Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 Tiết 41: Oxi

Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 Tiết 41: Oxi

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

Trình bày được:

+ Vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử oxi.

+ Nêu được tính chất vật lí, ứng dụng, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

+ Thấy được vai trò quan trọng của oxi đối với sự sống của con người và sinh vật trên trái đất.

Giải thích được:

+ Tại sao tính oxi hóa mạnh của oxi.

+ Tại sao nguyên tắc điều chế oxi trong PTN là phân hủy các hợp chất giàu oxi và không bền.

 

docx 12 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2028Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 29 Tiết 41: Oxi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:.....................................................
Lớp dạy:...................................................
Ngày soạn: 23/9/2016
Ngày dạy:...................................................
Bài 29- Tiết 41: OXI
Kiến thức cũ đã biết
Kiến thức mới cần hình thành
- Tính chất của oxi đã học trong chương trình lớp 8
- Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học và phản ứng oxi hóa-khử.
- Vị trí cấu hình electron lớp ngoài cùng, ứng dụng, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính oxi hóa mạnh của oxi (HS thấy được mối liên quan giữa cấu tạo nguyên tử, phân tử, độ âm điện của oxi với tính oxi hóa mạnh của nguyên tố này.
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Trình bày được:
+ Vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử oxi.
+ Nêu được tính chất vật lí, ứng dụng, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
+ Thấy được vai trò quan trọng của oxi đối với sự sống của con người và sinh vật trên trái đất.
Giải thích được:
+ Tại sao tính oxi hóa mạnh của oxi.
+ Tại sao nguyên tắc điều chế oxi trong PTN là phân hủy các hợp chất giàu oxi và không bền.
Vận dụng được:
+ Vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tiễn, sản xuất.
+ Vận dụng kiến thức để giải các bài tập hóa học có liên quan.
2. Kỹ năng
+ Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi.
+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,...Rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
+ Viết PTHH minh họa cho tính chất và điều chế.
3. Thái độ
+ Làm việc có nghiêm túc, có trách nhiệm.
+ Có niềm tin vào khoa học.
+ Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền mọi người trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực hợp tác, sáng tạo.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, kế hoạch dạy học.
+ Hợp đồng, phiếu hỗ trợ, phiếu học tập.
+ Giấy Ao, bút dạ, nam châm.
2. Chuẩn bị của HS
+ Sách giáo khoa, bút, vở.
+ Tính chất của oxi đã được học ở lớp 8.
III. Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng kết hợp với 1 số phương pháp khác.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu- yêu cầu và PPDH bài “oxi” (2 phút)
 Đặt vấn đề: Như các em đã biết khí oxi trong không khí đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự sống của chúng ta và tất cả sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có oxi trong vòng 3 phút thì cuộc sống của chúng ta khó có thể duy trì được. Vậy oxi là 1 nguyên tố như thế nào mà lại “có sức mạnh tiềm lực” như vậy thì chúng ta cùng đi vào bài ngày hôm nay, Tiết 41 “OXI”.
- GV: giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và phương pháp học tập bài học.
+ Đạt những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng đã đề ra.
+ Yêu cầu: HS biết phân phối thời gian hợp lí, độc lập hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân, và có tinh thần làm việc theo nhóm cao để giải quyết các nhiệm vụ nhóm.
Hoạt động 2: Nghiên cứu- kí kết hợp đồng (7 phút)
Phổ biến nội dung và yêu cầu của từng nhiệm vụ
HĐ có 6 NV: 4 NV bắt buộc (NV 1, 2, 3, 4) và 2 NV tự chọn (NV 5,6) 
Trong đó:
+ 5 NV có đáp án.
+ 2 NV có phiếu hỗ trợ (Số 3 màu vàng, số 5 màu đỏ).
+ 4 NV cá nhân (NV 2, 3, 5, 6) và 2 NV nhóm (1,4)
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ HS có quyền sử dụng phiếu hỗ trợ tùy theo năng lực, nhịp độ.
+ Sau khi hoàn thành 4 nhiệm vụ bắt buộc, HS có thể tự chọn làm thêm nhiệm vụ 5, hoặc 6. Có thể làm theo cá nhân hoặc nhóm.
- GV: Chia sẻ các thắc mắc của HS về hợp đồng nếu có.
- HS: Kí kết hợp đồng
+ Từng cá nhân nhận hợp đồng.
+ Quan sát, theo dõi, ghi nhận nội dung của từng nhiệm vụ.
+ Nêu câu hỏi về hợp đồng nếu có.
+ Lựa chọn nhiệm vụ và kí kết hợp đồng.
Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu, hợp đồng và phiếu học tập in sẵn.
Hoạt động 3: Thực hiện hợp đồng (22 phút)
Thời gian
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương tiện, thiết bị
27 phút
Thực hiện hợp đồng
Trợ giúp cho cá nhân hoặc nhóm HS gặp khó khăn và yêu cầu trợ giúp
Thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng đã kí kết
Hợp đồng, phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, giấy Ao và bút dạ.
Hoạt động 4: Thanh lí hợp đồng (13 phút)
- GV: Dành ít phút cho HS tham quan sản phẩm
- HS: + Trưng bày các sản phẩm học tập.
+ Tham quan sản phẩm của nhóm bạn.
+ Ghi nhận, đối chiếu với kết quả bản thân, của nhóm mình và có phản hồi tích cực.
 Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu, giấy Ao.
Khai thác sản phẩm có được từ hợp đồng
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương tiện
13 phút
Khai thác và chính xác hóa kiến thức
NV1( 2 phút)
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình.
- Chiếu đáp án và nhận xét kết quả.
NV2 (2 phút)
- Gọi HS đứng tại chỗ trình bày đáp án của mình.
- Chiếu đáp án và nhận xét kết quả của. HS.
NV3 (3 phút)
- Gọi HS đứng tại chỗ trình bày đáp án của mình.
- Chiếu đáp án và nhận xét kết quả của.
NV4 (2 phút) 
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình.
- Chiếu đáp án và nhận xét kết quả.
NV5 (2 phút)
Yêu cầu HS đọc đáp án, trình bày bài làm, chiếu đáp án và nhận xét.
NV6 : HS hoàn thành ở nhà.
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả với các nhóm khác.
- Nhận xét và so sánh với kết quả của các nhóm khác.
Trình bày đáp án, so sánh và tự đánh giá kết quả.
Trình bày đáp án, so sánh và tự đánh giá kết quả.
Cử đại diện trả lời kết quả, Bổ sung thiếu sót, tự đánh giá kết quả.
Trình bày đáp án, so sánh và tự đánh giá kết quả.
Máy tính, máy chiếu, giấy Ao, nam châm.
PHỤ LỤC
HỢP ĐỒNG BÀI 41: OXI
Họ tên:...............................................Lớp:................ Trường:......... .................................. Thời gian: 27 phút
Nhiệm vụ
Nội dung
Lựa chọn
Nhóm
Á
R
Đáp án
C
D
Tự đánh giá
Ð
@
a
Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của oxi
µ
††††
3’
@
JKL
Hoàn thành phiếu học tập số1
µ
†
4’
@
JKL
Hoàn thành phiếu học tập số2
µ
†
5’
@
JKL
Tìm hiểu cách điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp
µ
††††
5’
@
JKL
Bài tập số 1
λ
†
5’
@
JKL
Vẽ sơ đồ tư duy về oxi (cấu hình electron, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế)
λ
††††
vn
@
JKL
Tôi cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng này
HỌC SINH
(kí và ghi rõ họ tên)
GIÁO VIÊN
(kí và ghi rõ họ tên)
R
Đã hoàn thành
λ
NV tự chọn
Á
Thời gian tối đa
J
Rất thoải mái
@
Hướng dẫn của GV
Ð
Đáp án
µ
NV bắt buộc
C
Tiến triển tốt
†
Hoạt động cá nhân
D
Gặp khó khăn
K
Bình thường
Hoạt động 5: Tổng kết bài học (2 phút)
Học sinh tự đánh giá nhiệm vụ thực hiện theo hợp đồng. GV thu lại hợp đồng đó
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRONG HỢP ĐỒNG
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vị trí, cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của oxi
Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và cho biết:
+ Vị trí của oxi trong BTH (ô, chu kì, nhóm)
+ Công thức electron, công thức cấu tạo và loại liên kết trong phân tử.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
a, Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi
Hãy cho biết các tính chất vật lí của oxi bằng cách hoàn thành bảng sau:
Tính chất vật lí
Trạng thái
Màu sắc
Mùi, vị
D(oxi/không khí)
Tính tan trong nước
Nhiệt độ hóa lỏng
Hãy giải thích tại sao khi leo núi, càng lên cao ta càng cảm thấy khó thở?
b, Trong tự nhiên oxi được tạo ra như thế nào? Từ đó cho thấy oxi có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2: Tính chất hóa học của oxi
- Từ cấu hình electron nguyên tử, giá trị độ âm điện hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của oxi là gì?
- Khả năng phản ứng của oxi với các kim loại, phi kim và hợp chất như thế nào? Viết các phương trình minh họa? Xác định vai trò của oxi trong các phản ứng đó?
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Trong PTN oxi được điều chế bằng những cách nào? Viết các PTPƯ điều chế oxi từ những chất đó?
- Các phương pháp thu khí oxi và cơ sở của phương pháp đó là gì?
- Trong CN oxi được sản xuất bằng phương pháp nào?
Nhiệm vụ 5: Bài tập số 1
Thêm 3,0 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3 . Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng.
Nhiệm vụ 6: ( Hoàn thành ở nhà) Vẽ lược đồ tư duy về oxi
+ Trung tâm là nguyên tố oxi
+ Các nhánh nhỏ là cấu hình electron lớp ngoài cùng, loại liên kết trong phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế oxi.
 ĐÁP ÁN CÁC NHIỆM VỤ THEO HỢP ĐỒNG
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vị trí, cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của oxi.
+ Cấu hình electron nguyên tử của oxi là: 
80: 1s22s22p4 , oxi nằm ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
+ Công thức cấu tạo của oxi là : O=O, liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
+ Công thức phân tử là O2 .
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 1
a, Tính chất vật 
Tính chất vật lí
Trạng thái
Thể khí
Màu sắc
Không màu
Mùi, vị
Không mùi, không vị
D(oxi/không khí)
32/29≈1,1
Tính tan trong nước
Tan rất ít trong nước
Nhiệt độ hóa lỏng
-183°C
- Giải thích: Tại sao khi leo núi, càng lên cao ta càng cảm thấy khó thở?
Vì d(oxi/không khí) ≈1,1 nên oxi nặng hơn không khí. Do đó càng lên cao hàm lượng oxi càng giảm dẫn đến hiện tượng khó thở.
b, Trong tự nhiên oxi được tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
6 CO2 + 6 H2O à C6H12O6 + 6 O2 
as
Do đó, cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của tất cả con người và các sinh vật trên Trái đất. Nó hấp thụ CO2 và tạo ra O2 duy trì sự sống, điều hòa khí hậu,... Vì vậy cần phải tích cực bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành phiếu học tập số 2
Tính chất hóa học của oxi
Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,14) và có 6 electron lớp ngoài cùng, để đạt Che của khí hiếm với 8 e lớp ngoài cùng, nó dễ dàng nhận thêm 2 electron tạo thành oxi có số oxi hóa (-2), thể hiện tính oxi hóa mạnh.
Oxi oxi hóa được nhiều kim loại, 1 số phi kim và nhiều hợp chất khác.
+Tác dụng với kim loại: Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt,...)
3Fe + 2O2 à Fe3O4
o
-2
C + O2 à CO2
o
-2
+ Tác dụng với phi kim (trừ halogen) 
+ Tác dụng với hợp chất
C2H5OH + O2 à 2CO2 + 3H2O
o
-2
Nhận xét: Số oxi hóa của oxi chuyển từ 0 xuống -2 nên trong các phản ứng trên, oxi là chất oxi hóa.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về cách điều chế oxi trong PTN và trong CN
- Trong PTN
Nguyên tắc: Phân hủy hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt 
Ví dụ: KMnO4 , KClO3 , H2O2,...
Phương trình hóa học
2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2
t°
KClO3 à KCl + 3/2 O2
t°
+ Các phương pháp thu khí oxi là : Phương pháp đẩy nước ( vì oxi tan rất ít trong nước) và phương pháp đẩy không khí bằng cách thu ngửa bình (vì oxi nặng hơn không khí).
- Trong công nghiệp, oxi được điều chế từ:
+ Từ không khí: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được khí oxi ở -183°C.
2H2O à 2H2 + O2
đp
+ Từ nước: Điện phân nước (Có chất điện li là NaOH).
Nhiệm vụ 5: Bài tập số 1
Lời giải
Gọi số mol của KClO3 là x (mol) thì số mol của KCl là y (mol)
Phương trình phản ứng
KClO3 à KCl + 3/2 O2
t°
Sau phản ứng chất rắn còn lại là KCl và MnO2 suy ra khối lượng của KCl là :
 mKCl = 152-3 = 149 (g)
Từ các dữ kiện ta có 2 phương trình sau:
(1) 74,5x + 122,5y = 197
(2) 74,5x + 74,5y = 149 
Giải hệ ta được x = y = 1 (mol)
Khối lượng của KCl là: mKCl = 1× 74,5 = 74,5 (g)
% mKCl = 74,5197 × 100 = 37,82%
% m KClO3 = 100 – 37,82 = 62,18%
Nhiệm vụ 6: Sơ đồ tư duy: HS tự vẽ
PHIẾU HỖ TRỢ HỌC TẬP
Nhiệm vụ 3: Phiếu hỗ trợ màu vàng
+ Oxi có mấy electron lớp ngoài cùng, so sánh giá trị độ âm điện của oxi với các nguyên tố khác. Từ đó đó đưa ra tính chất hóa học đặc trưng.
+ Từ các thí nghiệm về phản ứng của oxi với 1 số kim loại, phi kim và hợp chất, rút ra khả năng phản ứng. Từ đó kết luận về tính oxi hóa của oxi.
+ Xác định số oxi hóa của oxi trước và sau phản ứng, từ đó đưa ra vai trò của oxi.
Nhiệm vụ 5: Phiếu hỗ trợ màu đỏ
Chất rắn còn lại sau phản ứng là KCl và MnO2. Ta tính được khối lượng của KCl là 149 gam.
Gọi số mol của KCl và KClO3 lần lượt là x và y. Từ các dữ kiện tính được
 x = y = 1 à mKCl = 74,5 gam
Suy ra phần trăm khối lượng của KCl và KClO3 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_29_Oxi_Ozon.docx