Bài dạy: Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
Tuần: 23 Tiết: 42 Ngày soạn: 08/02/2017 Ngày dạy: 09/02/2017 Lớp: 10C4
I – Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất.
- Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi).
2. Về kĩ năng
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi .
- Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
3. Trọng tâm
- Tính oxi hóa mạnh, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất của một số hợp chất có oxi của clo.
II – Chuẩn bị
- Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, phiếu học tập
- Học sinh: Ôn bài cũ, đọc trước bài mới
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRƯỜNG THPT MÔN HÓA HỌC LỚP 10 – CƠ BẢN Giáo viên hướng dẫn: Thực tập sinh: Bài dạy: Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO Tuần: 23 Tiết: 42 Ngày soạn: 08/02/2017 Ngày dạy: 09/02/2017 Lớp: 10C4 I – Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất. - Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi). 2. Về kĩ năng - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi . - Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế. 3. Trọng tâm - Tính oxi hóa mạnh, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất của một số hợp chất có oxi của clo. II – Chuẩn bị - Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, phiếu học tập - Học sinh: Ôn bài cũ, đọc trước bài mới III – Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu các tính chất hoá học của Clo? Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Trả lời: Tính chất hoá học của Clo: tính oxi hoá mạnh. - Tác dụng với kim loại: 2Na + Cl2 2NaCl - Tác dụng với hiđro: H2 + Cl2 2HCl - Tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HclO 3. Vào bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu về các hợp chất của Clo với hiđro và kim loại. Chúng có rất nhiều ứng dụng như: KCl làm phân bón, ZnCl2 có khả năng diệt khuẩn, AlCl3 dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ... Vậy thì ngoài các hợp chất trên, clo có tạo hợp chất với các nguyên tố nào nữa và các hợp chất đó có ứng dụng gì? Thì trong bài mới hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: NƯỚC GIA-VEN (15 phút) - GV giới thiệu nguồn gốc tên gọi nước Gia-ven và thành phần hóa học: Nước Javen, nguồn gốc của cái tên này bắt nguồn từ người đã điều chế thành công là Béctơlo ở thành phố Javel gần thủ đô Paris nước Pháp và đó là dung dịch hỗn hợp muối của NaCl và NaClO. - Yêu cầu HS xác định các axit tương ứng với các muối trên. Gọi tên axit và các muối tương ứng. - GV đưa ra ví dụ về quần áo trắng bị dính màu và tẩy quần áo bằng nước Gia-ven, từ đó giúp HS đưa ra kết luận: Nước Gia-ven có tính tẩy màu - Nguyên nhân nước Gia-ven có tính tẩy màu? - Tại sao nước Gia-ven lại có tính oxi hóa mạnh? - Cần chú ý gì khi sử dụng nước Gia-ven? - GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và liên hệ thực tiễn để rút ra ứng dụng của nước Gia-ven? - Dựa vào những kiến thức đã biết và sgk em hãy nêu cách điều chế nước gia-ven trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? HCl NaCl Axit clohiđric Natri clorua HClO NaClO Axit hipocloro Natri hipoclorit - NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn cả axit H2CO3), do đó trong không khí ẩm (có mặt CO2) sẽ xảy ra phản ứng: NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO => Có tính tẩy màu - Cả NaClO và HClO trong dung dịch đều có tính oxi hóa mạnh. - Không để nước Gia – ven lâu ngoài không khí do xảy ra phản ứng với CO2. - Tẩy trắng vải, sợi, giấy. - Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. - Trong phòng thí nghiệm: nước gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. - Trong công nghiệp: Điều chế nước Gia – ven bằng cách điện phân dung dịch muối ăn (15÷20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn. Do không có màng ngăn nên Cl2 thoát ra ở anôt tác dụng với NaOH (cũng vừa được tao thành ở catôt) trong dung dịch tạo ra nước Gia – ven. I – Nước Gia-ven 1. Thành phần - Nước gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO. 2. Tính chất hóa học - Nước Gia-ven có tính tẩy màu - Có tính oxi hóa mạnh 3. Úng dụng Tẩy trắng, khử trùng, tẩy uế. 4. Điều chế - Trong phòng thí nghiệm: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O nước gia-ven - Trong công nghiệp: 2NaCl + 2H2O đpdd 2NaOH + H2↑ + Cl2↑ Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O Hoạt động 2: CLORUA VÔI (20 phút) - Nêu tính chất vật lý, CTPT, CTCT của clorua vôi? - Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của clo trong CTPT và CTCT? - Rút ra nhận xét về đặc điểm của muối này? => Rút ra khái niệm của clorua vôi - Dựa vào CTCT dự đoán tính chất hóa học của clorua vôi? Viết PTPƯ minh họa. - GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS hoàn thành: Nêu ứng dụng và cách điều chế Clorua vôi? - GV giới thiệu thêm: Ở nhiệt độ thường: 2Cl2+2Ca(OH)2 CaCl + 2H2O + Ca(ClO)2 (canxihipoclorit) So sánh sản phẩm canxihipoclorit và clorua vôi? - Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp - CTPT: CaOCl2 - CTCT: Theo CTPT: số oxi hoá của Clo là 0 Theo CTCT: - Nguyên tố Ca liên kết với 2 gốc axit: gốc Cl- và gốc OCl- - Do chứa gốc ClO- nên cũng như nước Gia – ven, Clorua vôi cũng có tính oxi hoá mạnh. - Tác dụng với chất khử: CaOCl2 + 2HCl ® CaCl2 + Cl2↑ + H2O - Tác dụng với CO2 trong không khí ẩm: 2CaOCl2 + CO2 + H2O ® CaCl2 + CaCO3↓+ 2HClO - Hoàn thành phiếu học tập và cử đại diên lên trả lời. - Giống nhau: đều có tính oxi hoá mạnh do có chứa gốc hipoclorit. - Khác nhau: clorua vôi là muối hỗn tạp, ở dạng rắn còn canxihipoclorit không là muối hỗn tạp, ở dạng dung dịch. II – Clorua vôi 1. Tính chất vật lý - Chất bột màu trắng, xốp - CTPT: CaOCl2 - CTCT: - Khái niệm: Muối hỗn tạp là muối của một kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau. Như vậy, clorua vôi là muối hỗn tạp. 2. Tính chất hóa học - Clorua vôi cũng có tính oxi hoá mạnh. + Tác dụng với chất khử: CaOCl2 + 2HCl ® CaCl2 + Cl2↑ + H2O + Tác dụng với CO2 trong không khí ẩm: 2CaOCl2 + CO2 + H2O ® CaCl2 + CaCO3↓+ 2HClO 3. Ứng dụng - Tẩy trắng vải, sợi, giấy. - Tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi... - Tinh chế dầu mỏ. - Xử lý chất độc, bảo vệ môi trường 4. Điều chế Clorua vôi được điều chế bằng cách cho khí Clo đi qua vôi tôi hoặc sữa vôi ở 30oC. Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O 4. Củng cố Tóm tắt lại kiến thức trọng tâm về: - Thành phần của nước Gia – ven - Tính chất và clorua vôi - Điều chế 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập: 1, 3, 4, 5 tragng 108 sgk lớp 10 cơ bản - Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: