Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – Ozon (tiết 1)

Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – Ozon (tiết 1)

CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH

Tiết: .Bài 29: Oxi – Ozon (tiết 1)

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 - Học sinh nêu được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, cấu tạo phân tử của oxi.

 - Học sinh trình bày được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của oxi: Ở điều kiện thường oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

 - Học sinh nêu được tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa, khi phản ứng với kim loại, phi kim., hợp chất.

-Nêu được ứng dụng và các cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Vận dụng viết một số pthh có liên quan đến tính chất hóa học của oxi và giải một số bài tập có liên quan như tính thành phần % thể tích các khí, nhận biết các khí.

 

docx 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1490Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Bài 29: Oxi – Ozon (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 10( CƠ BẢN)
Ngày soạn: Ngày dạy:
Họ và tên: Hà Thị Mai Hương Lớp dạy: 
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH
Tiết: .Bài 29: Oxi – Ozon (tiết 1)
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
	- Học sinh nêu được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, cấu tạo phân tử của oxi. 
	- Học sinh trình bày được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của oxi: Ở điều kiện thường oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. 
	- Học sinh nêu được tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa, khi phản ứng với kim loại, phi kim., hợp chất. 
-Nêu được ứng dụng và các cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Vận dụng viết một số pthh có liên quan đến tính chất hóa học của oxi và giải một số bài tập có liên quan như tính thành phần % thể tích các khí, nhận biết các khí.
2. Kỹ năng:
	- Dự đoán tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxi
	- Quan sát hình ảnh, thí nghiệm để rút ra một số nhận xét 
	- Viết pthh chứng minh tính chất hóa học của oxi
3. Thái độ:
	- Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, hợp tác, tư duy sáng tạo và tìm tòi.
	- Thông qua nội dung bài học, học sinh có niềm say mê với môn hóa cũng như các môn khoa học tự nhiên.
	- Thông qua nội dung bài học giáo dục cho học sinh về sự ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
-Tài liệu: giáo án, sgk Hóa học 10 cơ bản, sgv Hóa học 10 cơ bản, phiếu học tập và một số tài liệu khác.
-Trang thiết bị: máy chiếu, máy tính cá nhân
2. Học sinh:
	- Sgk Hóa học 10 cơ bản, sbt Hóa học 10 cơ bản, vở ghi, các đồ dùng học tập khác có liên quan.
	- Chuẩn bị bài mới, lưu ý đọc trước bài mới.
III. Phương pháp dạy học 
Sử dụng các phương pháp thuyết trình dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại gợi mở đặt vấn đề
IV. Tiến trình dạy học
1, Ổn định tổ chức lớp
2, Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ
3, Bài mời 
	Các em thân mến, ở chương trình THCS chúng ta đã được tìm hiểu về oxi và được biết đó là chất khí rất quan trọng đối với đời sống con người. Hàng ngày một người bình thường có thể nhịn ăn một tháng, nhịn uống 3 ngày nhưng không thể ngưng thở quá 5 phút. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về oxi xem ngoài những tính chất và ứng dụng đã biết, oxi còn có những tính chất và ứng dụng nào khác.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Gv: Dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước em xác định vị trí của oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Hs: ...
Gv: Viết cấu hình e của nguyên tử oxi và xác định số e lớp ngoài cùng?
Gv: Biểu diễn sự phân bố e trong các obital
Gv: Vì oxi có 2e độc thân lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử oxi có khả năng liên kết với nhau bằng 2 liên kết cộng hóa trị không cực tạo ra phân tử oxi.
Gv: Em hãy cho biết CTCT và CTPT của oxi?
Hoạt động 2:
GV: Như chúng ta đã biết oxi có rất nhiều trong không khí, vậy một em hãy cho biết trạng thái, màu sắc và mùi vị của oxi?
Gv: Để biết oxi nặng hay nhẹ hơn không khí em hãy cho biết tỉ khối của oxi so với không khí?
Từ kết quả trên em có nhận xét gì không?
