trong không gian bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm gọi là phép dời hình trong không gian.
Các phép dời hình trong không gian:
a) Phép tịnh tiến theo vectơ .
 M
 M’
 M 
 M
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng:
 M1
P
 M’
c) Phép đối xứng tâm O:
 M’
 O
 M
d
d) Phép đối xứng qua đường thẳng: 
 M’
 I
 M
 P
2. Hai đa diện bằng nhau.
Định nghĩa: Hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
Dựa vào phép dời hình trong mặt phẳng, hãy định nghĩa phép dời hình trong không gian?
Hãy liệt kê các phép dời hình trong không gian? 
Hãy nêu các tính chất chung của 4 phép dời hình trên. Từ đó suy ra tính chất của phép dời hình?
Từ định nghĩa hai hình bằng nhau trong mặt phẳng, hãy định nghĩa hai đa diện bằng nhau.
HS nhớ lại: Phép dời hình trong mặt phẳng là phép biến hình trong mặt phẳng bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm. Từ đó HS phát biểu định nghĩa phép dời hình trong không gian.
HS nghiên cứu SGK và liệt kê các phép dời hình trong không gian với đầy đủ định nghĩa, tính chất.
Tính chất của phép dời hình:
1) Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn giữa các điểm. 
2) Biến điểm thành điểm, đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó,., biến đa diện thành đa diện.
3) Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.
HS nhớ lại: Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. Từ đó HS phát biểu định nghĩa hai đa diện bằng nhau.
Năng lực hợp tác
IV. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối đa diện (H1), (H2) sao cho (H1) và (H2) không có điểm chung nào thì ta nói có thể phân chia (H) thành (H1) và (H2), hay có thể lắp ghép (H1) và (H2) để được (H).
H
Nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là phân chia và lắp ghép các khối đa diện? 
GV cho HS quan sát hình vẽ 1.13 trang 11, SGK.
HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
Năng lực tự học
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
1
Phát biểu được khái niệm về hình đa diện và khối đa diện
Phân biệt một hình có phải là hình đa diện
2
Phát biểu được khái niệm hai đa diện bằng nhau.
Nêu được các phép biến hình trong không gian
3
Nêu lên được thế nào là phân chia và lắp ghép khối đa diện
Chia một khối chóp cho trước thành nhiều khối chóp
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
–Khái niệm phép dời hình trong không gian, các phép dời hình trong không gian, khái niệm hai đa diện bằng nhau
– Làm bài tập: 1,2,3,4 trang 12 sgk.
---------------------------------------
Ngày soạn: 10/8/2016
Ngày dạy:
Tiết KHDH: 2
Tên bài: BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Củng cố khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
– Củng cố phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của hai khối đa diện.
2. Kỹ năng:
– Biết cách nhận diện khối đa diện
– Biết cách phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện đơn giản.
3. Thái độ:
– Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic
– Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: khối đa diện và sự bằng nhau của hai khối đa diện
5. Định hướng phát triển năng lực: 
– Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt : vẽ đúng hình học không gian (chủ yếu là hình chóp, lăng trụ).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ( GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV: 
– PHT1: Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng các mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ.
– PHT2: Chia một khối lập phương thành sáu khối tứ diện bằng nhau. 
– PHT3: Hãy phân chia một khối hộp thành năm khối tứ diện.
– PHT4: Hãy phân chia một khối tứ diện thành bốn khối tứ diện bỡi hai mặt phẳng .
2. Chuẩn bị của HS: làm bài tập 1,2,3,4 trang 12 sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Bài 1: Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng các mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ.
GV: mỗi mặt của đa diện có bao nhiêu cạnh?
* Suy nghĩ và chứng minh được:
Gỉa sử đa diện (H) có m mặt.
 Vì mỗi mặt của (H) có 3 cạnh,
 nên m mặt có 3m cạnh.
Vì mỗi cạnh của (H) là cạnh chung của đúng 2 mặt nên số cạnh của (H) bằng c = .
Do c là số nguyên dương nên m phải là số chẵn.
Ví dụ: số mặt của hình chóp tam giác bằng 4.
Năng lực giải quyết vấn đề
Bài 2: Chia một khối lập phương thành sáu khối tứ diện bằng nhau.
*Gv chuẩn bị hình ở bảng phụ
* Thảo luận và thực hiện bài toán:
Trong hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ , chia lăng trụ ABD.A’B’D’ thành ba tứ diện DABD’ , A’ABD’, A’B’BD’.
Phép đối xứng qua (ABD’) biến DABD’ thành A’ABD’;
Phép đối xứng qua (BA’D’) biến A’ABD’ thành A’B’BD’.
 Nên ba tứ diện DABD’, A’ABD’,A’B’BD’ bằng nhau.
Thực hiện tương tự đối với lăng trụ BCD.B’C’D’ ta chia được hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ thành sáu tứ diện bằng nhau.
Năng lực giải quyết vấn đề
Bài 3: Hãy phân chia một khối hộp thành năm khối tứ diện.
-yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện 
 - yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn và suy nghĩ còn cách nào khác hay chỉ có 1 cách đó thôi?
Suy nghĩ và lên bảng trình bày
Năng lực hợp tác
Bài 4: Hãy phân chia một khối tứ diện thành bốn khối tứ diện bỡi hai mặt phẳng .
– Yêu cầu đại diện một nhóm lên bảng vẽ hình
–Gọi đại diện nhóm khác lên phân chia khối tứ diện theo yêu cầu bài toán
Suy nghĩ và lên bảng trình bày
Năng lực hợp tác
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
1
Phát biểu được khái niệm về hình đa diện và khối đa diện
Phân biệt một hình có phải là hình đa diện
2
Phát biểu được khái niệm hai đa diện bằng nhau.
Nêu được các phép biến hình trong không gian
3
Nêu lên được thế nào là phân chia và lắp ghép khối đa diện
Chia một khối lập phương, khối tứ diện thành nhiều khối tứ diện
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
– khái niệm về hình đa diện và khối đa diện, hai đa diện bằng nhau, phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
– Làm bài tập: 3trang 12 sgk.
---------------------------------------
Ngày soạn: 10/8/2016
Ngày dạy:
Tiết KHDH: 3
Tên bài: §2 KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU – BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Học sinh phát biểu được khái niệm khối đa diện đều.
– Học sinh nêu lên được 5 loại khối đa diện đều 
2. Kỹ năng: nhận biết khối đa diện lồi và khối đa diện đều, biết cách nhận biết năm loại khối đa diện đều, chứng minh được một số tính chất của khối đa diện đều.
3. Thái độ:
– Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic
– Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: khối đa diện đều
5. Định hướng phát triển năng lực: 
– Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt : vẽ đúng hình học không gian 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ( GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV: 
– PHT1: Em hãy tìm ví dụ về khối đa diện lồi và khối đa diện không lồi trong thực tế.
– PHT2: Em hãy đếm số đỉnh, số cạnh của một khối bát diện đều.
– PHT3: Cho hình lập phương (H).Gọi (H’) là hình bát diện đều có các dỉnh là tâm các mạt của (H). Tính tỉ số diện tích toàn phần của (H) và (H’)
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài Khối đa diện lồi và khối đa diện đều
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
I. KHỐI ĐA DIỆN LỒI.
 Định nghĩa:
“Khối đa diện (H) ... i tam giác.
Đ5 trong đó a’ là hình chiếu của a trên 
Đ6: HA.
hs lên bảng trình bày
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
Thể tích khối chóp
1) Phát biểu thành lời công thức tính thể tích khối chóp.
2) Nêu công thức tính thể tích của khối tứ diện
3) Tính thể tích khối tứ diện đều
4) Cho hình chóp tam giác đều S. ABC có đáy là tam giác đều cạnh a. Biết góc hợp bởi giữa mặt bên và đáy bằng . Tính thể tích của k.chóp S. ABC.
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
– Nêu công thức và phương pháp tính thể tích của khối chóp và khối lăng trụ
Làm bài tập 1,2,3,4 trang 25 sgk
---------------------------------------
Ngày soạn: 25/8/2016
Ngày dạy:
Tiết KHDH: 6,7,8,9
Tên bài: BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Học sinh vận dụng được công thức tính thể tích để tính thể tích của khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp.
2. Kỹ năng: Tính thể tích của khối lăng trụ và khối chóp.
3. Thái độ:
– Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic
– Cẩn thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: thể tích của khối lăng trụ và khối chóp
5. Định hướng phát triển năng lực: 
– Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt : tính toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ( GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV: 
– PHT1: Tính thể tích của khối tứ diện đề ABCD cạnh a
a. Xác định góc 300 nói trên.
b. Tính thể tích của khối chóp.
– PHT2. Cho hình chóp tam giác tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên hợp với đáy một góc 300. 
a. Xác định góc 300 nói trên.
b. Tính thể tích của khối chóp.
2. Chuẩn bị của HS: làm bài tập 1,2,3,4 tramg25 sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Bài 1.Tính thể tích của khối tứ diện đề ABCD cạnh a
. Giải
 A
 B D
 H B’
 C
GV giao PHT1
–Gv: nêu cách xác định đường cao của tứ diện đều
–Nêu tính chất trọng tâm của tam giác
–Gọi một hs lên bảng trình bày, gọi hs khác nhận xét, gv kết luận 
– xác định tâm H của tam giác đáy ( tam giác BCD), dựng HA vuông góc (BCD)
–H là trọng tâm của tam giác BCD và BB’ là trung tuyến thì 
– Suy nghĩ và lên bảng trình bày:
Gọi H là trọng tâm của tam giác BCD
Suy ra AH là đường cao của tứ diện
Trong tam giác BCD có đường cao BB’ = a và 
Trong tam giác vuông AHB có 
Thể tích của khối tứ diện: 
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác
Bài 2. Cho hình chóp tam giác tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên hợp với đáy một góc 300. 
a. Xác định góc 300 nói trên.
b. Tính thể tích của khối chóp.
 Giải
 S
 A B
 H
 M
 C
GV giao PHT1
– Gv vẽ hình ở bảng phụ
–Gọi H là tâm của tam giác đều ABC, có nhận xét gì giữa SH và (ABC)?
– GV giao PHT1 cho các nhóm,gọi đại diện một nhóm lên trình bày, gọi các nhóm nhận xét, gv kết luận, đánh giá.
– 
– Các nhóm thảo luận và lên bảng trình bày:
a. Gọi M là trung điểm của BC và H là trọng tâm của tam giác đều ABC. Suy ra SH là đường cao của hình chóp tam giác đều S.ABC.
 Vì SH(ABC) nên =300.
b. Vì AM vừa là trung tuyến vừa là đường cao của tam giác đều nên AM = AH =. 
Xét tam giác vuông SAH có tan300 = 
 SH = tan300. AH = . = . 
thể tích của khối chóp là :
 = .. = 
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
1
hãy viết công thức xác định thể tích của khối chóp S.ABC
xác định góc giữa đường thẳng và mp(ABCD).
tính khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò : Cách xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
Tiết2:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Bài 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, góc BAC bằng . Biết SA vuông góc với đáy, góc hợp bởi cạnh SC và mặt đáy bằng . Gọi M là trung điểm của SA.
a) Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
b) Tính thể tích khối chóp S.ACD
c) Tính thể tích khối chóp S.MCD.
Lời giải:
a) Ta có tam giác ABC đều cạnh a nên có diện tích là:.
Suy ra diện tích hình thoi ABCD là: .
Vì nên góc giữa SC và mp(ABCD) bằng góc giữa SC và AC. 
Vì tam giác SAC vuông tại A nên góc giữa SC và AC bằng . Theo giả thiết thì .
Mặt khác AC = a nên SA = a.
Vậy thể tích khối chóp S.ABCD là:
(đvtt).
Vì nên . Do đó thể tích khối chóp S.ACD là:
.
c). Ta có thể tích khối M.ACD là:
.
Từ đó suy ra:
(đvtt).
 –Gv: Cho HS chép đề bài tập.
–GV yêu cầu HS vẽ hình thoi ABCD có trong mặt phẳng giấy.
H1: Nhận xét đặc điểm của tam giác ABC?
H2: Tính diện tích của tam giác ABC. Từ đó suy ra diện tích của hình thoi ABCD?
H3: Xác định góc giữa SC và (BBCD)
GV hướng dẫn tính SA, từ đó tính được thể tích.
Gọi hs lên bảng trình bày câu a
GV: yêu cầu HS biểu diễn lại hình chóp S.ACD.
H1: Xác định chiều cao của hình chóp này?
H2: Tìm diện tích của tam giác ACD?
GV yêu cầu HS tính thể tích của khối chóp S.ACD.
Gọi hs lên bảng trình bày, gv nhận xét và chỉnh sửa nếu cần
Đặt vấn đề: HS thử đi tìm hình chiếu của S lên mặt phẳng (MCD)? Đây làvấn đề mà HS sẽ gặp khó khăn. Đến đây GV phân tích sự phân chia khối chóp S.ACD thành hai khối S.MCD và M.ACD. trong đó khối M.ACD là hoàn toàn tính được thể tích.
H1: Nêu công thức tính thể tích khối chóp M.ACD?
H2: từ đó suy ra thể tích của khối S.MCD.
GV: Phân tích cho HS thấy tỉ số thể tích của khối S.ACD và S.ACD.
GV trình bày bài giải cho hs
–HS: nghiên cứu đề bài và vẽ hình không gian thỏa mãn đề bài.
Đ1: Tam giác đều(giải thích).
Đ2:.
Đ3: 
HS: giải câu a lên bảng.
Đ1: SA.
Đ2: 
Hs trình bày bài giải câu b.
Đ1: Đ2: 
Rõ ràng hai khối này có chung diệnt tích. Do đó khi so sánh tỉ số ta chỉ so sánh tỉ số chiều cao của hai hình chóp đó. Mà SA=2SM do đó khối này có thể tích gấp hai lần thể tích khối kia.
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
1
1) Dựa vào bài tập trên, hãy viết công thức xác định thể tích của khối chóp S.ABC
2) Dựa vào bài tập trên, xác định góc giữa đt SB, SD với mp(ABCD).
3) Dựa vào bài tập trên, tính khoảng cách từ A đến mp(SCD).
4) Dựa vào bài tập trên, Tính khoảng cáht từ M đến mp(SCD).
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: Cách xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, tỉ số thể tích
Tiết3:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Bài 4: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A, AB = AC = a, . Biết SA vuông góc với đáy, góc hợp bởi mp(SBC) và mặt đáy bằng . 
a) Tính thể tích khối chóp S.ABC.
b) Tính khoảng cách từ A đến mp(SBC).
Lời giải:
a.Gọi K là trung điểm của BC. Ta có . Từ đó suy ra được diện tích tam giác ABC là .
Ta có => .
Do đó góc giữa hai mp(SBC) và (ABC) bằng góc giữa SK và AK và nbằng góc (vì tam giác SAK vuông tại A).
Theo giả thiết thì .
Mà nên .
Vậy thể tích của khối chóp cần tìm là 
.
Cách 1 :
Ta có diện tích tam giác SBC là:
.
Vậy khoảng cách từ A đến mp(SBC) là :
Cách 2:
Theo chứng minh trên ta có hay .
Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên giao tuyến SK của 2 mp(SBC) và (SAK).
Theo tính chất của hai mp vuông góc ta có hay .
Mặt khác 
Từ đó ta cũng suy ra được 
Gv: Cho HS chép đề bài tập.
GV yêu cầu HS vẽ Tam giác ABC thỏa mãn yêu cầu đề bài trên mp giấy.
H1: Tìm diện tích của tam gíac ABC?
GV nhắc lại phương pháp xác định góc giữa hai mặt phẳng.
H2: tìm giao tuyến của hai mp (SBC) và (ABC)?
GV yêu cầu dựng một mp vuông góc với BC.
H3: Tìm một đường thẳng vuông góc với BC?
GV yêu cầu HS nhắc lại điều kiện đủ để một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng?
H4: Dựng mp qua SA và vuông góc với BC.
GV hướng dẫn tính SA, từ đó tính được thể tích.
Giải câu b)
H1: nêu các cách tính diện tích tam giác SBC?
H2: Thiết lập công thức tính thể tích khối chóp S.ABC với A làm đỉnh.
H3: So sánh thể tích của 2 khối S.ABC và A.SBC?
H4: Thiết lập công tứhc tính khoảng cách từ A đến mp(SBC)?
Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập.
H1: Tìm một mp vuông góc với mp(SBC)?
GV nhắc lại định lí của hai mp vuông góc áp dụng để xác định hình chiếu của một điểm trên một mp.
HS: nghiên cứu đề bài và vẽ hình không gian thỏa mãn đề bài.
Đ1: 
Đ2: BC
Đ3: SA.
Đ4: mp(SAK) với K là trung điểm của BC.
Từ đó yêu cầu HS xác định cụ thể góc giữa mp(SBC) và (ABC).
HS: giải câu a lên bảng.
Đ1: Cách 1: Tính SC và nhận thấy tam giác SBC cân tại S nên tính được diện tích của nó.
Cách 2: Sử dụng công thức với là góc hợp bới 2mp(SBC) và (ABC).
Đ2: với h là chiều cao của hình chóp xuất phát từ A.
Đ3: Bằng nhau.
.
Gv hướng dẫn HS xác định hình chiếu của A trên mp(SBC) để tìm khoảng cách:
Đ1: mp(SAK)
Định lí: 
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
1
1) Giải bài tập trên với giả thiết cho tam giác ABC cân và 
2) Giải bài tập trên với giả thiết đáy là hình thoi ABCD cạnh a và 
3) Giải bài tập trên với giả thiết tam giác ABC vuông tại B
4) Giải bài tập khoảng cách cho giả thiết ở bài tập
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng
Tiết4:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Bài 5 Hình lăng trụ đứng ABC.A¢B¢C¢ có đáy ABC là một tam giác vuông tại A, AC = b, . Đường chéo BC¢ của mặt bên BB¢C¢C tạo với mp(AA¢C¢C) một góc 300. Tính thể tích của lăng trụ.
Lời giải:
Diện tích tam giác ABC là 
Ta có nên góc giữa BC’ và mp(ACC”A’) bằng góc giữa BC’ và AC’ và bằng góc (vì tam giác ABC’) vuông tại A).
Theo giả thiết ta có 
Từ đó suy ra AC¢ = AB.cot300 = 3b
 CC¢ = 
Vậy (đvtt).
GV: yêu cầu học sinh vẽ hình.
H1: Tính diện tích của tam giác ABC?
H2: Chứng minh tam 
H3: xác định góc giữa BC’ và mp(ACC”A’)
H4. Tính AC¢, CC¢ ?
Từ đó yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán
Đ1 :
Đ2: vì 
Đ3: 
Đ4. AC¢ = AB.cot300 = 3b
 CC¢ = 
Hs trình bày bài giải
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
1
1) Dựa vào bài tập trên, hãy viết công thức xác định thể tích của khối chóp S.ABC
2) Dựa vào bài tập trên, xác định góc giữa đt SB, SD với mp(ABCD).
3) Dựa vào bài tập trên, tính khoảng cách từ A đến mp(SCD).
4) Dựa vào bài tập trên, Tính khoảng cáht từ M đến mp(SCD).
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng, chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • dochình học 12. tiết 1 đến 9.doc