Giáo án Hình học khối 10 - Trường THPT Thảo Nguyên Mộc châu

Giáo án Hình học khối 10 - Trường THPT Thảo Nguyên Mộc châu

Tiết 1 -2: CÁC ĐỊNH NGHĨA

Ngày soạn :

Ngày dạy :

A- Mục tiêu :

 Nắm được k/n vectơ , vectơ bằng nhau , vectơ - không . áp dụng được vào bài tập. Liên hệ được với vectơ trong Vật lí .

B- Nội dung và mức độ :

 Định nghĩa vectơ. vectơ - không . Các vectơ cùng phương, cùng hướng. Độ dài của vectơ , hai vectơ bằng nhau. Không nêu k/n vectơ tự do , vectơ buộc , liên hệ được với k/n vectơ trong vật lí .

 

doc 46 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học khối 10 - Trường THPT Thảo Nguyên Mộc châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 -2: Các định nghĩa
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
A- Mục tiêu : 
 Nắm được k/n vectơ , vectơ bằng nhau , vectơ - không . áp dụng được vào bài tập. Liên hệ được với vectơ trong Vật lí . 
B- Nội dung và mức độ : 
 Định nghĩa vectơ. vectơ - không . Các vectơ cùng phương, cùng hướng. Độ dài của vectơ , hai vectơ bằng nhau. Không nêu k/n vectơ tự do , vectơ buộc , liên hệ được với k/n vectơ trong vật lí .
C- Chuẩn bị của thầy và trò : 
 Sách giáo khoa hình học 10 và bảng vẽ minh họa
D- Tiến trình tổ chức bài học :
D- Tiến trình tổ chức bài học :
ổn định lớp :
 - Sỹ số lớp :
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới : 
 1- Khái niệm vectơ :
Hoạt động 1: ( Dẫn đến khái niệm vectơ, độ dài củavectơ )
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
Trả lời về hướng, về độ nhanh, chậm, bằng nhau của vận tốc.
- Lực là đại lượng vật lí được xác định bởi hướng, cường độ, điểm đặt và biểu diễn 
bởi vectơ.
- Các mũi tên trong hình 1 cho biết những 
thông tin gì về chuyển động của máy bay
 và
 ô tô ?
- Thuyết trình về vectơ, độ dài của vectơ.
-Các vectơ trên hình 1biêủ diễn vận tốc của 
một chuyển động, cho biết hướng và
 độ lớn ?
- Có đại lượng vật lí nào đã học ở cấp
 THCS 
được biểu diễn bởi vectơ ?
- Vectơ dùng để biểu diễn đại lượng có 
hướng 
của vật lí. Khái niệm vectơ xuất hiện 
do nhu 
cầu biểu diễn đại lượng có hướng của 
vật lí 
Hoạt động 2: ( Dẫn đến khái niệm hai vectơ bằng nhau, cùng hướng, ngược hướng )
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Các vectơ cùng giá : 
- Các vectơ cùng hướng : 
- Các vectơ ngược hướng : 
- và có độ dài bằng nhau. cùng hướng.
- Thuyết trình về giá của vectơ
- Có nhận xét gì về giá, hướng của các
cặp 
vectơ trong hình vẽ sau ( dùng bảng vẽ sẵn)
( ởhình 2 SGK ).
- Thuyết trình về phương, hướng của 
vectơ.
- So sánh độ dài, phương, hướng của hai
 vectơ và 
- Thuyết trình định nghĩa hai vectơ bằng
 nhau
- Thuyết trình quy ước về vectơ - không
II- Luyện tập :
Hoạt động 3: ( Củng cố khái niệm )
Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại O. Tìm các vectơ bằng nhau, các vectơ- không có điểm đầu, điểm cuối lấy ra từ các điểm A, B, C, D, O ?
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Nêu những nhận định về hai véc tơ bằng nhau, vectơ- không trên cơ sở kiến thức đã tiếp nhận
- Uốn nắn những sai sót về từ ngữ, cách biểu đạt.
Hoạt động 4: ( Củng cố khái niệm )
Một Ô tô chuyển động từ vị trí A đến vị trí B ( dùng hình minh họa )với vận tốc 55 km/h. Hãy biểu diễn vectơ và độ lớn củavectơ vận tốc của ô tô khi : 
 a- Ôtô chưa chuyển động, đang ở vị trí A ?
 b- ôtô chuyển động từ A đến B ?
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- 55
- = 0
- Uốn nắn những sai sót về từ ngữ, cách biểu đạt, cách dùng kí hiệu.
Bài tập về nhà :
Các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 7 ( SGK ) 
Hướng dẫn dặn dò : - Đọc kĩ các định nghĩa, làm bài tập đầy đủ, diễn đạt đúng.
 - HS làm thêm bài tập sau nếu còn thời gian :
Cho vectơ và một điểm A. Hãy dựng điểm B sao cho ?
Điều chỉnh với từng lớp ( nếu có ) :
Tiết 3 : Bài tập
Ngày soạn :
 Ngày dạy : 
A- Mục tiêu : củng cố k/n Vectơ . áp dụng vào làm bài tập . 
B- Nội dung và mức độ : Chữa bài tập ở trang 6 và 7. củng cố kiến thức cơ bản. 
C- Chuẩn bị của thầy và trò : 
 - Sách giáo khoa, giáo án, hình vẽ sẵn. 
D- Tiến trình tổ chức bài học :
ổn định lớp : - Sỹ số lớp :
 - Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập ra về nhà
Nội dung bài dạy :
 Hoạt động 1 : ( Chữa bài tập, luyện kĩ năng )
Chữa bài tập 1 ( SGK_ Tr7 )
Cho ba vectơ , , đều khác vectơ . Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Nếu hai vectơ , cùng phương với thì và cùng phương.
b) Nếu hai vectơ , cùng ngược hướng với thì và cùng hướng.
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
a) Đúng(Giải thích dựa vào k/n giá của vectơ)
b)Đúng.
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 1.
- Yêu cầu HS vẽ hình minh hoạ.
Hoạt động 2 : 
BT3(SGK-tr7)
Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tứ giác đó là hình bình hành khi và chỉ khi 
.
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
Tứ giác ABCD là hình bình hành 
điều đó tương đương với và cũng tương đương với .
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 3.
- Yêu cầu HS vẽ hình minh hoạ.
Hoạt động 3 : ( Củng cố )
 Tứ giác ABCD là hình gì nếu và ? 
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Nếu thì tứ giác ABCD là hình bình hành.
- Nếu thì hình bình hành ABCD có hai cạnh bên liên tiếp bằmg nhau nên ABCD là hình thoi.
- Phát vấn : Chứng minh một tứ giác là hình bình hành bằng công cụ vectơ ?
- Củng cố kiến thức về vectơ.
Hoạt động 3 : ( Củng cố, dành cho học sinh khá )
 Chứng minh rằng nếu thì ? 
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Trường hợp A, B, C, D không có 3 điểm nào thẳng hàng : Tứ giác ABDC là hình bình hành nên 
- Trường hợp A, B, C, D có ba điểm thẳng hàng thì cả 4 điểm phải thẳng hàng. Suy ra được bằng cách xét vị trí tương đối của 4 điểm đó trên cùng một đường thẳng.
- Hướng dẫn :
 Có thể xét các điểm A, B, C, D thẳng hàng, không thẳng hàng. Vị trí tương đối giữa chúng. Tính chất của hình bình hành có giúp gì cho việc giải bài toán ?
- Giải toán hình học bằng công cụ vectơ.
Bài tập về nhà : - Ôn tập lí thuyết.
 - Xem lại các bài tập đã chữa 
 - Còn thời gian hướng dẫn HS bài 4(SGK-7)
Điều chỉnh với từng lớp ( nếu có )
Tiết 4-5 : Tổng và hiệu của hai vectơ 
 Ngày soạn:
 Ngày dạy :
 A- Mục tiêu : Nắm được định nghĩa, quy tắc tổng và hiệu của hai vectơ cùng các tính chất của nó . Vận dụng được vào bài tập . 
 B- Nội dung và mức độ : Chú ý đến đến ứng dụng của quy tắc hình bình hành trong Vậtlí. Bài tập chọn ở trang 12 ( SGK ) 
 C- Chuẩn bị của thầy và trò : Sách giáo khoa, giáo án, hình vẽ sẵn, phiếu học tập .
 D- Tiến trình tổ chức bài học :
ổn định lớp : - Sỹ số lớp :
 - Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập ra về nhà
Nội dung bài giảng :
1. Tổng của hai vectơ:
Hoạt động 1 : ( Dẫn dắt khái niệm )
 Quan sát hình 1.5 (SGK-8) và cho biết lực nào đã khiến con thuyền chuyển động? Lực đó đóng vai trò gì?
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Lực làm con thuyền chuyển động.
- Lực là hợp lực của hai lực và được kéo bởi hai người.
- Vấn đáp HS
- Dẫn dắt đến k/n SGK và chinh xác hoá khái niệm đó.
 Định nghĩa : ( giáo viên vẽ hình thuyết trình định nghĩa của sách giáo khoa )
 2. Quy tắc hình bình hành : ( Giáo viên tổng kết, khắc sâu các quy tắc theoSGK)
Hoạt động 2 : ( dẫn dắt khái niệm )
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- áp dụng tính chất hình bình hành để chứng minh đẳng thức và đưa ra kết luận về quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành
- Phát biểu quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành và mở rộng cho quy tắc 3 điểm.
- Chứng minh ?
- Mệnh đề đúng hay sai ? Tại sao ?
- Thuyết trình quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành .
 2- Các quy tắc cần nhớ : ( Giáo viên tổng kết, khắc sâu các quy tắc theoSGK)
 3- Tính chất của phép cộng các vectơ
Hoạt động 3 : Hãy kiểm tra các tính chất của phép cộng trên hình 1.8 (SKK-9)
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Vẽ hình;
- KT các tính chất nhờ quan sát hình vẽ
- Hỗ trợ học sinh nhưng chỗ không hiểu.
- Có thể phân thành nhóm cho HS cùng bàn bạc .
4. Hiệu của hai vectơ:
a) Vectơ đối :
Hoạt động 4 : ( Dẫn dắt khái niệm )
Vẽ hình bình hành ABCD. Hãy nhận xét về độ dài và hướng của hai vectơ và 
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
- Vẽ hình bình hành ABCD
- Nhận xét được : Độ dài bằng nhau, hướng ngược nhau.
- Nhận xét các vectơ đối nhau khác .
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ dài và về hướng.
- Trên hình bình hành đó, có những véctơ nào đối nhau ?
Hai véctơ và được gọi là hai véctơ đối nhau nếu chúng có cùng độ dài và ngượưc hướng. Khi đó ta nói là vectơ đối của và là vectơ đối của . Kí hiệu = - hoặc = - . Đặc biệt vectơ đối của vectơ là vectơ .
b) Định nghĩa hiệu của hai vectơ
Định nghĩa : Cho hai vectơ và . Ta gọi tổng + ( - ) là hiệu của hai vectơ và và kí hiệu - .
Chú y :
Với ba điểm bất kì A, B, C ta luôn có :
 (Quy tắc ba điểm)
 ( Quy tắc hiệu)
Hoạt động 5 :
 Hãy chứng minh rằng với bốn điểm A, B, C, D ta luôn có 
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
Với một điểm O tuỳ ‏‎ta có 
. 
- Hướng dẫn HS dùng quy tắc hiệu cho 3 điểm để chứng minh đẳng thức trên.
5. áp dụng:
Hoạt động 6 :
Chứng minh khẳng định sau :
a) Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi 
b) Điểm G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi 
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
b) Trọng tâm G của tam giác ABC nằm trên trung tuyến AI. Lấy D là điểm đối xứng với G qua I. Khi đó BGCD là hình bình hành và G là trung điểm của đoạn thẳng của đoạn thẳng AD. Suy ra và . Ta có :
.
Ngược lại, giả sử Vẽ hình bình hành có I là giao điểm của hai đường chéo. Khi đó , suy ra nên G là trung điểm của đoạn thẳng AD. Do đó ba điểm A, G, I thẳng hàng, GA=2GI, điểm G nằm giữa A và I. Vởy G là trọng tâm của tam giác ABC.
a) HS tự chứng minh xem như một BT về nhà.
b) – Vẽ hình .
 -- Hướng dẫn HS chứng minh.
Bài tập về nhà : Từ bài 1 10 trang 12 ( SGK )
Hướng dẫn dặn dò : Còn thời gian hướng dẫn bài 1, 2
Điều chỉnh với từng lớp ( Nếu có )
Tiết 6 : Câu hỏi và bài tập
Ngày soạn:
Ngày dạy :
A- Mục tiêu : Luyện kĩ năng giải toán về cộng , trừ hai vectơ . Củng cố kiến thức cơ bản .
B- Nội dung và mức độ : Chọn bài tập ở trang 12 ( Sgk ) 
C- Chuẩn bị của thầy và trò : Sách giáo khoa , sách hướng dẫn
D- Tiến trình tổ chức bài học :
ổn định lớp : - Sỹ số lớp :
 - Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập ra về nhà
Nội dung bài giảng : 
Hoạt động 1 : ( Chữa bài tập củng cố kiến thức cơ bản )
Chữa bài tập 2 ( SGK-12 ) :
 Cho hình bình hành ABCD và một điểm M bất kì. Chứng minh rằng :
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
áp dụng quy tắc 3 điểm, ta được:
) =.
(vì ABCD là hình bình hành nên =).
- Gọi HS lên bảng chữa ;
- Định hướng bài giải cho HS 
 Hoạt động 2 : ( Chữa bài tập , luyện kĩ năng giải toán )
 Chữa bài tập số 3 ( SGK-12 ) 
Chứng minh rằng đối với tứ giác ABCD bất kì ta luôn có :
a) ;
b) 
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
a) VT=
=
==VP(đpcm).
b) VT== (1)
 VP== (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:
 (đpcm).
- Gọi HS lên bảng chữa ;
- Định hướng bài giải cho HS 
 Hoạt động 3 : ( Chữa bài tập , luyện kĩ năng giải toán ) 
 Chữa bài tập 5 ( SGK-12 )
Cho tam giác đều ABC cạnh a. Tính độ dài của các vectơ và .
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
* Ta có : = nên :
=AC=a.
Tương tự.
- Định hướng bài giải cho HS ;
- HD học sinh.
Hoạt động 4 : ( HĐ củng cố) 
 Chữa bài tập 4(SGK-12)
 Cho tam giác ABC . Bên ngoài tam giác vẽ các hình bình hành ABIJ, BCPQ, CARS. Chứng minh rằng .
 Hoạt động của h ... ) 
(C) 
(D) 
3. Tam giác ABC vuông ở A và có góc . Hệ thức nào sau đây là sai?
(A) 
(B) 
(C) 
(D) 
4. Cho và là hai vectơ cùng hướng và khác vectơ . Trong các kết quả sau đây, hãy chọn kết quả đúng.
(A) ;
(B) 
(C) 
(D) .
5. Cho tam giác ABC vuông cân tại A có AB = AC = 30 cm. Hai đường trung tuyến BF và CF cắt nhau tại G. Diện tích tam giác GFC là : 
(A) 
(B) 
(C) 
(D)
6. Đường tròn tâm O có bán kính R= 15 cm. Gọi P là một điểm cách tâm O một khoảng PO=9cm. Dây cung đI qua P và vuông góc với PO có độ dài là :
(A) 22 cm ;
(B) 23 cm ;
(C) 24 cm ;
(D) 25 cm . 
7. Cho tam giác ABC có AB = 8 cm, AC = 18 cm và có diện tích bằng 64 .
 Giá trị của sinA là :
(A);
(B) ;
(C);
(D). 
8. Cho tam giác ABC có AB = 4 cm , BC = 7 cm , CA = 9 cm. Giá trị cosA là:
(A) ;
(B) ;
(C);
(D). 
9. Cho hai điểm A=(1;2) và B=(3;4). Giá trị của là :
(A)4 ;
(B) ;
(C) ;
(D) 8.
10. Cho hai vectơ và . Góc giữa hai vectơ và là :
(A) ;
(B) ;
(C) ;
(D) .
11. Cho hai điểm M = (1;2) và N = (-3;4). Khoảng cách giữa hai điểm M và N là 
(A) 4 ;
(B) 6;
(C) ;
(D) .
12. Tam giác ABC có A(-1;1) ; B(1;3) ; C(1;-1). Trong các phát biểu sau đây, hãy chọn cách phát biểu đúng.
(A) ABC là tam giác có ba cạnh bằng nhau ;
(B) ABC là tam giác có ba góc đều nhọn ;
(C) ABC là tam giác cân tại B (có BA=BC) ; 
(D) ABC là tam giác vuông cân tại A.
13. Tam giác ABC vuông cân tại A và nội tiếp trong đường tròn tâm O bán kính R. Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Khi đó tỉ số bằng:
(A) ;
(B)
(C) ;
(D) .
14. Tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và có diện tích S . Nếu tăng cạnh BC lên 2 lần đồng thời tăng cạnh CA lên 3 lần và giữ nguyên độ lớn của góc C thì khi đó diện tích của tam giác mới được tạo nên bằng :
(A) 2S ;
(B) 3S ; 
(C) 4S ;
(D) 6S .
15. Cho tam giác DEF có DE = DF = 10 cm và EF = 12 cm. Gọi I là trung điểm của cạnh EF. Đoạn DI có độ dài là :
(A) 6,5 cm ;
(B) 7 cm ; 
(C) 8 cm ;
(D) 4 cm .
Đáp án:
1. (C)
2. (D)
3. (D) 
4 . (A)
5. (D)
6 .(C)
7.(D)
8. (A)
9.(D)
10.(C)
11.(D)
12.(D)
13.(A)
14.(D)
15.(C)
Chương 3:
Phươnng pháp toạ độ trong mặt phẳng
Tiết 29-30-31-32 : Phương trình đường thẳng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A- Mục tiêu : HS nắm được khái niệm vectơ chỉ phương , phương trình tham số của đt, K/n vectơ pháp tuyến của đt, phương trình tổng quát của đt, vị trí tương đối của hai đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng và khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng .
B- Nội dung và mức độ : Phương trình tham số và phương trìng tổng quát của đường thẳng.
C- Chuẩn bị của thầy và trò : Sách giáo khoa , sách hướng dẫn. 
D- Tiến trình tổ chức bài học :
 a) ổn định lớp : - Sỹ số lớp :
 - Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
 b) Kiểm tra bài cũ : - Hãy cho biết điều kiện cần và đủ để hai vectơ cùng phương .
 c) Nội dung bài giảng : 
 I . Câu hỏi và bài tập:
1. Vectơ chỉ phương của đường thẳng
Hoạt động 1:
 Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng là đồ thị của hàm số .
a) Tìm tung độ của hai điểm và nằm trên có hoành độ lần lượt là
 2 và 6.
b) Cho vectơ . Hãy chứng tỏ cùng phương .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Vẽ hình ;
- Vấn đáp học sinh.
a) (2;1); M(6;3)
b) =(4;2)=2
2. Phương trình tham số của đường thẳng
Hoạt động 2:
Cho phương trình tham số của đường thẳng (d) : 
Hãy tìm (d) và vectơ chỉ phương của đt (d).
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- HD hoc sinh.
Từ pt tham số của đt (d) ta suy ra:
 (5;2); =(-6;8) = 2(-3;4) 
Hoặc có thể chọn vectơ (-3;4) làm vectơ chỉ phương của (d).
Hoạt động 3:
 Viết phương trình tham số của đường thăng d đi qua hai điểm A(2;3) và B(3;1). Tính hệ số góc của d .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- HD hoc sinh.
Ta có :
=
Phương trình tham số của 
đường thẳng d đi qua điểm A(2;3) và nhận =(1;-2) làm vectơ có dạng:
Hệ số góc của d là 
3. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng
Hoạt động 4:
Cho đường thẳng có phương trình và . Hãy chứng tỏ vuông góc với vectơ chỉ phương .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Hãy tìm vectơ chỉ phương của ;
- Hãy tính 
- Dẫn dắt đưa ra định nghĩa (SGK-Tr.73).
- Nhận xét (SGK-Tr.73).
Ta có :
Vectơ chỉ phương của đường thẳng là =(2;3), tính được:
.
4. Phương trình tổng quát của đường thẳng
a) Định nghĩa : (SGK-Tr.74)
Hoạt động 5: Hãy chưng minh nhận xét sau:
 Nếu đường thẳng có phương trình là ax+by+c = 0 thì có vectơ pháp tuyến la` và có vectơ chỉ phương là .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Gọi HS lên bảng
- Ta có :
(đpcm).
b) Ví dụ:
Hoạt động 6:
 Lập phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm A(2;2) và B(4;3).
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Gọi HS lên bảng
- Ta có :
 là vectơ chỉ phương của đường thẳng , suy ra vectơ pháp tuyến của đường thẳng là .
Vậy đường thẳng có phương trình tổng quát là :
 1.(x-2) – 2(y-2) = 0
Hay x – 2y + 2 = 0 .
 c) Các trường hợp đặc biệt:
Hoạt động 7 :
 Trong mặt phẳng Oxy, hãy vẽ các đường thẳng có phương trình sau đây :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Gọi 2 HS lên bảng
5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng 
Hoạt động 8 :
 Xét vị trí tương đối của đường thẳng : x – 2y + 1 = 0 với mỗi đường thẳng sau :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Gọi 3 HS lên bảng.
* Giữa và xét hệ :
Nhân phương trình thư nhất của hệ với -3, ta dẫn hệ đến một phương trình : Từ đó hệ có vô số nghiệm.
Vậy .
* Giữa và xét hệ :
Vậy và cắt nhau tại điểm (;).
* Giữa và xét hệ :
Hệ này vô nghiệm , suy ra:
 song song .
6. Góc giữa hai đường thẳng
Hoạt động 9 :
 Cho hình chữ nhật ABCD có tâm I và các cạnh AB=1, AD=. Tính số đo các góc và .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Vẽ hình , vấn đáp học sinh.
Ta có : 
 =
 =.
7. Công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng 
Hoạt động 10 :
 Tính khoảng cách từ điểm M(-2;1) và O(0;0) đến đường thẳng có phương trình 3x – 2y – 1 = 0.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- HD học sinh.
Ta có : 
d(M, )=;
d(O; )=
Bài tập về nhà : Làm các BT SGK trang 80, 81 .
Dặn dò : - Xem lại các công thưc đã học và làm đầy đủ BTVN. 
Điều chỉnh với từng lớp ( nếu có ).
Tiết 33-34: Câu hỏi và bài tập
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A- Mục tiêu : HS luyện tập giải các bài tập SGK–Tr.80
B- Nội dung và mức độ : Trọng tâm các bài tập lập phương trình tham số, phương trình tổng quát, tìm số đo góc, tìm khoảng cách.
C- Chuẩn bị của thầy và trò : Sách giáo khoa , sách hướng dẫn, biểu bảng 
D- Tiến trình tổ chức bài học :
 a) ổn định lớp : - Sỹ số lớp :
 - Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
 b) Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập ra về nhà
 c) Nội dung bài giảng : 
Tiết 1
Hoạt động 1:
Chữa BT1.(SGK-Tr.80)
 Lập phương trình tham số của đường thẳng d trong mỗi trường hợp sau :
a) d đi qua điểm M(2;1) và có vectơ chỉ phương ;
b) d đi qua điểm M(-2;3) và có vectơ pháp tuyến là 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV gọi 2 học sinh lên bảng.
a) Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua M(2;1) và có vectơ chỉ phương là :
b) Từ vectơ pháp tuyến của d là Suy ra vectơ chỉ phương của d là . Vậy phương trình tham số của d là :.
Hoạt động 2:
Chữa BT2.(SGK-Tr.80)
 Lập phương trình tổng quát của đường thẳng trong mỗi trường hợp sau :
a) đi qua M(-5;-8) và có hệ số góc k=-3;
b) đi qua hai điểm A(2;1) và B(-4;5).
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Gọi 2 học sinh lên chữa.
a) k = , suy ra vectơ pháp tuyến của là . Vậy phương trình : 3.(x + 5) + 1.(y + 8) = 0
 hay 3x + y + 23 = 0.
b) , suy ra vectơ pháp tuyến của là :. Vậy phương trình của 
 : 2(x - 2) + 3(y - 1) = 0
Hay : 2x + 3y – 7 = 0.
Hoạt động 3:
Chữa BT3.(SGK-Tr.80) 
 Cho tam giác ABC, biết A(1;4), B(3;-1) và C(6;2).
a) Lập phương trình tổng quát các đường thẳng AB, BC, CA;
b) Lập phương trình tổng quát của đường cao AH và trung tuyến AM. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn câu b)
a) AB : 5x + 2y – 13 = 0 
 BC : - x + y + 4 = 0 
 CA : 2x + 5y -22 = 0 .
b) Đường cao AH nhận vectơ làm vectơ pháp tuyến . Vậy pt 
 AH : 1.(x – 1) + 1.(y – 4) = 0
Hay x + y – 5 = 0 .
Hoạt động 4 : (HĐ củng cố)
Chữa BT6.(SGK-Tr.81) 
 Cho đường thẳng d co phương trình tham số : 
Tìm điểm M thuộc d và cách điểm A(0;1) một khoảng bằng 5.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV học sinh lên bảng chữa.
Phương trình đường thẳng d' đi qua A(0;1) và vuông góc với d là :
 d' : 2x + y – 1 = 0
Giao điểm M của d và d' ứng với gia trị của tham số là nghiệm t của pt:
 2(2 + 2t) + (3 + t) – 1 = 0 
Hay t = Vậy M(;).
Tiết 2
Hoạt động 5 :
Chữa BT5.(SGK-Tr.80) 
 Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng và sau đây :
a) : 4x – 10y + 1 = 0 và : x + y + 2 = 0 ;
b) : 12x – 6 y + 10 = 0 và : ;
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV gọi 2 học sinh lên bảng chữa
a) Xét hệ :
Vậy cắt tại điểm (;).
b) Thế x , y của vào ,ta được:
12(5 + t) – 6(3+2t) + 10 = 0 
Có vô số giá trị của t suy ra .
Hoạt động 6 :
Chữa BT7.(SGK-Tr.81) 
 Tìm số đo góc giữa hai đường thảng d và d' lần lượt có pt là :
 d : 4x – 2y + 6 = 0 
 d' : x – 3y + 1 = 0.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV gọi học sinh lên bảng chữa.
Ta có :
 = 
Vậy .
Hoạt động 7 :
Chữa BT8.(SGK-Tr.81) 
 Tìm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng trong các trường hợp sau :
a) A(3;5) p : 4x + 3y + 1 = 0 ;
b) B(1;-2) m: 3x – 4y – 26 = 0 ;
c) C(1;2) n : 3x + 4y -11 = 0 .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV gọi 3 học sinh lên bảng chữa.
a) 
;
b) 
c) .
Hoạt động 8 : (HĐ củng cố)
Chữa BT9.(SGK-Tr.81) 
 Tìm bán kính của đường tròn tâm C(-2;-2) tiếp xúc với đường thẳng 
 : 5x + 12y -10 = 0 .
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn học sinh.
Ta có :
.
Bài tập về nhà : Làm thêm các BT trong SBT
Dặn dò : - Xem lại các công thưc đã học.
 - Đọc trước bài " Phương trình đường tròn " 
Điều chỉnh với từng lớp ( nếu có ). 
Tiết 35 : Kiểm tra
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A- Mục tiêu : - Kiểm tra nhân thưc của hoc sinh về giải tam giác và phương trình đường thẳng . 
B- Nội dung và mức độ : Trọng tâm là giải tam giác và viết phương trình đường thẳng .
C- Chuẩn bị của thầy và trò : - GV: Đề KT
D- Tiến trình tổ chức bài học :
 a)ổn định lớp : - Sỹ số lớp :
 b)Kiểm tra bài cũ:
 c)Nội dung kiểm tra : 
Đề Bài
Time: 45'
Câu 1: Cho tam giác ABC biết a = 58 (cm) , b = 90 (cm) và .
 Tính cạnh c, và .
Câu 2 : Cho tam giác ABC biết A(-1;2) , B(2;4) , C(1;0) .
 a) Hãy viết phương trình tham số cạnh BC;
 b) Hãy viết phương trình đường cao AH.
Câu 3 : Chứng minh rằng diện tích S của tam giác tạo bởi đường thẳng 
 : ax + by + c = 0 , (a,b,c khác 0) với các trục toạ độ được tính bởi công thức: . 
đáp án – thang điểm
Câu 1:(4 điểm)
 Theo định lí cosin, ta có : 
 Ta có :
Câu 2 : (4 điểm)
a) 
 ;
b) AH: -1(x + 1 ) - 4(y - 2) = 0
 Hay AH: x + 4y – 7 = 0 
Câu 3 : (2 điểm) 
Gọi M, N lần lượt là giao điểm của với các trục Ox, Oy, ta có 
M(;0), N(0; ) . Tam giác tạo bởi và các trục Ox và Oy là tam giác OMN có diện tích :
(đpcm).
 O 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc.doc