Giáo án Hóa học 10 - Năm học: 2010 - 2011

Giáo án Hóa học 10 - Năm học: 2010 - 2011

I. CHUẨN KẾN THỨC- KỶ NĂNG:

1. Kiến thức

 Biết được:- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình electron n/c của các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hh cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm halogen.

2. Kĩ năng

- Viết cấu hình electron lớp n/c của nguyên tử F, Cl, Br, I

- Dựa vào cấu hình electron lớp n/c và một số tính chất khác của các nguyên tử, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.

3. Thái độ, tình cảm

Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn hóa học.

II-Trọng tâm

Mối liên hệ giữa cấu hình e lớp ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử, .với tính chất hóa học của halogen là tính oxi hóa mạnh.

 

doc 29 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:01/01/2011- Ngày dạy:03/01/2011
CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN
Tiết 37 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. CHUẨN KẾN THỨC- KỶ NĂNG: 
1. Kiến thức
 Biết được:- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình electron n/c của các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hh cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2. Kĩ năng
- Viết cấu hình electron lớp n/c của nguyên tử F, Cl, Br, I
- Dựa vào cấu hình electron lớp n/c và một số tính chất khác của các nguyên tử, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
3. Thái độ, tình cảm
Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn hóa học.
II-Trọng tâm
Mối liên hệ giữa cấu hình e lớp ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử, ...với tính chất hóa học của halogen là tính oxi hóa mạnh.
III. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dạng bảng dài).
- Bảng 11-SGK
2. Học sinhÔn lại các kiến thức vế cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và tính chất của các nguyên tố nhóm VIIA
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Gv đặt vấn đề.
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv.
V. NỘI DUNG TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Căn cứ vào bảng tuần hoàn, cho biết nhóm halogen gồm các nguyên tố nào?
- Vị trí của các halogen trong bảng tuần hoàn?
- Viết cấu hình electron của 9F, 17Cl, 35Br, I?
- Từ cấu hình electron của F, Cl, Br, Các cấu hình có đặc điểm gì chung?
- Halogen có xu hướng nhường hay nhận electron? à số oxi hóa tăng hay giảm? à là chất có tính khử hay oxi hóa?
HS: trả lời
- Các halogen cần thêm bao nhiêu electron để bền? Vậy dạng đơn chất các halogen tồn tại dạng nguyên tử hay phân tử? Giải thích? Biểu diễn liên kết đó?
Hoạt động 2:
GV: - Từ Flo đến Iot thì sự biến đổi như thế nào về:
 + Trạng thái
 + Màu sắc
 + Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
- Độ âm điện của các Halogen so với các nguyên tố ở các nhóm khác như thế nào?
- Từ Flo đến Iot, độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
- Nêu các SOH của F, Cl, Br, I và giải thích?
HS: trả lời
à vì flo có độ âm điện lớn nhất chỉ hút e nên chỉ có số oxi hoá -1, các nguyên tố còn lại có thể tạo thành 1, 3, 5, 7 e độc thân ở trạng thái bị kích thích nên có thể nhường 1, 3, 5, 7 e nên ngoài số oxi hoá -1 còn có thêm số oxi hoá +1, +3, +5, +7
Hoạt động 3:GV: - Lớp e nào quyết định tính chất của nguyên tố?
- Vì sao các Halogen có tính chất tương tự nhau?
- Từ Flo đến Iot độ âm điện của nguyên tố giảm. Vậy tính oxi hóa của các Halogen biến đổi như thế nào?
HS: trả lời
I. Vị trí của nhóm Halogen trong bảng tuần hoàn
 - Gồm các nguyên tố: Flo, Clo, Brom, Iot.
 - Thuộc nhóm VIIA, cuối mỗi chu kì trước các khí hiếm.
II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
 - Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5 
 - Dạng đơn chất các Halogen tồn tại dạng phân tử
..
..
:
.
..
..
:
.
..
..
:
..
..
:
:
 X + X à X X à X – X hay X2 
 - Các Halogen có khuynh hướng nhận thêm 1e à Tính chất hóa học cơ bản của Halogen là tính oxi hóa mạnh.
III. Sự biến đổi tính chất
 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất
Từ Flo đến Iot:
 - Trạng thái: khí à lỏng à rắn
 - Màu sắc: đậm dần
 - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.
 2. Sự biến đổi độ âm điện
 - Độ âm điện tương đối lớn.
 - Độ âm điện giảm từ Flo đến Iot.
 - Trong hợp chất: Flo chỉ có số oxi hóa -1. Các Halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa khác: +1, +3, +5, +7.
 3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất
- Các Halogen có tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành tương tự nhau.
- Halogen có tính phi kim điển hình. Từ Flo đến Iot tính oxi hóa giảm dần.
- Halogen oxi hóa hầu hết kim loại à muối halogenua; oxi hóa Hiđro à khí Hiđrohalogenua à axit
Hoạt động 4: củng cố bài
- Nguyên nhân+ tính oxi hoá mạnh của các halogen là dễ nhận 1e
+ tính oxi hoá giảm dần từ F đến I
+ sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất của chúng
3. Dặn dò:- BTVN: + làm BT 1,2,3 trong SGK 
- BT:1,2,4 SBT
4/Bổ sung:
Ngày soạn:02/01/2011 – ngày dạy: 04/01/2011
Tiết 38: CLO
I. CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG:
1. Kiến thức
- Biết được: tính chất vật lí, trạng thái vật lí, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Hiểu được: tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.
2. Kĩ năng
- Quan sát, dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của clo
- Viết ptpư minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng 
3. Thái độ, tình cảm
Giáo dục hs thêm yêu mến môn hóa học 
II- Trọng tâm
Tính chất hóa học cơ bản của Clo là phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: điều chế sẵn hai bình khí clo, dây sắt, dây đồng, bật quẹt, đèn cồn
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Gv đặt vấn đề
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
V. NỘI DUNG TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 hs lên bảng làm, các hs còn lại làm vào vở bài tập.
Hs1: 1) Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng e, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng
Cl2 + NaOH à NaCl + NaClO + H2O
 2) BT5/SGK/trang 96
Hs2: 1) Câu hỏi tương tự trên
HCl + MnO2 à MnCl2 + Cl2 + H2O
 2) BT6 /SGK/trang 96
3. Bài mới
Clo là nguyên tố halogen tiêu biểu và quan trọng nhất.
Vậy clo có tính chất vật lí và tính chất hoá học gì?
Clo có những ứng dụng gì và điều chế bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
I. Tính chất vật lí
Hoạt động 1:
