I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
-Điện tích của hạt nhân, số khối của hạt nhân nguyên tử là gì?
-Thế nào là nguyên tử khối, cách tính nguyên tử khối. Định nghĩa nguyên
tố hóa học trên cơ sở điện tích hạt nhân. Thế nào là số hiệu nguyên tử. Kí
hiệu nguyên tử cho ta biết điều gì?
2. Kĩ năng
HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập có liên quan đến các kiến thức điện tích hạt nhân, số khối, kí hiệu nguyên tử.
3. Thái độ - tình cảm
Giáo dục cho học sinh về lòng tin vào cấu tạo nguyên tử, bản chất của thế giới vật chất
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tiết 4 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ĐỒNG VỊ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết: -Điện tích của hạt nhân, số khối của hạt nhân nguyên tử là gì? -Thế nào là nguyên tử khối, cách tính nguyên tử khối. Định nghĩa nguyên tố hóa học trên cơ sở điện tích hạt nhân. Thế nào là số hiệu nguyên tử. Kí hiệu nguyên tử cho ta biết điều gì? 2. Kĩ năng HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập có liên quan đến các kiến thức điện tích hạt nhân, số khối, kí hiệu nguyên tử. 3. Thái độ - tình cảm Giáo dục cho học sinh về lòng tin vào cấu tạo nguyên tử, bản chất của thế giới vật chất II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập HS: Ôn tập các khái niệm về cấu tạo nguyên tử. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 7 phút Trình bày thành phần cấu tạo nguyên tử? Cho biết điện tích và khối lượng của mỗi hạt cấu tạo nên nguyên tử? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: 7 phút GV: Ở bài trước các em đã biết hạt nhân nguyên tử gồm p và n nhưng chỉ có p mang điện. Mỗi hạt p mang điện tích 1+. Vậy số đơn vị điện tích hạt nhân phải bằng số hạt nào trong hạt nhân ? HS trả lời GV: Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu ? HS trả lời GV: Điện tích của mỗi hạt e là 1- mà nguyên tử trung hoà về điện. Vậy có nhận xét gì về số p và e trong nguyên tử ?Áp dụng: cho nguyên tử nitơ có điện tích hạt nhân 7+. Hỏi nguyên tử nitơ có bao nhiêu hạt p và e ? HS trả lời GV: Biểu thức liên hệ giữa số đơn vị địên tích hạt nhân Z, số p và số e ? HS trả lời Hoạt động 2: 10 phút GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa về số khối A và ghi công thức tính số khối A Áp dụng: Hạt nhân nguyên tử Natri có 11 hạt p và 12 hạt n. Tính số khối A ? GV: cho Hs ghi kết luận: HS vận dụng làm bài tập: Cho nguyên tử nitơ có A = 14, Z = 7. Tính số hạt cơ bản p, n, e trong nguyên tử nitơ. Hoạt động 3: 7 phút GV: Gọi HS nêu định nghĩa về nguyên tố hoá học và cho ví dụ minh hoạ ? HS trả lời GV: Có thể cho HS xem BTH các nguyên tố hoá học. Hoạt động 4: 8 phút GV: Trình bày để HS hiểu được định nghĩa số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử sau đó hướng dẫn HS tự đọc thí dụ trong SGK. HS trả lời GV cho HS làm BT Áp dụng: Cho nguyên tử nguyên tố có 11p và 12n. Hãy cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tử Na. I. Hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton (p) Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z Z=P=E 2. Số khối. Z: Số đơn vị địên tích hạtnhân A = Z + N N: Số hạt nơtron VD: Nguyên tử Na có Số khối A = Z + N = 11+12 = 23 Kết luận: Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng cho nguyên tử, vì khi biết Z và A có thể tính được số p, e, n. VD: Nitơ có 7p, 7n, 7e. II. Nguyên tố hoá học 1. Định nghĩa Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhận. Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều thuộc nguyên tố natri. Chúng đều có 11p, 11e. 2. Số hiệu nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là: Z 3. Kí hiệu nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Nên kí hiệu nguyên tử được đặc: X: kí hiệu hoá học của nguyên tố A: Số khối Z: Số hiệu nguyên tử A = 11 + 12 = 23 → 3. Củng cố, luyện tập: 4 phút Giáo viên sử dụng bài tập 1, 2, SGK để củng cố bài cho học sinh. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:1 phút Về học bài, làm bài tập 4 và nghiên cứu trước bài: Phần III và IV CHUYÊN MÔN DUYỆT Ngày ..../ ..../ 2010
Tài liệu đính kèm: