Giáo án Hóa học 10 Bài 25: Flo – brom – iot (t2)

Giáo án Hóa học 10 Bài 25: Flo – brom – iot (t2)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - HS biết được:

 + Sơ lược tính chất vật lý, ứng dụng và điều chế flo, brom, iot và một số hợp chất của chúng.

 - HS hiểu được:

 + Sự giống nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo;

 + Phương pháp điều chế các đơn chất halogen.

 2. Kỹ năng

 - HS giải thích được vì sao tính oxi hóa giảm dần từ F2 -> I2, tính axit tăng theo chiều HF < hcl="">< hbr="">< hi;="">

 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của Flo, Clo, Brom, Iot và so sánh khả năng hoạt động của chúng;

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, clip thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét.

 3. Phát triển năng lực của học sinh

 - Rèn luyện cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

 - Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế (nhận biết tinh bột bằng iot hoặc ngược lại).

 - Năng lực tư duy hóa học;

 - Năng lực ngôn ngữ hóa học.

 

docx 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2114Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Bài 25: Flo – brom – iot (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ GIỜ DẠY MẪU
Tuần: 25
Tiết theo PPCT: 44
Ngày soạn: 07/02/2017
Ngày giảng: 13/02/2017
Bài 25: FLO – BROM – IOT (t2)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - HS biết được:
 + Sơ lược tính chất vật lý, ứng dụng và điều chế flo, brom, iot và một số hợp chất của chúng.
 - HS hiểu được:
 + Sự giống nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo;
 + Phương pháp điều chế các đơn chất halogen.
 2. Kỹ năng
 - HS giải thích được vì sao tính oxi hóa giảm dần từ F2 -> I2, tính axit tăng theo chiều HF < HCl < HBr < HI; 
 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của Flo, Clo, Brom, Iot và so sánh khả năng hoạt động của chúng;
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, clip thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét.
 3. Phát triển năng lực của học sinh
 - Rèn luyện cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế (nhận biết tinh bột bằng iot hoặc ngược lại).
 - Năng lực tư duy hóa học;
 - Năng lực ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Bài giảng, bảng tuần hoàn;
 - Tranh ảnh, video hoặc clip mô phỏng về phản ứng hóa học liên quan. 
 2. Học sinh
 - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp;
 - SGK, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 HS lên bảng hoàn thành PTPU:
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS tự đọc phần ứng dụng và sản xuất brom trong công nghiệp.
- HS lắng nghe, không cần ghi vào vở.
* Ứng dụng:
+ Dược phẩm
+ Công nghiệp phim ảnh
+ Công nghiệp dầu mỏ, hóa chất nông nghiệp, phẩm nhuộm và những hoa chất trung gian,
* Sản xuất:
Hoạt động 2: 
- Cho HS quan sát hình ảnh cùng với tìm hiểu SGK, nêu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của iot.
- Trong tự nhiên, iot tồn tại như thế nào? Ở đâu?
- GV nhận xét, kết luận.
III. IOT
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi:
+ Iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím.
+ Khi đun nóng, iot rắn biến thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này gọi là sự thăng hoa của iot.
+ Rất ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- HS suy nghĩ trả lời:
Trong tự nhiên, iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất là muối iotua, chủ yếu trong rong biển, nước biển, tuyến giáp người và động vật.
 Muối iotua hiếm hơn muối bromua, trong nước biển chỉ có một lượng rất nhỏ muối iotua.
Hoạt động 3: 
- GV: Tính chất đặc trưng của halogen là gì? So sánh tính chất đó của iot với các halogen khác?
- GV cho HS xem clip phản ứng của bột iot và bột nhôm, rút ra nhận xét và viết PTHH.
LƯU Ý: xúc tác H2O.
- GV so sánh các halogen tác dụng với hiđro, lưu ý xúc tác khi I2 tác dụng với H2.
 - GV bổ sung thông tin về HI: Khí hiđro iotua tan nhiều trong nước tạo ra dung dịch axit iothiđric, là axit mạnh hơn và dễ bị oxi hóa hơn axit HBr và HCl.
- GV so sánh các halogen tác dụng với nước, lưu ý iot hầu như không tác dụng với nước.
- Cho HS xem clip thí nghiệm NaI + Cl2, nhận xét.
- Lưu ý: Tính chất đặc trưng của iot
2. Tính chất hóa học
- HS trả lời:
+ Tính chất đặc trưng là tính oxi hóa.
+ Tính oxi hóa I < Br < Cl < F.
- HS xem clip, nhận xét:
Iot oxi hóa được nhiều kim loại khi đun nóng hoặc có chất xúc tác.
VD: 
- Iot chỉ oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác, tạo ra khí hiđro iotua, phản ứng thuận nghịch:
 + xúc tác Pt350-500℃ 
- Iot hầu như không tác dụng với nước.
- Muối iotua bị clo, brom oxi hóa thành iot.
VD: 
Tính chất đặc trưng: tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh → nhận biệt hồ tinh bột hoặc iot.
Hoạt động 4: 
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS tự đọc phần ứng dụng và sản xuất brom trong công nghiệp.
- HS theo dõi, tự đọc.
* Ứng dụng:
+ Dược phẩm
+ Trộn trong chất tẩy rửa
+ Sản xuất muối iot phòng bênh bướu cổ,
* Sản xuất:
 4. Củng cố
 - Giải thích tại sao tính axit tăng theo chiều HF < HCl < HBr < HI?
 Từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, do đó độ dài liên kết H-X tăng dần, khả năng đứt liên kết dễ hơn nên tính axit mạnh hơn.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Xem lại nội dung chương 5 để tiết sau học bài mới “Luyện tập Nhóm halogen”.
 - Làm bài tập 1-11/113, 114 SGK, xem trước bài tập trang 118, 119.
 - Đọc thêm tư liệu Hợp chất CFC và bài đọc thêm Flo và Iot.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hồ Thị Vinh
GIÁO SINH THỰC TẬP
Nguyễn Thị Minh An

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_25_Flo_Brom_lot.docx