Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – ozon (t1)

Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – ozon (t1)

Bài 29: OXI – OZON (t1)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - HS biết:

 +Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon, những phản ứng chứng minh;

 + Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp;

 + Vai trò của khí oxi và tầng ozon đến đời sống trên Trái Đất.

 - HS hiểu:

 + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon;

 + Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm;

 2. Kỹ năng

 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của oxi, ozon và so sánh tính oxi hóa của chúng;

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, clip thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét;

 - Giải thích được các hiện tượng thực tế;

 - Làm các bài tập liên quan.

 

docx 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – ozon (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Tiết theo PPCT: 49
Ngày soạn: 17/02/2017
Ngày giảng: 24/02/2017
Bài 29: OXI – OZON (t1)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - HS biết:
 +Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon, những phản ứng chứng minh;
 + Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp; 
 + Vai trò của khí oxi và tầng ozon đến đời sống trên Trái Đất.
 - HS hiểu:
 + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon;
 + Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm;
 2. Kỹ năng
 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của oxi, ozon và so sánh tính oxi hóa của chúng;
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, clip thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét;
 - Giải thích được các hiện tượng thực tế;
 - Làm các bài tập liên quan.
 3. Phát triển năng lực cho học sinh
 - Rèn luyện cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế .
 - Năng lực tư duy hóa học;
 - Năng lực ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Bài giảng, bảng tuần hoàn;
 - Tranh ảnh, video hoặc clip mô phỏng về phản ứng hóa học liên quan; 
 - Hệ thống câu hỏi.
 2. Học sinh
 - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp;
 - SGK, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy và học bài mới.
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1
- GV cho HS dùng bảng hệ thống tuần hoàn (BHTTH) xác định vị trí cùa oxi, yêu cầu học sinh viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, công thức electron và công thức cấu tạo của oxi.
A. OXI
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
- HS tham khảo BHTTH và trả lời:
- Kí hiệu: O, M = 16.
- Z=8, thuộc nhóm VIA, chu kì 2 trong BHTTH.
- Cấu hình electron là 1s22s22p4.
- Ở điều kiện thường phân tử oxi gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có CTCT O=O.
Hoạt động 2
- Liên hệ thực tế, nêu tính chất vật lí của oxi.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- HS nghiên cứu SGK, trả lời yêu cầu của GV:
+ Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí, d = .
+ = -183℃.
+ Tan ít trong nước.
Hoạt động 3
- Tính chất hóa học cơ bản của oxi là gì?
- Trong hợp chất, oxi có số oxi hóa là bao nhiêu?
- GV: Oxi có những tính chất hóa học nào?
- GV cho HS xem clip thí nghiệm magie cháy trong khí oxi, yêu cầu học sinh viết PTPU ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố.
- HS quan sát hình ảnh hiện tượng cửa sắt và ghi đông xe đạp bị gỉ, xác định số oxi hóa và hoàn thành PTPU sau:
(oxit sắt từ)
- GV cho HS xem clip cacbon cháy trong khí oxi, yêu cầu học sinh viết PTPU ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố.
- GV lấy thêm ví dụ.
- GV cho HS xem clip rượu etylic cháy trong khí không khí, hãy liên hệ thực tế rồi viết PTPU ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố.
- GV yêu cầu HS hoàn thành PT, xác định số oxi hóa.
Lưu ý: Các hợp chất hữu cơ khi cháy tạo ra CO2 và H2O.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- HS tham khảo SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh: 
+ Trong hợp chất ( trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hóa là -2.
+ Oxi tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt,) và các phi kim (trừ halogen).
+ Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
1. Tác dụng với kim loại
- HS xem clip, viết PTPU và xác định số oxi hóa:
- HS hoàn thành PTPU:
2. Tác dụng với phi kim
- HS viết PTPU và xác định số oxi hóa:
3. Tác dụng với hợp chất
- HS lắng nghe, trả lời yêu cầu của GV:
+ Liên hệ thực tế: nướng mực khô bằng cồn,
Hoạt động 4
- GV: Quan sát các hình ảnh và dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu ứng dụng của oxi?
IV. ỨNG DỤNG
- HS trả lời câu hỏi: 
+ Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống.
+ Ngoài ra oxi còn có ứng dụng trong công nghiệp: luyện thép, công nghiệp hóa chất, y khoa, 
Hoạt động 5
GV yêu cầu HS quan sát SGK và rút ra các phương pháp điều chế oxi, viết PTHH xảy ra.
V. ĐIỀU CHẾ
HS nghiên cứu SGK và rút ra các phương pháp điều chế trong công nghiệp.
1. Trong phòng thí nghiệm
Oxi được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu oxi và ít bền với nhiệt như KClO3, KMnO4...
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
2. Trong công nghiệp
- Từ không khí: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng→ oxi.
Điện phân
- Từ nước:
2H2O 2H2 ↑ + O2↑
 4. Củng cố
 - Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của oxi.
 - Hoàn thành PTHH điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
 - Làm bài tập trắc nghiệm đúng sai (trình chiếu trên máy).
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Làm bài tập 1, 2, 4/ 127 SGK.
 - Chuẩn bị trước bài mới phần “B. Ozon”
Nhận xét của GVHD
.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hồ Thị Vinh
GIÁO SINH THỰC TẬP
Nguyễn Thị Minh An

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_29_Oxi_Ozon.docx