Giáo án Hình học khối 10 tiết 47: Ôn tập chương 3

Giáo án Hình học khối 10 tiết 47: Ôn tập chương 3

Tiết số: 47 Bài ÔN TẬP CHƯƠNG 3

I. MỤC TIÊU:

+) Kiến thức : +) Các dạng phương trình đường thẳng : tổng quát , tham số , chính tắc , đoạn chắn .

 +) Các vectơ : Chỉ phương , pháp tuyến của đường thẳng .

 +) Đường tròn , điều kiện tồn tại đường tròn .

+) Kĩ năng : +) Tìm được vectơ chỉ phương , vectơ pháp tuyến của đường thẳng .

 +) Viết được phương trình của đường thẳng , phương trình của đường tròn

 +) Tìm được tâm và bán kính của đường thẳng .

 +) Điều kiện để đường thẳng là tiếp tuyến với đường tròn .

+) Thái độ : Rèn luyện tư duy linh hoạt , tư duy logic , tính cẩn thận , chính xác .

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1220Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 10 tiết 47: Ôn tập chương 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /
Tiết số: 47	 	Bài 	ÔN TẬP CHƯƠNG 3
I. MỤC TIÊU:
+) Kiến thức : +) Các dạng phương trình đường thẳng : tổng quát , tham số , chính tắc , đoạn chắn .
	 +) Các vectơ : Chỉ phương , pháp tuyến của đường thẳng .
	 +) Đường tròn , điều kiện tồn tại đường tròn .
+) Kĩ năng : +) Tìm được vectơ chỉ phương , vectơ pháp tuyến của đường thẳng .
	 +) Viết được phương trình của đường thẳng , phương trình của đường tròn 
	 +) Tìm được tâm và bán kính của đường thẳng .
	 +) Điều kiện để đường thẳng là tiếp tuyến với đường tròn .
+) Thái độ : Rèn luyện tư duy linh hoạt , tư duy logic , tính cẩn thận , chính xác .
II. CHUẨN BỊ: 
	GV: phấn màu , bảng phụ treo kiến thức cần ôn tập .
	HS: SGK , ôn tập các kiến thức cần nhớ .
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
a. Oån định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ(5’) 
	Cho đường thẳng (d) : . Tìm vectơ chỉ phương , vectơ pháp tuyến của (d) . Viết phương trình 	tổng quát của (d) 
c. Bài mới: 
 TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức 
HĐ 1: ôn tập về đường thẳng 
GV cho HS làm BT1 (trên bảng phụ) 
H: Để viết được phương trình tham số của đường thẳng ta cần biết những yếu tố nào ? 
Nêu công thức tính khoảng cách từ M0(x0 ; y0) đến đường thẳng () : ax + by + c = 0 (a , b không đồng thời bằng 0) ? 
H: Để biết () cắt cạnh nào của MNP ta cầm phải làm gì ? 
H: Nêu các bước tính góc của hai đường thẳng ? 
HS đọc đề BT 1
Tl: Cần biết một điểm đi qua và một VTCP của đường thẳng 
Tl: Đặt f(x; y) = 3x – 4y + 2
Tính f(xM ; yM) ; f(xN ; yN) ; 
f(xP ; yP)
Nếu tích của hai giá trị nào âm thì () cắt cạnh gồm hai đỉnh đó .
Tl: - Tìm hai vectơ chỉ phương hoặc hai vectơ pháp tuyến của chúng .
- Tính giá trị tuyệt đối của côsin góc tạo bỡi hai vectơ đó 
 - Suy ra góc tạo bỡi hai đường thẳng cần tìm .
Bài 1: Cho đường thẳng (): 3x –4y + 2 = 0 
a) Viết phương trình tham số của ()
b) Cho ba điểm M(3 ;5) , N(-4 ; 0) , P(2 ;1) 
Tính d(M,) và xét xem () cắt cạnh nào của MNP 
c) Tính góc tạo bới () với Ox, Oy 
Giải :
a) () đi qua A(-2 ; -1) và có VTCP (4 ; 3) 
	PTTS của () : 
b) d(M,) = 
Đặt f(x; y) = 3x – 4y + 2
f(xM ; yM) = 3.3 – 4.5 + 2 = -9 
f(xN ; yN) = -12 + 2 = -10 
f(xP ; yP) = 6 – 4 + 2 = 4 
ta có f(xM ; yM). f(xN ; yN) < 0 ; 
f(xN ; yN). f(xP ; yP) < 0 . Do đó () cắt hai cạnh MN và NP 
c) trục Ox có phương trình : y = 0 nên có VTCP = (1 ; 0) , () có = (4 ; 3) 
Gọi là góc tạo bỡi () và Ox, ta có 
 cos = 
Gọi là góc tạo bỡi () và Oy, ta có
 cos = 
HĐ 2 : Ôn tập về đường tròn .
GV cho HS làm Bt2 
H: Nêu ĐK để phương trình 
x2 + y2 + 2ax + 2by + c = 0 là phương trình của đường tròn ? 
H: Đường thẳng () là tiếp tuyến của đường tròn (C2) khi nào ? 
HS đọc đề BT2 
TL: pt là pt của đường tròn a2 + b2 – c > 0 
HS áp dụng hệ thức trên để tìm m 
TL: Khi d(I,) = R , trong đó I, R là tâm và bán kính của đường tròn (C2) 
Bài 2: Cho phương trình :
x2 + y2 + mx – 2(m +1)y + 1 = 0 (1) 
a) Tìm m để (1) là phương trình của đường tròn .
b) Với m = 2 , hãy tìm tâm và bán kính của đường tròn (C2)
c) Tìm a để đường thẳng () : ax –y – 2 = 0 là tiếp tuyến của đường tròn (C2) 
Giải :
a) (1) là phương trình của đường tròn 
 hoặc m > 0 
b) Với m = 2 , (C2) : x2 + y2 + 2x –6y + 1 = 0 
có tâm I(-1 ; 3) , bán kính R = 3
c) đường thẳng () là tiếp tuyến của (C2) khi và chỉ khi d(I,) = R
	a = 
d) Hướng dẫn về nhà (3’):
	+) Nắm vững phương trình đường thẳng và các vectơ liên quan .
	+) Nắm vững ĐK để một phương trình là phương trình của đường tròn , tìm tâm và bán kính của đường 	tròn . ĐK để đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .
	+) Tiếp tục ôn tập về các đường cônic .
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet47.doc