Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – Ozon (t2)

Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – Ozon (t2)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - HS biết:

 +Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon, những phản ứng chứng minh;

 + Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp;

 + Vai trò của khí oxi và tầng ozon đến đời sống trên Trái Đất.

 - HS hiểu:

 + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon;

 + Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm;

 2. Kỹ năng

 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của oxi, ozon và so sánh tính oxi hóa của chúng;

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, clip thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét;

 - Giải thích được các hiện tượng thực tế;

 - Làm các bài tập liên quan.

 

docx 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1724Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – Ozon (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết theo PPCT: 50
Ngày soạn: 17/02/2017
Ngày giảng:01 /03/2017
Bài 29: OXI – OZON (t2)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - HS biết:
 +Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon, những phản ứng chứng minh;
 + Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp; 
 + Vai trò của khí oxi và tầng ozon đến đời sống trên Trái Đất.
 - HS hiểu:
 + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon;
 + Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm;
 2. Kỹ năng
 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của oxi, ozon và so sánh tính oxi hóa của chúng;
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, clip thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét;
 - Giải thích được các hiện tượng thực tế;
 - Làm các bài tập liên quan.
 3. Phát triển năng lực cho học sinh
 - Rèn luyện cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế (nhận biết tinh bột bằng iot hoặc ngược lại).
 - Năng lực tư duy hóa học;
 - Năng lực ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Bài giảng, bảng tuần hoàn;
 - Hình ảnh, video hoặc clip mô phỏng về phản ứng hóa học liên quan; 
 - Hệ thống câu hỏi.
 2. Học sinh
 - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp;
 - SGK, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu tính chất hóa học của oxi, viết PTHH minh họa.
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
- Ozon là một dạng thù hình của oxi. Vậy dạng thù hình là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
B. OZON
I. TÍNH CHẤT
- HS suy nghĩ, trả lời:
Dạng thù hinh là dạng tồn tại khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học. 
Hoạt động 2:
- Cho HS nghiên cứu SGK và nêu tính chất vật lí của khí ozon.
- GV yêu cầu HS bổ sung, nhận xét và kết luận.
1. Tính chất vật lí
- HS trả lời câu hỏi:
+ Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -112℃.
+ Khí ozon tan trong nước nhiều hơn so với khí oxi.
Hoạt động 3:
- GV viết CTCT của O3:
Lưu ý: 
- Tính oxi hóa của O3 rất mạnh thể hiện như thế nào?
- Hãy chứng minh tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2 ?
- Ngoài ra, để nhận biết O3 ta còn dùng dung dịch KI có hồ tinh bột, xuất hiện hợp chất màu xanh do tạo ra I2.
2. Tính chất hóa học
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
+ Ozon là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn oxi.
+ O3 oxi hóa được hầu hết các kim loại ( trừ Au và Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
+ Ở điều kiện bình thường, O2 không oxi hóa được bạc nhưng O3 oxi hóa được bạc thành bạc oxit:
Hoạt động 4:
- Quan sát hình ảnh trên màn hình, hãy cho biết trong tự nhiên O3 có ở đâu, hình thành như thế nào và có tác dụng gì?
- GV cho HS nhận xét, bổ sung, sau đó kết luận.
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN
HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
+ O3 được tạo thành trong khí quyển do sự phóng điện (tia chớp, sét) hoặc do sự oxi hóa một số chất hữu cơ ở trên mặt đất.
+ Tập trung ở lớp khí quyển cách mặt đất 20-30 km, tạo thành do tia tử ngoại chuyển O2 thành O3:
+ Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại, bảo vệ con người và các sinh vật trên mặt đất khỏi tác hại của tia này. 
Hoạt động 5:
- GV đưa ra một số hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và liên hệ thực tiễn trả lời ứng dụng của ozon.
- GV cho HS xem clip về lỗ thủng tầng ozon, qua đó giáo dục đạo đức, ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
III. ỨNG DỤNG
- HS quan sát, trả lời yêu cầu của GV về ứng dụng của ozon:
+ Với một lượng nhỏ làm không khí trong lành, lượng lớn có hại.
+ Dựa vào tính oxi hóa mạnh, dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác; trong y học, để chữa sâu răng; trong đời sống, để sát trùng nước sinh hoạt.
- HS quan sát, theo dõi, từ đó biết được tác hại của việc tầng ozon bị phá hủy đến sức khỏe con người, và rút ra những việc nên làm để bảo vệ tầng ozon, bảo vệ môi trường sống của con người và các loài sinh vật.
 4. Củng cố
- Làm bài tập trắc nghiệm, bài tập 6/128 SGK (chiếu trên máy).
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Sau cơn mưa trời lại sáng”
 5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới “Lưu huỳnh”.
- Làm các bài tập 3, 5, 6 trang 127-128 SGK.
Đọc bài đọc thêm “Sự suy giảm tầng ozon”
Ý kiến của GVHD
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hồ Thị Vinh
GIÁO SINH THỰC TẬP
Nguyễn Thị Minh An

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_29_OXI_OZON_T2.docx