Gv: Oxi là một chất khí rất ít tan trong nước, vậy một em hãy lấy một ví dụ cụ thể để chứng minh cho tính chất này?
Hs: ví dụ sục khí oxi vào bể cá...
Gv: Cung cấp thêm thông tin: 
-Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -1830C và oxi hóa lỏng có màu xanh nhạt.
I.Vị trí và cấu tạo:
- O(z=8) chu kỳ 2, nhóm VIA
- Cấu hình e:
O(Z=8): 1s22s22p4
- Số e lớp ngoài cùng: 6e
- Sự phân bố e trong các obital:
↑↓
↑↓
↑
↑
 2s2 2p4 
 . . . .
-CT e: : O : : O :
- CTCT: O = O
- CTPT: O2
II. Tính Chất vật lí
- Khí oxi không màu, không mùi, không vị.
- d O2/kk ≈ 1,1 > 1
- Oxi nặng hơn không khí
- Oxi ít tan trong nước
- Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -1830C và oxi hóa lỏng có màu xanh nhạt.
Hoạt động 3:
-Dựa vào cấu hình e và độ âm điện của oxi em hãy dự đoán tính chất hóa học của oxi?
Gv: Trình chiếu movie thí nghiệm Magie cháy trong khí oxi.
Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, viết pthh,và xác định số oxi hóa của các chất trong pư? 
Hs: Mg cháy sáng chói trong khí oxi
GV: Tương tự như Mg, Na và Fe cũng cháy chói sáng trong khí oxi tạo ra oxit.
Gv: Nhiều phi kim cháy trong khí oxi tạo ra oxit, là những hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực.
Gv: Trình chiếu movie thí nghiệm đốt cháy cacbon trong khí oxi.
Yêu cầu học sinh sự cháy của cacbon trong khí oxi và rút ra nhận xét?
Hs: quan sát,nêu hiện tượng...
Gv: yêu cầu học sinh viết pthh và xác định số oxh của các chất trong pư?
Gv: tương tự như C thì P và S cũng phản ứng mãnh liệt với khí oxi khi có nhiệt độ cao tạo ra oxit. Em hãy viết pthh và xác định số oxh của các chất?
Gv: Ở nhiệt độ cao, nhiều hợp chất cháy trong khí oxi tạo ra oxit là những hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực.
Vd: 
+Hợp chất hữu cơ: cồn cháy trong không khí
Yêu cầu học sinh viết pthh?
+ Hợp chất vô cơ: Cacbon oxit cháy trong không khí 
Yêu cầu học sinh viết pthh?
Gv: em có nhận xét gì về vai trò của oxi trong các phản ứng trên
Hs:...
Hoạt động 4: 
Gv: Dựa vào kiến thức đã học em hãy nêu những ứng dụng của oxi trong đời sống sản xuất?
Hs:...
Gv: Chiếu cho học sinh xem thêm một số hình ảnh về ứng dụng của oxi.
Hoạt động 5:
Gv: Em hãy cho biết cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm mà em đã được học ở chương trình hóa học lớp 8
Hs:...
Gv: Yêu cầu hs viết pt minh họa?
Gv: em hãy cho biết nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Hs:..
Gv: chiếu cho hs xem hình ảnh điều chế khí oxi bằng phương pháp phân hủy kali pemanganat (KMnO4)
Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk và cho biết trong công nghiệp oxi được điều chế bằng mấy cách? Đó là những cách nào?
Gv: chiếu cho học sinh xem sơ đồ sản xuất khí oxi từ nước và từ không khí.
III. Tính chất hóa học
O(z=8): 1s22s22p4
Oxi có 6e lớp ngoài cùng → dễ dàng nhận 2e để đạt cấu hình bền
O + 2e → O2-
→ có tính oxi hóa
-Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ đứng sau flo(3,98)
→ có tính oxi hóa mạnh
1.Tác dụng với kim loại
2-
2+
t0
0
PTHH:
 2Mg + O2 →2 MgO
→ Oxi tác dụng mạnh với Mg khi có nhiệt độ tạo ra magie oxit.
2. Tác dụng với phi kim
- C cháy sáng chói trong khí oxi
→ Oxi tác dụng mạnh với C khi có nhiệt độ tạo ra cacbon đi oxit
2-
4+
0
0
t0
PTHH: 
C + O2 → CO2
2-
5+
t0
0
0
4P + 2O2 → 2 P2O5
2-
4+
t0
0
0
S + O2 → SO2
3. Tác dụng với hợp chất 
t0
PTHH:
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
t0
CO + O2 → CO2
→ Oxi đều đóng vai trò là chất oxh
IV. Ứng dụng
- Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống
- Oxi cần cho các ngành công nghiệp sản xuất
V. Điều chế
1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
- Oxi được điều chế bằng cách phân hủy các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt:
KMnO4, KClO3, H2O2...
t0
PTHH:
KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑
- Nguyên tắc : Phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt. 
2. Sản xuất oxi trong công nghiệp
- Trong công nghiệp oxi được điều chế bằng 2 cách: từ không khí và từ nước
V. Củng cố bài học
 	Câu hỏi: Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp: 
 Cấu hình e nguyên tử 
 A, 1s22s22p5 a, Cl
 B, 1s22s22p4 b, S
 C, 1s22s22p63s23p4 c, O
 D, 1s22s22p63s23p5 d, F
 	Đáp án:
A-d, B-c, C-b, D-a
Nhận xét của GVHD:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_29_Oxi_Ozon.docx