Giáo án Hóa học 10 - Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 10 - Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.

 2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh

II. Chuẩn bị:

 GV: Các bài tập, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. Tiến trình dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

2. Hoạt động:

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 và tự chọn tuần 9:
Bài 10: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.
 2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh
II. Chuẩn bị:
	GV: Các bài tập, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Căn cứ vào đại lượng nào để xác định STT, chu kì, nhóm của nguyên tố?
 - Nếu biết được chu kì, nhóm nguyên tố ta có thể viết cấu hình electron được không?
 - Ngược lại ta biết cấu hình e sẽ xác định được chu kì, nhóm của nguyên tử đó.
Bài 1: 
Nguyên tố K có STT là 19, ở chu kì 4, nhóm IA. Xác định:
 a) Số p,e,Z của K?
 b) Số lớp e và số e lớp ngoài cùng của nguyên tử K?
 c) Cấu hình e của nguyên tử K?
Bài 2:
Cấu hình e của nguyên tử nguyên tố Y là: 1s22s22p63s23p6 3d104s24p5. Xác định:
STT, chu kì, nhóm nguyên tố Y?
Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? vì sao?
Hoạt động 2:
GV: - Từ vị trí nguyên tố, ta suy ra được các tính chất cơ bản nào của nguyên tố?
 - Tính chất của các oxit, hiđroxit có liên quan đến tính kim loại, phi kim của các nguyên tố hay không?
Bài 3: 
Nguyên tố P ở ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA. Xác định:
 a) Cấu hình e của P? P là kim loại hay phi kim? Vì sao?
 b) Oxit và hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi?
 c) Hợp chất và hóa trị với hiđro?
 d) Oxit và hiđroxit của P có tính axit hay bazơ?
Hoạt động 3:
GV: - Trong cùng chu kì, nhóm A theo chiều Z tăng, tính kim loại, phi kim của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
 - Tính bazơ, axit của kim loại có liên quan gì đến độ mạng của kim loại hay không?
 - Oxit , hiđroxit của nguyên tố nào có tính axit?
 - Độ mạnh tính axit của các nguyên tố có liên quan đến tính mạnh, yếu của phi kim hay không?
Bài 4: 
So sánh tính chất hóa học của các đơn chất và Hiđroxit của P (Z = 15) với Si (Z = 14) và S (Z = 16); với N (Z = 7) và As (Z = 33)?
GV: - Xét xem các nguyên tố có cùng chu kì. Nhóm hay không?
 - Căn cứ vào sự biến đổi tính chất của các chất trong cùng chu kì, nhóm A để giải.
HS: làm bài
Bài 5: 
Trong bảng tuần hoàn nguyên tố Clo ở ô thứ 17.
Xác định tính chất sau của Clo:
- Vị trí của Clo?
- Tính kim loại, phi kim?
- Công thức oxit cao nhất, hợp chất với hiđro
 b) So sánh tính kim loại ( hoặc phi kim) của Clo với F (Z = 9) và S (Z = 16)?
I. Quan hệ giữa vị trí nguyên tố với cấu tạo nguyên tử của nó:
 Vị trí Cấu tạo
 + STT nguyên tố à Số p, e, Z
 + STT chu kì Số lớp electron
 + STT nhóm A Số e lớp ngoài cùng
 Cấu hình electron của nguyên tử.
Bài 1: 
ơ
Số p = sô e = Z = 19
K ở chu kì 4 có 4 lớp e
 ở nhóm IA có 1e ở lớp ngoài cùng
 c) Cấu hình e của K:
 1s22s22p63s23p64s1 
Bài 2:
 a) STT: 35 vì có tổng số e là 35
 Chu kì 4 vì có 4 lớp e
 Nhóm VIIA vì có 7e lớp ngoài cùng và là nguyên tố p
Y là phi kim vì có 7e lớp ngoài cùng.
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố:
 Biết được vị trí nguyên tố ta sẽ biết được:
+ Tính kim loại, phi kim của nguyên tố.
+ Hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
+ Công thức oxit cao nhất, hợp chất với hiđro
+ Công thức Hiđroxit. Tính axit, bazơ của oxit, hiđroxit.
Chú ý: 
+ Oxit, hiđroxit của kim loại có tính bazơ.
+ Oxit, hiđroxit của phi kim có tính axit.
Bài 3: 
 a) Cấu hình e của P: 1s22s22p63s23p3 
 P là phi kim vì có 5e lớp ngoài cùng.
 b) Oxit cao nhất: P2O5 
 Trong hợp chất P có hóa trị cao nhất là 5
 c) Hợp chất với Hiđro: PH3 
 Hóa trị của P là 3
 d) Oxit và hiđroxit của P có tính axit.
III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận: 
 - Trong chu kì, theo chiều Z tăng:
 + Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần. 
 + Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần.
 - Trong cùng nhóm A, theo chiều Z tăng:
 + Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
 + Oxit và hiđroxit có tính bazơ mạnh dần, tính axit yếu dần.
Bài 4:
Cấu hình e của:
15P : 1s22s22p63s23p3
14Si : 1s22s22p63s23p2
16S : 1s22s22p63s23p4
7N : 1s22s22p3
33As: 1s22s22p63s23p63d104s24p3
Xét đơn chất:
 - Ta có P, Si, S ở cùng chu kì và đều là phi kim. Theo chiều Z tăng, tính phi kim Si < P < S
 - Ta có N, P, As đều là phi kim ở cùng nhóm VA. Theo chiều Z tăng, tính phi kim N > P > As
Xét Hiđroxit:
 Tính phi kim P yếu hơn N, S nên hiđroxit của P là H3PO4 có tính axit yếu hơn HNO3 và H2SO4 
IV. Củng cố:
 Kí duyệt của tổ trưởng
 Tuần 9:
 Phạm Thu Hà
 Về làm bài 4,5 trang 51 SGK
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docÝ nghĩa của bảng tuần hoàn ( tiết 18 và tự chọn).doc