I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa về vectơ chỉ phương, phương trình tham số của đường thẳng.
- Hiểu được cách viết phương trình tham số của đường thẳng.
- Nắm được mối quan hệ giữa vectơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng.
2. Kỹ năng
- Thành thạo cách xác định vectơ chỉ phương của đường thẳng.
- Học sinh biết cách lập phương trình tham số của đường thẳng đi qua một điểm và có vectơ chỉ phương cho trước hoặc đi qua hai điểm cho trước.
- Tính được hệ số góc khi biết được tọa độ của vectơ chỉ phương.
3. Thái độ
- Phát triển tư duy lôgic.
- Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh tự hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
Họ và tên : NGUYỄN VĂN LÊ VŨ Lớp : DT16STH02 Tiết dạy : 29 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG BÀI 1: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (tiết 1) Mục tiêu Kiến thức Nắm được định nghĩa về vectơ chỉ phương, phương trình tham số của đường thẳng. Hiểu được cách viết phương trình tham số của đường thẳng. Nắm được mối quan hệ giữa vectơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng. Kỹ năng Thành thạo cách xác định vectơ chỉ phương của đường thẳng. Học sinh biết cách lập phương trình tham số của đường thẳng đi qua một điểm và có vectơ chỉ phương cho trước hoặc đi qua hai điểm cho trước. Tính được hệ số góc khi biết được tọa độ của vectơ chỉ phương. Thái độ Phát triển tư duy lôgic. Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh tự hợp tác thực hiện các hoạt động. Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống. Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học. Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo viên, bảng phụ, sách giáo khoa, phiếu học tập. Học sinh: Sách giáo khoa và vở ghi. Chuẩn bị bài mới ở nhà. Chuỗi các hoạt động Giới thiệu (hoạt động tiếp cận bài học) (8’) GV đưa ra câu hỏi: Có một anh muốn đến nhà người yêu nhưng là lần đầu nên anh ta không biết phải đi đường nào, vậy theo các em làm cách nào anh ta có thể tìm được đường đến nhà người yêu anh ta ? Học sinh đưa ra dự đoán: Anh ta sẽ sử dụng google map. Anh ta sẽ hỏi người đi đường. Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Việc xác định con đường trong thực tế có nhiều điểm giống nhau trong việc xác định đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ, và có những điểm nào giống nhau, cách xác định như thế nào, các em cùng thầy tìm hiểu bài học mới ngày hôm nay. Nội dung bài học ( hoạt động hình thành kiến thức) 2.1 Vectơ chỉ phương của đường thẳng 2.1.1 Tiếp cận (khởi động) a. Mục tiêu : - Học sinh biết được vectơ chỉ phương - Áp dụng để xác định vec tơ chỉ phương b. Hình thức tổ chức: Vấn đáp c. Cách tiến hành: + Chuyển giao: Các em có nhận xét gì về giá của hai vectơ u1 ,u2 so với đường thẳng ∆, và so sánh hướng của hai vectơ đó ? Khi các em tìm đường , có bao nhiêu người để cho ta có thể hỏi đường? Một đường thẳng có bao nhiêu VTCP? Nếu là VTCP của đường thẳng thì có phải là VTCP của không? Vì sao? Anh trai ở ví dụ trên muốn xác định được con đường đi đến nhà người yêu của mình thì phải biết được những yếu tố nào? Vậy một đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ được xác định khi nào? Câu trả lời dự kiến vectơ u1 có giá trùng với đường thẳng d. Vectơ u2 có giá song song với đường thẳng d. Hai vectơ u1 ,u2 ngược hướng nhau. Có vô số người để hỏi đường Một đường thẳng có vô số VTCP. cũng là VTCP của vì cũng có giá song song. Khi biết anh ta đứng ở đâu và khi có có người chỉ đường. Một đường thẳng hoàn toàn xác định khi biết một điểm và một vectơ chỉ phương của đường thẳng đó. + Thực hiện Các bạn thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi. Giáo viên quan sát theo dõi. Giải thích câu hỏi nếu các bạn không hiểu nội dung các câu hỏi. + Báo cáo, thảo luận HS quan sát các phương án trả lời của các bạn. HS có thể đặt câu hỏi cho các nhóm bạn hiểu hơn câu trả lời. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV kết luận và dẫn dắt học sinh hình thành định nghĩa vectơ chỉ phương. 2.1.2 Hình thành: Vec tơ được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng nếu và giá của song song hoặc trùng với . Nhận xét: - Nếu là một vectơ chỉ phương của đường thẳng thì cũng là một vectơ chỉ phương của . Do đó một đường thẳng có vô số VTCP. - Một đường thẳng được hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một VTCP của đường thẳng đó. 2.1.3 Củng cố Trong các vectơ sau (4,8), (2,5), (,1) vectơ nào là vectơ chỉ phương của đường thẳng :y=2x có . Học sinh trả lời. (4,8), (,1) 2.2 Phương trình tham số của đường thẳng. 2.2.1 Tiếp cận a. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết được định nghĩa phương trình tham số của đường thẳng,cách viết phương trình tham số của đường thẳng. - Mối quan hệ giữa VTCP và hệ số góc của đường thẳng. b. Hình thức tổ chức: Vấn đáp c. Cách tiến hành: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng đi qua điểm và có VTCP u = (a,b).Lấy điểm bất kỳ trong mặt phẳng. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: Các em có nhận xét gì về phương của hai vectơ u và vectơ M0M ? Một em nhắc lại điều kiện cùng phương của hai vectơ cho thầy đó là gì nào? Thế điều kiện để M0M cùng phương với u là gì ? Vì có nhiều số “k” nên lần này thầy không muốn M0M = ku mà thầy sẽ đổi thành M0M = tu Chính vì thế các em áp dụng cách tính vectơ để biểu diễn hoành độ và tung độ vectơ M0M qua hoành độ và tung độ của tu sẽ được kết quả như thế nào? Khi rút x và y ra ta được hệ phương trình mới là gì ? Dự kiến câu trả lời: vectơ u và vectơ MM0 cùng phương với nhau. vectơ này sẽ bằng k lần vectơ kia MM0 = ku x-x0 =t.ay- y0=t.b Hệ phương trình mới là: x=t.a+ x0 y=t.b+ y0 + Thực hiện - Các học sinh tự suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Giáo viên quan sát, theo dõi các học sinh. Giải thích câu hỏi nếu các học sinh không hiểu nội dung các câu hỏi. + Báo cáo, thảo luận - Các học sinh lần lượt phát biểu trả lời các câu hỏi. - Cả lớp quan sát và nhận xét các phương án trả lời của bạn. 2.2.2 Hình thành Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng đi qua điểm và nhận làm VTCP. Khi đó phương trình tham số của đường thẳng là: Liên hệ giữa hệ số góc và VTCP của đường thẳng 2.3.1 Tiếp cận Mục tiêu: Giúp cho học sinh nắm rõ được mối liên hệ giữa vecto chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng, từ đó học sinh có thể xác định được vecto chỉ phương khi biết hệ số góc của đường thẳng và ngược lại. Hình thức tổ chức: thuyết trình Cách tiến hành + Chuyển giao: Cho đường thẳng có phương trình tham số: Nếu thì từ phương trình tham số của ta có: Thay t của phương trình (1) vào phương trình (2) ta được y- y0 = x- xou1. u2 Đặt , và chuyển qua vế bên kia của phương trình ta được y = k(x - x0) + y0 -Ở cấp hai chúng ta đã học phương trình đường thẳng có dạng và có hệ số góc là a - Vậy sau khi biến đổi dạng tham số của đường thẳng ∆ thì hệ số góc của đường thẳng là - Thực hiện: Gv thuyết trình công thức, giảng giải lại chỗ học sinh không hiểu - Báo cáo, thảo luận: Học sinh lắng nghe và đặt câu hỏi cho giáo viên để hiểu hơn bài học - Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: + GV dẫn dắt học sinh xác định được hệ số góc của đường thẳng và mỗi liên hệ giữa vectơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng. 2.3.2 Hình thành kiến thức: - Cho đường thẳng có vectơ chỉ phương Với thì có hệ số góc 2.3.3 Củng cố Ví dụ 1: Cho đường thẳng có phương trình tham số Hãy tìm một điểm có tọa độ xác định và VTCP của đường thẳng đó. Giải: Điểm M(2,-3) VTCP Ví dụ 2: Lập phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm và có VTCP . Giải: Phương trình tham số của đường thẳng d là Ví dụ 3: Tính hệ số góc của đường thẳng có VTCP . Giải: Hệ số góc của đường thẳng d là Luyện tập PHIẾU HỌC TẬP CỦNG CỐ Câu 1 Cho tam giác ABC , A( -2,3), B(1,-2), C(-5,4). Viết ptts đường trung tuyến AM Câu 2: Viết ptts của đường thẳng ∆ qua A(1,1) và song song với đường thẳng d: x=1+2ty=2-3t Câu 3 Viết ptts của đường thẳng d qua 2 điểm M(1,3) và N(0,2) + Thực hiện - Học sinh làm việc nhóm sau đó chọn ngẫu nhiên ba bạn lên bảng trình bày. - Giáo viên theo dõi, đảm bảo tất cả học sinh đều tự giác làm việc. + Báo cáo, thảo luận - GV đưa ra đáp án cho từng câu hỏi, các bạn thống kê số học sinh làm đúng từng câu. - GV yêu cầu học sinh trình bày cách làm cụ thể cho từng câu hỏi. - GV nhận xét và lựa chọn cách làm nhanh nhất cho từng câu. 2.2.4 Dặn dò - Yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. - Học bài cũ và xem bài mới trước khi tới lớp.
Tài liệu đính kèm: