Giáo án Hóa học 10 CB Tiết 49 Bài 29: Oxi – Ozon

Giáo án Hóa học 10 CB Tiết 49 Bài 29: Oxi – Ozon

Tiết 49

CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH

BÀI 29: OXI – OZON

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

a)Học sinh biết:

- Vị trí cấu tạo nguyên tử oxi, cấu tạo phân tử oxi.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, nhưng ozon thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên Trái Đất.

b)Học sinh hiểu:

- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon. Chứng minh bằng phương trình phản ứng.

- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 

docx 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1460Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 CB Tiết 49 Bài 29: Oxi – Ozon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Thầy Hồ Sỹ Đoàn
SVTT: Bùi Thị Cẩm Nhung
Lớp dạy: 10S5
Tiết 49 
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH
BÀI 29: OXI – OZON
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
a)Học sinh biết:
Vị trí cấu tạo nguyên tử oxi, cấu tạo phân tử oxi.
Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, nhưng ozon thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên Trái Đất. 
b)Học sinh hiểu:
Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon. Chứng minh bằng phương trình phản ứng.
Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2.Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét.
Viết phương trình hóa học của oxi với kim loại, phi kim, các hợp chất, một số phản ứng của ozon
3.Thái độ:
Học sinh có ý thức hơn về bảo vệ môi trường (trồng cây xanh, xả rác đúng nơi quy định.)
4. Trọng tâm: 
Tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
Hóa chất: KMnO4, dây sắt, bột S, cồn.
Dụng cụ: Giá đỡ, ống nghiệm, lọ thủy tinh có nắp, ống nghiệm có nhánh, thìa sắt, chậu, bông gòn, ống dẫn, đèn cồn, kẹp.
V.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp học : kiểm tra sĩ số
2.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
- Các em hít thở thật sâu và từ từ thở ra bằng miệng thực hiện từ 3 đến 4 lần , chúng ta sẽ có cảm thấy thoải mái hơn, tại sao lại như thế?
- Như vậy để hiểu rõ hơn về Oxi hôm nay chúng ta sẽ học bài Oxi-Ozon
- Do cung cấp oxi vào cơ thể giúp tăng quá trình trao đổi chất khiến cơ thể ta cảm thấy thoải mái hơn.
Bài 29: OXI
Hoạt động 2: Vị trí cấu tạo
- Yêu cầu HS lên bảng viết cấu hình e và xác định vị trí của oxi trong BTH.
- Yêu cầu HS lên bảng viết CTCT và CTPT của oxi.
- Gọi HS khác nhận xét.
- O (z=8): 1s22s22p4
- Vị trí: Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- CTCT: O=O (liên kết CHT không cực)
- CTPT: O2
A-OXI
I. Vị trí cấu tạo:
- O (Z=8): 1s22s22p4
- Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- CTCT: O=O
- CTPT: O2
Hoạt động 3: Điều chế và tính chất vật lí
- GV làm thí nghiệm điều chế oxi và đặt câu hỏi cho HS:
 + Sử dụng chất gì để điều chế oxi?
 + Tại sao để miệng ống thấp hơn đáy ống?
+Thu được oxi trong bình bằng phương pháp gì?
+ Tại sao có thể thu được oxi bằng cách đẩy nước? 
 + Tại sao có miếng bông ở miệng ống nghiệm?
 + Tại sao phải tháo rời ống dẫn trước khi tắt đèn cồn?
+ Khi thu khí oxi, giữ lại một lớp nước mỏng trong bình khí oxi?
- Yêu cầu HS lên viết phương trình.
- GV bổ sung thêm phương trình:
- Từ lọ oxi vừa điều chế xong yêu cầu HS nhận xét tính chất vật lí của oxi, tính tỉ khối của oxi so với không khí.
- Từ đó suy ra điều chế oxi bằng cách đẩy không khí được không? Để bình như thế nào?
- Có oxi lỏng hay không? Thường tìm thấy ở đâu?
- Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
 + KMnO4 (thuốc tím).
 + Để phòng hỗn hợp chất rắn ẩm khi đun hơi nước bay lên sẽ không chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm.
 + Đẩy nước.
 + Vì oxi ít tan trong nước. 
+ Để chặn không cho KMnO4 đi ra theo oxi làm cho nước có màu tím, làm giảm hiệu suất phản ứng.
 + Vì nếu lấy đèn ra trước thì áp suất trong ống nghiệm giảm nên nước chảy ngược từ ống dẫn khí vào ống nghiệm làm vỡ ống.
 + Do các phản ứng của oxi tỏa nhiều nhiệt, hoặc trong khi phản ứng các oxit có thể rơi xuống làm vỡ bình.
- Khí oxi không màu, không mùi , không vị, nặng hơn không khí xấp xỉ 1,1
- Ít tan trong nước.
- Đẩy không khí được vì oxi nặng hơn không khí. Để ngửa bình.
- Oxi lỏng có trong bình thợ lặn, 
II. Điều chế và tính chất vật lí:
1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: 
- Phân hủy những hợp chất giàu oxi và ít bền với nhiệt như KMnO4, KClO3
- Có thể dùng 2 phương pháp đẩy nước và đẩy không khí.
2. Tính chất vật lí:
SGK/124
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
- Từ cấu hình e của oxi hãy cho biết khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử oxi chủ yếu nhường hay nhận e?
Nhận bao nhiêu e? Viết phương trình nguyên tử oxi nhận e.
- GV giới thiệu thêm về độ âm điện của oxi và yêu cầu HS kết luận độ hoạt động hóa học, tính oxi hóa, số oxi hóa trong hơp chất?
- GV bổ sung: Trong hợp chất oxi thường có số oxi hóa là -2 trừ hợp chất với F (OF2) và hợp chất peoxit (H2O2, Na2O2)
- Để hiểu rõ hơn về tính chất hóa học của oxi chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các phản ứng sau (cho HS điền thông tin vào bảng và gọi HS lên bảng trình bày)
- Từ bảng yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxi.
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
Viết pt và xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử.
Oxi phản ứng với kim loại (Fe)
Oxi phản ứng với phi kim (S)
Oxi phản ứng với hợp chất (C2H5OH)
- GV bổ sung: 
 + Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag).
 + Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen và khí hiếm)
 + Oxi tác dụng với nhiều hợp chất (vô cơ, hữu cơ) có tính khử.
- Nhận 2e
O + 2e → O2-
- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học, có tính oxi hóa mạnh.
- Số oxi hóa trong hợp chất là -2
- HS lắng nghe.
-HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành bảng.
- Trong các phản ứng trên oxi đều thể hiện tính oxi hóa mạnh.
- HS ghi bài.
- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học, có tính oxi hóa mạnh.
- Số oxi hóa trong hợp chất là -2 (trừ hợp chất với F (OF2) và hợp chất peoxit (H2O2, Na2O2)).
- Hoàn thành bảng
- Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag).
Vd : Mg + O2 MgO
- Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen và khí hiếm)
Vd : C + O2 CO2
- Oxi tác dụng với nhiều hợp chất (vô cơ, hữu cơ) có tính khử. 
Vd : 2CO + O2 CO2
ð Kết luận: Oxi có tính oxi hóa mạnh.
Hoạt động 5: Ứng dụng
Như các em đã biết thì oxi có vai trò quan trọng trong sự sống con người và động vật, mời một số HS nếu ứng dụng của oxi
HS nêu ứng dụng
IV. Ứng dụng:
SGK/125
Hoạt động 6: Điều chế
- Dựa vào SGK cho biết những nguyên liệu dùng để sản xuất oxi trong công nghiệp?
- Làm thế nào để điều chế oxi từ không khí và nước?
- GV bổ sung: Khi chưng cất phân đoạn không khí lỏng ngoài thu được oxi (-183oC) còn thu được nito (-196oC)
- Ngoài ra oxi còn được sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
- Không khí và nước.
- Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Từ nước: Điện phân nước
2H2O 2H2 + O2
V. Điều chế oxi từ công nghiệp
1. Từ không khí
- Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
2. Từ nước: Điện phân nước.
2H2O 2H2 + O2
Hoạt động 7: OZON
Tính chất
- GV giới thiệu về Ozon:
Ozon là một dạng thù hình của Oxi (giống như kim cương, than chì là một dạng thù hình của cacbon)
- Thù hình là là hiện tượng một nguyên tố tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Có thể khác nhau về số lượng nguyên tử trong phân tử hoặc khác nhau về cấu trúc mạng tinh thể.
- Theo các em thì có O4 không? (oxozon)
- Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí của ozon.
- Theo các em, tính chất hóa học đặc trưng của ozon là gì?
- Gọi HS viết phương trình chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- HS nghe giảng.
- HS trả lời.
- Màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng, tan nhiều trong nước hơn so với oxi.
- Tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn cả oxi.
- HS viết phương trình:
2Ag + O3 ®Ag2O + O2
(phản ứng xảy ra ở điều kiện thường).
B. Ozon
I. Tính chất
- Oxi và Ozon là 2 dạng thù hình của nguyên tố oxi.
- Tính chất vật lí: Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng
- Tính chất hóa học: tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn cả oxi.
- PT chứng minh: 
2Ag + O3 ®Ag2O + O2
(điều kiện thường)
- GV: Đặt câu hỏi trong tự nhiên Ozon được hình thành như thế nào?
- Viết PT ozon được hình thành do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi.
- GV bổ sung: 
O3 + hv ® O2 + O
Þ Ozon đã hấp thụ tia tử ngoại cho sự sống trên Trái Đất.
HS trả lời
3O2 tia tử ngoại 2O3
II. Ozon trong tự nhiên:
3O2 tia tử ngoại 2O3
O3 + hv ® O2 + O
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu một số ứng dụng của Ozon. Vận dụng vào cuộc sống.
- HS trả lời
III. Ứng dụng:
SGK/127.
IV. Củng cố:
GV : ra một số câu hỏi: 
1. Hãy chọn đáp án đúng. Cấu hình electron của oxi là ?. 
A. 1s1 2s2 2p4
B, 1s1 2s2 2p6
C. 1s2 2s2 2p6
D. 1s2 2s2 2p4
2. Hãy chọn đáp án đúng.
A. Oxi tác dụng được với tất cả kim loại.
B. Oxi là một chất oxi hóa yếu.
C. Trong các hợp chất thì số oxi hóa của oxi luôn là -2
D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử.
3. Phản ứng nào sau đây sai:
a. 2H2 + O2 → 2H2O	
b. 2Cl2 + O2 → 2Cl2O
c. 4Al + 3O2 →2Al2O3
d. 4Au + 3O2 →2Au2O3
e. CH4 + 2O2→CO2 + 2H2O
A. a và b	 
B. b và d	 
C. c,d và e	 
D. b và e
4.Hoàn thành các phản ứng:
Fe +Cl2 
Fe + O2
Đáp án:
1.D
2.D
3.B
4.FeCl3, Fe3O4
V. Dặn dò
Dặn dò HS làm bài tâp, học bài và đọc bài mới.
VI. Rút kinh nghiệm:
Giáo viên hướng dẫn	 Sinh viên thực tập
Thầy Hồ Sỹ Đoàn Bùi Thị Cẩm Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_oxi_ozon.docx