I. Phần trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Cho nguyên tố X ở ô 32 trong bảng tuần hoàn
a) Nguyên tử X có cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d104p2 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p2
C. 1s22s22p63s23p63d104s34p1 D. 1s22s22p63s23p63d104p4
b) Nguyên tố X ở chu kì:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
c) Nguyên tố X ở nhóm:
A. IIA B. IVB C. IVA D. Kết quả khác
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố kim loại có tính chất đặc trưng:
A. Nhường electron trở thành ion âm B. Nhận electron trở thành ion dương
C. Nhận electron trở thành ion âm D. Nhường electron trở thành ion dương
Câu 3: Ghép A,B, ở cột I vào “ ” ở cột II sao cho thích hợp:
Hoï teân:.. Lôùp:. Ñieåm: ÑEÀ 1 KIEÅM TRA 45/ I. Phần trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Cho nguyên tố X ở ô 32 trong bảng tuần hoàn a) Nguyên tử X có cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s23p64s23d104p2 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p2 C. 1s22s22p63s23p63d104s34p1 D. 1s22s22p63s23p63d104p4 b) Nguyên tố X ở chu kì: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 c) Nguyên tố X ở nhóm: A. IIA B. IVB C. IVA D. Kết quả khác Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố kim loại có tính chất đặc trưng: A. Nhường electron trở thành ion âm B. Nhận electron trở thành ion dương C. Nhận electron trở thành ion âm D. Nhường electron trở thành ion dương Câu 3: Ghép A,B, ở cột I vào “” ở cột II sao cho thích hợp: Cột I Cột II A. Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng ..a. số e lớp ngoài cùng B. Nhóm A gồm các nguyên tố có cùng ..b. tăng C. Độ âm điện càng lớn thì tính kim loại càng ..c. số thứ tự D. Trong chu kì theo chiều Z tăng thì độ âm điện nguyên tố ..d. số lớp e ..e. giảm Câu 4: Các câu sau, câu nào đúng điền Đ, câu nào sai điền S vào ô trống Nguyên tử càng dễ nhường e thì tính phi kim càng mạnh. Hiđroxit kim loại có tính bazơ. Trong cùng nhóm A, hóa trị cao nhất với Oxi của các nguyên tố tăng từ 1 đến 7. Nhóm IIIB gồm các nguyên tố p. II. Phần tự luận: Bài 1: Cho nguyên tố Ca ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn Viết cấu hình electron của nguyên tử Ca? Viết công thức oxit, hiđroxit của Ca? Oxit, hiđroxit của Ca có tính axit hay bazơ? So sánh tính kim loại (hoặc phi kim) của Ca với 19K và 12Mg? Bài 2: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5, hợp chất của R với hiđro có 8,824%H về khối lượng. Tính nguyên tử khối của R? Bài 3: Cho 19,5 gam kim loại M ở nhóm IA phản ứng hết với 181 gam nước thu được 5,6 lít H2 ( đktc) và dung dịch X. Tìm tên nguyên tố M? Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch X? Cho nguyên tử khối của: Li: 7 ; Na: 23 ; K: 39 ; Rb: 85 Hoï teân:.. Lôùp:. Ñieåm: ÑEÀ 3 KIEÅM TRA 45/ I. Phần trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Cho nguyên tố X ở ô 37 trong bảng tuần hoàn a) Nguyên tử X có cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s23p64s23d104p7 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p7 C. 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1 D. 1s22s22p63s23p63d104p75s2 b) Nguyên tố X ở chu kì: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 c) Nguyên tố X ở nhóm: A. VIIA B. VIIIB C. IA D. VA Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố phi kim có tính chất đặc trưng: A. Nhường electron trở thành ion âm B. Nhận electron trở thành ion dương C. Nhận electron trở thành ion âm D. Nhường electron trở thành ion dương Câu 3: Ghép A,B, ở cột I vào “” ở cột II sao cho thích hợp: Cột I Cột II A. Hiđroxit của kim loại có tính ..a. axit B.Oxit cao nhất của phi kim có tính ..b. mạnh C. Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim càng ..c. yếu D. Trong chu kì theo chiều Z giảm thì độ âm điện nguyên tố ..d. bazơ ..e. giảm Câu 4: Các câu sau, câu nào đúng điền Đ, câu nào sai điền S vào ô trống Nguyên tử càng dễ nhận e thì tính phi kim càng mạnh. Hiđroxit phi kim có tính bazơ. Trong bảng tuần hoàn có 7 chu kì và 7 nhóm. Nhóm IIIA gồm các nguyên tố p. II. Phần tự luận: Bài 1: Cho nguyên tố Al ở chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn Viết cấu hình electron của nguyên tử Al? Viết công thức oxit, hiđroxit của Al? Oxit, hiđroxit của Al có tính axit hay bazơ? So sánh tính kim loại (hoặc phi kim) của Al với 12Mg và 31Ga? Bài 2: Hợp chất của R với hiđro có công thức RH , Oxit cao nhất của R có 41,176%O về khối lượng. Tính nguyên tử khối của R? Bài 3: Cho 58,5 gam kim loại M ở nhóm IA phản ứng hết với 543 gam nước thu được 16,8 lít H2 ( đktc) và dung dịch X. Tìm tên nguyên tố M? Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch X? Cho nguyên tử khối của: Li: 7 ; Na: 23 ; K: 39 ; Rb: 85 Hoï teân:.. Lôùp:. Ñieåm: ÑEÀ 2 KIEÅM TRA 45/ I. Phần trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Cho nguyên tố X ở ô 36 trong bảng tuần hoàn a) Nguyên tử X có cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s23p64s23d104p6 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p7 C. 1s22s22p63s23p63d104s24p6 D. 1s22s22p63s23p63d104p65s2 b) Nguyên tố X ở chu kì: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 c) Nguyên tố X ở nhóm: A. VIA B. VIIB C. VIIIA D. VIIIB Câu 2: Nguyên tử sau khi nhận thêm 1 e thì có số proton là: A. 53 B. 127 C. 54 D. 74 Câu 3: Ghép A,B, ở cột I vào “” ở cột II sao cho thích hợp: Cột I Cột II A.Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp e thì ở cùng ..a. nhóm A B.Trong một nhóm A theo chiều Z tăng thì tính phi kim ..b. tăng C. Độ âm điện càng nhỏ thì tính kim loại càng ..c. số thứ tự D. Để biết nguyên tố ở ô thứ mấy bảng tuần hoàn ta dựa vào ..d. chu kì ..e. giảm Câu 4: Các câu sau, câu nào đúng điền Đ, câu nào sai điền S vào ô trống Nguyên tử càng dễ nhường e thì tính kim loại càng mạnh. Oxit của phi kim có tính axit. Trong cùng chu kì, theo chiều Z tăng, hóa trị với hiđro của các nguyên tố tăng từ 1 đến 4. Các nguyên tố s,p ở nhóm IIA, IIIA. II. Phần tự luận: Bài 1: Cho nguyên tố S ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn Viết cấu hình electron của nguyên tử S? Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất với hiđro của S? Xác định hóa trị S trong oxit cao nhất và trong hợp chất với hiđro? So sánh tính kim loại (hoặc phi kim) của S với 17Cl và 34Se? Bài 2: Hợp chất của R với hiđro có công thức RH3 , Oxit cao nhất của R có 34,783%O về khối lượng. Tính nguyên tử khối của R? Bài 3: Cho 27,4 gam kim loại M ở nhóm IIA phản ứng hết với 223 gam nước thu được 4,48 lít H2 ( đktc) và dung dịch Y. Tìm tên nguyên tố M? Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch Y? Cho nguyên tử khối của: Be: 9 ; Mg: 12 ; Ca: 20 ; Ba: 137 ; Sr: 88 Hoï teân:.. Lôùp:. Ñieåm: ÑEÀ 4 KIEÅM TRA 45/ I. Phần trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Cho nguyên tố X ở ô 34 trong bảng tuần hoàn a) Nguyên tử X có cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s23p63d104s2 4p4 B. 1s22s22p63s23p63d94s24p4 C. 1s22s22p63s23p63d104s34p3 D. 1s22s22p63s23p63d104p45s2 b) Nguyên tố X ở chu kì: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 c) Nguyên tố X ở nhóm: A. VIA B. VIIB C. VIIA D. VIIIB Câu 2: Nguyên tử sau khi nhường đi 2 e thì có số nơtron là: A. 38 B. 88 C. 50 D. 126 Câu 3: Ghép A,B, ở cột I vào “” ở cột II sao cho thích hợp: Cột I Cột II A. Trong một nhóm A theo chiều Z tăng thì tính phi kim ..a. nhóm A B. Để biết nguyên tố ở ô thứ mấy bảng tuần hoàn ta dựa vào ..b. tăng C. Độ âm điện càng nhỏ thì tính kim loại càng ..c. số thứ tự D. Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp e thì ở cùng ..d. chu kì ..e. giảm Câu 4: Các câu sau, câu nào đúng điền Đ, câu nào sai điền S vào ô trống Nguyên tử càng dễ nhường e thì tính phi kim càng mạnh. Oxit của kim loại có tính axit. Trong cùng chu kì, theo chiều Z tăng, hóa trị với hiđro của các nguyên tố giảm từ 1 đến 4. Các nguyên tố p ở nhóm IIA, IIIA. II. Phần tự luận: Bài 1: Cho nguyên tố Si ở chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn Viết cấu hình electron của nguyên tử Si? Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất với hiđro của Si? Xác định hóa trị Si trong oxit cao nhất và trong hợp chất với hiđro? So sánh tính kim loại (hoặc phi kim) của Si với 15P và 32Ge? Bài 2: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O7, hợp chất của R với hiđro có 5%H về khối lượng. Tính nguyên tử khối của R? Bài 3: Cho 54,8 gam kim loại M ở nhóm IIA phản ứng hết với 446 gam nước thu được 8,96 lít H2 ( đktc) và dung dịch Y. Tìm tên nguyên tố M? Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch Y? Cho nguyên tử khối của: Be: 9 ; Mg: 12 ; Ca: 20 ; Ba: 137 ; Sr: 88
Tài liệu đính kèm: