Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 60: Bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 60: Bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

I. mục tiêu bài học :

1. Kiến thức :

Củng cố và khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất lưu huỳnh như:

- Tính khử của H2S.

- Tính khử và tính oxi hóa của SO2

- Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric.

2. Kĩ năng :

- Rèn các thao tác thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng.

- Chú ý thực hiện thí nghiệm an toàn với những hóa chất độc, dễ gây nguy hiểm như : SO2, H2S, H2SO4 đặc

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3237Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 60: Bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sạon: 4/03/2009
Ngày dạy:
Lớp dạy
 A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
A9
Tiết 60. BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : 
Củng cố và khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất lưu huỳnh như:
-	Tính khử của H2S.
-	Tính khử và tính oxi hóa của SO2
-	Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric.
2. Kĩ năng :
-	Rèn các thao tác thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng.
-	Chú ý thực hiện thí nghiệm an toàn với những hóa chất độc, dễ gây nguy hiểm như : SO2, H2S, H2SO4 đặc
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Dụng cụ :
-	Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống dẫn thủy tinh, lọ thủy tinh có nắp đậy rộng miệng, nút cao su có khoan lỗ, ống dẫn cao su dài 3-5cm, nút cao su không khoan lỗ, đèn cồn.
2. Hóa chất :
-	Dung dịch H2SO4 đặc -	Sắt (II) Sunfua.
-	Dung dịch HCl -	Dung dịch Na2SO3
-	Dung dịch H2SO4 loãng -	Đồng kim loại.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
GV :
-	Những yêu cầu của buổi thực hành và chú ý tính an toàn. 
-	Hướng dẫn một số thao tác làm mẫu cho học sinh quan sát dụng cụ được lắp ráp để thực hiện thí nghiệm. Tính khử của H2S, SO2.
Hoạt động 2
GV : Hướng dẫn học sinh.
-	Làm thí nghiệm điều chế và đốt cháy H2S từ phản ứng của FeS với dung dịch HCl.
-	Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
Hoạt động 3
GV : hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm điều chế ra khí SO2 rồi thí nghiệm tính khử của SO2
HS : Tiến hành thí nghiệm quan sát ghi nhận vào bài tường trình.
GV : Khí SO2 không màu mùi hắc rất độc. Khi làm thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ và lắp dụng cụ kín.
Hoạt động 4.
GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm dẫn khí H2S vào ống nghiệm có chứa H2O để tạo thành dung dịch axít sunfithidric làm rồi dẫn tiếp khí SO2 vào dung dịch H2S.
Hoạt động 5
GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm của H2SO4 đặc và đồng.
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
1.	Điều chế và chứng minh tính khử của Hiđro sunfua.
-	Lắp dụng cụ điều chế khí H2S từ FeS và dung dịch HCl
-	Đốt khí H2S thoát ra.
- 	Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học, xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S­
2H2S + 3O2 ® 2H2O + 2SO2
HS :
-	Tiến hành thí nghiệm và ghi nhận vào bài tường trình.
2. Tính khử của Lưu Huỳnh đioxit
-	Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch Brom, quan sát hiện tượng viết phương trình hóa học, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng phản ứng 
Na2 SO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + SO2­
Phản ứng của SO2 với dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4
3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh dioxit
-	Dẫn khí H2S vào H2O
-	Dẫn khí SO2 vào H2S
HS : Quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng viết phương trình phản ứng hóa học vào bài tường trình.
O2 + 2H2 ® 3 + 2H2O
Dung dịch H2S bị vẩn đục màu vàng
4. Tính oxi hóa của axit Sunfuric đặc
HS: Tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học xác định vai trò từng chất trong phản ứng.
Cu + 2H2SO4đ ® CuSO4 + H2O + SO2­
V. CỦNG CỐ :
-	Giáo viên cho học sinh vệ sinh phòng thí nghiệm
VI. DẶN DÒ :
-	Học sinh về nhà làm bài tường trình và nộp vào giờ sau

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 60.doc