Giáo án Hóa học 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 2)

Giáo án Hóa học 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 2)

GIÁO ÁN DỰ GIỜ

 BÀI 7 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiết 2)

 Chương trinh cơ bản

I MỤC TIÊU

 1.Kiến thức trọng tâm:

 -Nguyên tắc sắp xếp các nguyê tố hóa học vào bảng tuần hoàn.

 -Cấu tạo bảng tuần hoàn.

2.Kỉ năng :

 -Dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử các nguyên tố và ngược lại.

3.Thái độ :

 -Giúp học sinh học tập một cách có hệ thống.

 -Tinh thần làm việc nghiêm túc,có ý thức tự giác học tập,tự vươn lên.

 -Lòng đam mê khoa học,cần cù chịu khó, biết ơn các nhà khoa học

II.CHUẨN BỊ

 1 GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

 Giáo án ,tài liệu, sách giáo khoa.

 2 HS: Học bài cũ,mang theo bảng tuần hoàn.

III.PHƯƠNG PHÁP

 Đàm thoại,dẫn dắt vấn đề ,tư duy logic.

 

doc 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường kiến tập sư phạm :THPT LÊ HỒNG PHONG
GVHD chuyên môn : NGUYỄN MINH ĐỨC
Người soạn: NGUYỄN THÁI SƠN
Ngày soạn: 6/10/2015
 GIÁO ÁN DỰ GIỜ
 BÀI 7 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiết 2)
 Chương trinh cơ bản
I MỤC TIÊU
 1.Kiến thức trọng tâm:
 -Nguyên tắc sắp xếp các nguyê tố hóa học vào bảng tuần hoàn.
 -Cấu tạo bảng tuần hoàn.
2.Kỉ năng :
 -Dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử các nguyên tố và ngược lại.
3.Thái độ :
 -Giúp học sinh học tập một cách có hệ thống. 
 -Tinh thần làm việc nghiêm túc,có ý thức tự giác học tập,tự vươn lên. 
 -Lòng đam mê khoa học,cần cù chịu khó, biết ơn các nhà khoa học 
II.CHUẨN BỊ
 1 GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 Giáo án ,tài liệu, sách giáo khoa.
 2 HS: Học bài cũ,mang theo bảng tuần hoàn.
III.PHƯƠNG PHÁP
 Đàm thoại,dẫn dắt vấn đề ,tư duy logic.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp
Lớp
Ngày dự giờ
Tiết
Vắng
Ghi Chú
10A6
7/10/2015
14
2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài giảng.
3.Giảng bài mới:
 Tiến trình tiết dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 : Mối quan hệ giữa vị trí và cấu hình e trong nhóm A 
-GV: Gọi học sinh viết cấu hình các nguyên tố Na,Ca,Al
GV: Yêu cầu cả lớp dùng bảng tuần hoàn xác định vị trí các nguyên tố trên ?
GV: HS nhận xét số lớp e và số e lớp ngoài cùng với chu kì và nhóm của các nguyên tố tương ứng ?
GV: Hướng dẫn ,gợi mở cho các em tìm ra quy luật,mối quan hệ.
Cấu hình e :
Na : 1s2 2s2 2p 63s1
Ca : 1s2 2s2 2p 63s2 3p64s2
Al : 1s2 2s2 2p 63s2 3p1
 Đối chiếu :
Na : Chu kì 3 3 lớp e
 Nhóm IA 1e lớp ngoài cùng
Ca : Chu kì 4 4 lớp e
 Nhóm IIA 2e lớp ngoài cùng
 Al : Chu kì 3 3 lớp e
 Nhóm IIIA 3e lớp ngoài cùng
=> quy luật :
 - Số thứ tự nhóm = số e lớp ngoài cùng
 - Số thứ tự chu kì = sồ lớp e
Hoạt động 2 :Vận dụng (từ cấu hình xác định vi trí và ngược lại)
1 Xác định vị trí của nguyên tồ có Z = 9
2 Cho nguyên tố ở chu kì 2 nhóm IIA . Hãy viết cấu hình ?
 HS: Câu 1
 Cấu hình e : 1s2 2s2 2p 5
Có 2 lớp e => chu kì 2
Có 7 e lớp ngoài cùng =>nhóm VIIA
HS : Câu 2
Chu kì 2 => có 2 lớp e
NHóm IIA => có 2 e lớp ngoài cùng
=>Cấu hình e : 1s2 2s2
Hoạt động 3 : Nhóm A và Nhóm B
Nhóm A
-GV : Các em hãy dựa vào bảng tuần hoàn,cho biết có bao nhiêu nhóm A ?
-GV : Chỉ rõ vào các nguyên tố s và p trong bảng tuần hoàn,yêu cầu học sinh nhận xét về cấu hình e lớp ngoài cùng dạng tổng quát ?
-GV : Từ cấu hình e lớp ngoài cùng HS suy luận và nêu khái niệm nguyên tố s, nguyên tố p ? 
HS:
-Có 8 nhóm A từ nhóm IA đến VIIIA
Nguyên tố S : nsa ( 0<a<3)
=> Nguyên tố S thuộc nhóm IA và IIA
Nguyên tố P : ns2npb (0 <b<7)
=> 0 <(2+b)<9
=> Nguyên tố P thuộc nhóm IIIA đến VIIA
- Nguyên tố S là nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp s
 - Nguyên tố P là nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp p 
Nhóm B
GV : HS dựa vào bảng tuần hoàn cho biết có bao nhiêu nhóm B ?
GV : HS cho biết cấu hình e hóa trị của các nguyên tố d dạng tổng quát ?
GV: HS hãy cho biết quy luật giữa số e hóa trị và số thứ tự nhóm B ?
HS:
- Có 8 nhóm B từ trái sang phải IIIB đến VIIIB rồi IB,IIB
- Cấu hình e hóa trị : (n-1)da nsb
 ( 0<a<11,0<b<3)
-(a+b)<8 thì số thứ tự nhóm =(a+b)
-(a+b) = 8,9 hoặc 10 thì số thứ tự nhóm = 8
-(a+b)>10 thì số thứ tự nhóm = (a+b) – 10
Hoạt động 4 : Quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim dựa vào cấu hình e
GV:Chỉ vào các nguển tố nhóm A.
- Dưa vào số e lớp ngoài cùng HS hãy dự đoán tính chất nguyên tố ? Tương ứng với nhóm nào ?
HS:
- Nếu có 1,2 hoặc 3 e ở lớp ngoài cùng là kim loại tương ứng với nhóm IA,IIA,IIIA (trừ Hiđrô)
- Nếu có 4 e ở lớp ngoài cùng là vừa kim loại vừa phi kim tương ứng với nhom IVA
- Nếu có 5,6 hoặc 7 e ở lớp ngoài cùng là phi kim tương ứng với nhóm VA,VIA,VIIA
- Nếu có 8 e ở lớp ngoài cùng là khí hiếm tương ứng nhóm VIIIA
Hoạt đông 5 : Củng cố
GV : Cho nguyên tố có Z = 20 
 - Xác định vị trí ?
 - Có tính chất gì ?
 - Thuộc loại nguyên tố gì ?
HS: 
- Z = 20 => Ô thứ 20
-CHe: 1s2 2s2 2p 63s2 3p64s2
-Có 4 lớp e => chu kì 4 -Có 2 e lớp ngoài cùng =>nhóm IIA
và có tính kim loại
-Nguyên tố s
V.DẶN DÒ
-Về nhà học bài cũ, xem trước bài tiếp theo phần kiến thức 
-Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 35
 Giáo viên hướng dẩn Giáo sinh kiến tập 
 (Duyệt và kí tên) 
 NGUYỄN MINH ĐỨC NGUYỄN THÁI SƠN

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_7_BANG_TUAN_HOAN_CAC_NGUYEN_TO_HOA_HOC_tiet_2.doc