-Gv: cho hs quan sát lọ đựng khí clo, kết hợp với SGK cho biết các tính chất vật lí tiêu biểu của clo?
+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính độc?
+ Clo nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? Giải thích?
+ khả năng tan của Clo trong nước và trong các dung môi hữu cơ?
I. Tính chất vật lí
- khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc
- nặng hơn không khí 2,5 lần
- tan trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt
- tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
II. Tính chất hoá học
Hoạt động 2: tính chất hoá học chung của clo
Gv: Viết cấu hình e nguyên tử của clo? Từ đó giải thích các SOH của Clo?
Gv: Dựa vào các SOH của Cl2 hãy cho biết clo có thể có những tính chất hoá học gì? Vì sao? Trong đó tính chất hóa học cơ bản của clo là gì?
Chúng ta sẽ đi chứng minh cho kết luận đó
II. Tính chất hoá học
à trong hợp chất với F,O thì Cl thể hiện số oxi hóa: +1, +3, +5, +7. Còn trong hợp chất với các nguyên tố khác Cl thể hiện số oxi hoá -1
à clo vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử nhưng tính oxi hoá đặc trưng hơn, là tính chất hóa học cơ bản của Clo.
Hoạt động 3: Clo tác dụng kim loại và hiđro
- Clo thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất nào?
- Viết PTHH của pư giữa Cl2 với Na, Cu, Fe? Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng? 
Chú ý: khi tác dụng với clo, kim loại thể hiện số oxi hoá cao nhất
- Gv: để nhận biết CuCl2, FeCl3 tạo thành người ta làm như thế nào?
à sau khi làm thí nghiệm đốt đồng trong clo, cho thêm một ít nước cất thì dung dịch CuCl2 có màu xanh. Còn FeCl3 tạo thành trong phản ứng tạo thành đám khói màu nâu đỏ.
chú ý: các phản ứng với kim loại xảy ra ở nhiệt độ không cao lắm, tốc độ nhanh, toả nhiều nhiệt.
- Gv: biểu diễn thí nghiệm đốt Cu, Fe trong clo
- Ở nhiệt độ thường, trong bóng tối Clo hầu như không phản ứng với Hiđro. Phản ứng chỉ xảy ra khi có chiếu sáng hoặc ở nhiệt độ cao.
- Hs viết PTPU và xác định vai trò của Clo?
1. Tác dụng với kim loại 
2M + nCl2 à 2MCln
 (n là hoá trị cao nhất của kim loại M)
 0 0 +1 -1
2Na + Cl2 à 2NaCl
 c.k c.o natri clorua
 0 0 +2 -1
Cu + Cl2 à CuCl2
 c.k c.o đồng(II) clorua
 0 0 +3 -1
 Fe + Cl2 à FeCl3
 c.k c.o sắt(III) clorua
Hoà tan trong H2O
2. Tác dụng với hiđro
H2 + Cl2 à 2HCl(k)à dung dịch HCl
 (Hiđro clorua) (axit clohiđric)
nCl2 : nH2 = 1: 1 à hỗn hợp nổ
è vậy trong phản ứng với kim loại và hiđro thì clo thể hiện tính oxi hoá mạnh
Hoạt động 4 : Clo tác dụng với nước
- Gv: viết phương trình phản ứng, y/c hs xác định số oxi hoá của clo, từ đó suy ra vai trò clo trong phản ứng trên.
- Gv: axit HClO là axit rất yếu (yếu hơn cả axit cacbonic)nhưng có tính oxi hoá mạnh. Giải thích vì sao phản ứng là thuận nghịch?
- Gv: vì sao nước clo có tính tẩy màu? clo khô có tính tảy màu không?
- HD hs viết PTHH của pư giữa clo tác dụng với dd NaOH?
3. Tác dụng với nước
 0 -1 +1
Cl2 + H2O HCl + HClO
 Axitclohiđric A.hipoclorơ
 0 -1 +1
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
 nước Javel
Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá 
HClO, NaClO là chất oxi hoá mạnhà clo ẩm, nước Javel có tính tẩy màu
III. Trạng thái tự nhiên
Hoạt động 5
- Gv: nhắc lại thế nào là đồng vị?Clo có mấy đồng vị bền?
- Gv: Clo trong tự nhiên tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất hay hợp chất? Tại sao? Kể tên các hợp chất đó?
III. Trạng thái tự nhiên
- Clo có 2 đồng vị bền: 35Cl, 37Cl, M = 35,5 
Clo phổ biến trong nước biển, trong chất khoáng cacnalit KCl.MgCl2.6H2O
IV. Ứng dụng
Hoạt động 6
- Gv: cho biết clo có những ứng dụng gì?
IV. Ứng dụng
 (SGK)
V. Điều chế
Hoạt động 7
Gv: nêu nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu hs viết các phản ứng minh họa
Gv: diễn giải quy trình thí nghiệm theo hình 5.3.
Chú ý: Trong PTN thường dùng MnO2 để điều chế vì phản ứng cần nhiệt độ nên chủ động hơn khi muốn điều chế một lượng chính xác khí clo.
- Gv: nêu phương pháp sản xuất clo trong công nghiệp. 
- tại sao lại cần có màng ngăn? 
V. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm 
Nguyên tắc: HCl + chất oxi hoá mạnh(MnO2, KMnO4, KClO3, PbO2) à Cl2
Ví dụ: HCl + MnO2à
HCl + KMnO4 à
VN: HCl + KClO3à
HCl + PbO2 à
Đpdd
Có màng ngăn
2. Trong công nghiệp:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Hoạt động 7: củng cố bằng BT 1,2/sgk/trang 101
 4. Dặn dò	 
- BTVN: + làm BT3,4,6 còn lại trong SGK 
5/Bổ sung:
Ngày soạn:08/01/2011 –Ngày dạy: 10/01/2011
Tiết 39: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC
I. CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG:
1. Kiến thức
Hs biết:- Cấu tạo phân tử, tính chất của hidroclorua (tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit clohidric)
- Tính chất vật lí của axit clohidric
Hs hiểu: -Ngoài tính chất chung của axit, axit clohiđric còn có tính chất riêng là tính khử do nguyên tố clo trong phân tử HCl có số oxi hoá thấp nhất là -1
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit clohidric
- Viết PTPƯ của phản ứng giữa axit cloh ... ch axit iothiđricà axit mạnh hơn, dễ bị oxi hoá hơn axit HBr và axit HCl
* Hầu như không tác dụng với nước
* Có tính oxi hoá kém hơn clo, brom nên:
Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI à 2 NaBr + I2
b) Tính khử
5Cl2 + I2 + 6H2O à 10HCl + 2HIO3
è tính chất đặc trưng:tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh (khi đun nóng mất màu, để nguội lại hiện ra)à nhận biết.
è Kết luận: so sánh với clo, flo và brom thì iot có tính oxi hoá yếu hơn
3. Ứng dụng và điều chế
Hoạt động 3:
- Hs đọc ứng dụng trong SGK
- Gv: giới thiệu người ta sản xuất I2 trong công nghiệp từ rong biển
3. Ứng dụng và điều chế
a. Ứng dụng: (SGK)
b. Sản xuất iot trong công nghiệp:
 Từ rong biển
Hoạt động 4: củng cố - Sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của flo, brom, iot so với clo.
- Phương pháp điều chế các đơn chất F2, Br2, I2
- Vì sao tính oxi hoá lại giảm dần khi đi từ F2 đến I2
- Vì sao tính axit tăng theo chiều: HF< HCl< HBr< HI 
4. Dặn dò- BTVN: làm BT trong SGK, các BT còn lại, xem phần ôn tập lí thuyết- bài luyện tập
*BỔ SUNG:
Ngày soạn:	
 Tiết 45 : LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN 
I. CHUẨN KIẾN THỨC –KỶ NĂNG:
1. Kiến thức
Hs nắm vững: Đặc điểm cấu tạo lớp e ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen
- Sự biến thiên tính chất của các đơn chất halogen khi đi từ flo đến iot
- Phương pháp điều chế halogen
2. Kĩ năng 
-Vận dụng kiến thức để giải các bài tập
3. Thái độ
- Giáo dục hs thêm yêu mến môn hóa học
II. CHUẨN BỊ 
- Máy tính, máy chiếu, 12 bảng trong, 12 bút lông
III. PHƯƠNG PHÁP
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về nhóm halogen
GV chia hs thành các nhóm nhỏ thảo luận về các vấn đề sau:
 + Đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen.
+ Cấu tạo phân tử của các halogen.
+ Tính chất hoá học của các halogen.
+ Sự biến thiên tính chất của các halogen khi đi từ flo đến iot.
Sau đó các nhóm hoàn thành các bảng 1, 2.
- GV nhận xét và tổng kết lại.
Hoạt động 2: Bài tập
HS thảo luận theo nhóm BT 4,9,13, 5 sau đó đưa ra đáp án, gv đặt câu hỏi chất vấn và đưa ra kết luận
BT 4: - vì sao câu B,C,D sai?
à khi phản ứng với nước thì clo, brom đóng 2 vai trò là chất khử và chất oxi hoá nên nó vừa khử vừa oxi hoá nước.Iot thì không phản ứng với nước
BT 9: khi điện phân muối KF trong hỗn hợp với HF ở thể lỏng, phải tránh sự có mặt của nước vì flo vừa tạo ra lại bốc cháy trong nước.
BT 13: dẫn hỗn hợp khí oxi và clo đi qua dung dịch NaOH, chỉ có clo phản ứng:
Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO +H2O
Khí ra khỏi hỗn hợp là oxi.
BT5
GV nhận xét và cho điểm cho từng nhóm.
I- Lí thuyết
GV tóm tắt lại các nội dung chính.
II- Bài tập 
BT 4: A
BT 9: khi điện phân muối KF trong hỗn hợp với HF ở thể lỏng, phải tránh sự có mặt của nước vì flo vừa tạo ra lại bốc cháy trong nước.
BT 13: dẫn hỗn hợp khí oxi và clo đi qua dung dịch NaOH, chỉ có clo phản ứng:
Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO +H2O
Khí ra khỏi hỗn hợp là oxi.
BT5
a, Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
b, Z=35 à nguyên tố brom. 
Kí hiệu nguyên tố : Br Cấu tạo phân tử: Br2
c, Tính chất hoá học cơ bản: tính oxi hoá 
Dẫn chứng: 0 0 +3 -1
 2Al + 3Br2  à 2AlCl3
 0 0 +1-1
 H2 + Br2 à 2HBr
d) Tính oxi hoá: Cl>Br>I
Dẫn chứng: Cl2 + 2NaBr à Br2 + 2NaCl
 Br2 + 2NaI à I2 + 2NaBr
4. Dặn dò	 
- BTVN: + làm BT còn lại trong SGK/ trang 118,119
*BỔ SUNG:
Bảng 1:
Nguyên tố halogen
F
Cl
Br
I
Cấu hình electron lớp ngoài cùng
2s22p5
3s23p5
4s24p5
5s25p5
Cấu tạo phân tử (lk CHT không cực)
F:F
(F2)
Cl:Cl
(Cl2)
Br:Br
(Br2)
I:I
(I2)
Nguyên tố halogen
F
Cl
Br
I
Độ âm điện
3,98
3,16
2,96
2,66
Tính oxi hoá
Tính oxi hoá giảm dần
 Hal
Pư 
F2
Cl2
Br2
I2
Với kim loại 
OXH tất cả kim loại
nF2+2Mà 2MFn (muối florua)
as
OXH được hầu hết kim loại 
 nCl2+2Mà2MCln
 (muối clorua)
t0C
OXH được nhiều kim loại
nBr2+2Mà 2MBrn
 (muốibromua)
OXH được nhiều kl
nI2+2à 2MIn
 (muối iotua)
Với hiđro
F2+H2 2HF
à nổ mạnh
Cl2+H2 2HCl
à nổ
Br2+H2 2HBr
I2+H2 2HI
Với nước
Phân huỷ mãnh liệt ngay nhiệt độ thường
2F2+2H2Oà4HF+O2
Ở nhiệt độ thường
Cl2 + H2O 
HCl +HClO
Ở nhiệt độ thường, chậm hơn clo
Br2 + H2O 
HBr +HBrO
Hầu như không phản ứng 
Bảng 2:
F2
Cl2
Br2
I2
Đp hỗn hợp KF và HF
+ HCl(đặc)+ chất OXH mạnh (MnO2, KMnO4)
Đpdd 
có màng ngăn
+ 2NaCl+H2O 
2NaOH +Cl2+H2
Cl2 + 2NaBrà 
Br2 +NaCl
Từ rong biển
 Ngày soạn:	
 Tiết 46 : LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 Hs nắm vững
- Sự biến thiên tính chất của các hợp chất halogen: tính axit, tính khử của HX
- Tnh tẩy màu và sát trùng của nước Gia-ven và clorua vôi 
- Nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I-
2. Kĩ năng 
- Làm các bài tập dạng trắc nghiệm và tự luận
3. Thái độ
- Giáo dục hs thêm yêu mến môn hóa học
II. CHUẨN BỊ
- Hs: chuẩn bị trước các bài tập ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về hợp chất halogen
- GV chia hs thành các nhóm nhỏ thảo luận và trình bày một số các vấn đề sau:
+ Tính axit và tính khử của dung dịch HX khi đi từ HF đến HI?
+ Nguyên nhân tính tẩy màu, tính sát trùng của nước Gia-ven và clorua vôi?
HS thảo luận và trình bày.
GV nhận xét và tổng kết.
Hoạt động 2
- Gv yêu cầu hs trình bày BT 1,2,3
- Hs thảo luận theo nhóm BT 11
- HS thảo luận BT 12
- GV yêu cầu hs trình bày và cho điểm của từng nhóm.
I- Lí thuyết
GV tóm tắt các nội dung chính lên bảng.
II- Bài tập
1C, 2A, 3B
BT 11
Vdd= 0,2+0,3 =0,5 lit
PTPƯ: NaCl+ AgNO3 àAgCl ↓ + NaNO3
Ban đầu 0,1 0,2 0 0 (mol)
Phản ứng 0,1 0,1	 0,1 0,1 (mol)
Sau phản ứng 0 0,1 0,1 0,1 (mol)
a, mAgCl = 143,5 x 0,1 = 14,35 (g) 
b, CM( AgNO3)= 0,1/0,5 = 0,2 mol/l= CM(NaNO3)
BT 12
nMnO2 = 69,6: 87 = 0,8 (mol) ; nNaOH = 0,5x 4 = 2 (mol)
 PTPƯ: MnO2 + 4HCl à MnCl2+ Cl2 + H2O
 0,8 0,8 mol 
 Cl2+2NaOHà NaCl +NaClO+ H2O 
Ban đầu: 0,8 2 0 0 (mol)
Phản ứng 0,8 1,6 0,8 0,8 (mol)
Sau p.ứng 0 0,4 0,8 0,8 (mol)
Nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau phản ứng:
CM(NaOHdư ) = 0,4 : 0,5 = 0,8 M
CM(NaCl) = CM(NaClO) = 0,8 : 0,5 = 1,6M 
4. Dặn dò	 
- BTVN: + làm BT còn lại trong SGK/ trang 118,119
*BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
 Tiết 47: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT
CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG:
1. Kiến thức
Biết được:
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ So sánh tính oxi hóa của brom và clo
+ So sánh tính oxi hóa của brom và iot
+ Tác dụng của hồ tinh bột với iot
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn và thực hiện thành công thí nghiệm trên
- Quan sát hiên tượng, viết PTHH, giải thích
- Viết tường trình thí nghiệm
3. Thái độ
- Giáo dục hs thêm yêu mến môn hóa học
II. CHUẨN BỊ 
 1 Dụng cụ: 2. Hóa chất:
 - Ống nghiệm, giá để	- dd NaBr, NaI. 
 - Kẹp, thìa lấy hóa chất	- Nước Clo, nước Brom, dd cồn Iot, hồ tinh bột
 - Ống hút nhỏ giọt
3. Tổ chức:
 Chia Hs thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)
III. PHƯƠNG PHÁP
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự làm thí nghiệm, các hs luân phiên nhau làm thí nghiệm
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
Hs1: So sánh tính oxi hoá của clo, brom, iot?Giải thích?
Hs2: Thuốc thử nhận biết iot?Hiện tượng?
à Tương tác giữa iot và phân tử tinh bột là tương tác phân tử yếu nên dễ bị phá vỡ khi nhiệt độ tăng. Do đó khi đun nóng hỗn hợp iot và tinh bột thì mất màu xanh và khi để nguội màu xanh lại xuất hiện.
3.Thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Nêu nội dung cần thực hành. 
- Biểu diễn trước để HS quan sát làm các thí nghiệm.
- Lưu ý HS cách lấy hóa chất, nhất là nước Clo và nước Brom.
- Tránh không ngửi phải khí Clo và hơi Brom nên thí nghiệm 1,2 làm trong tủ hút.
Hoạt động 2: 
Thí nghiệm 1: 
Cho 1 ml dd NaBr vào ống nghiệm sau đó cho thêm vài giọt nước Clo vào, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết ptpư? so sánh tính oxi hóa của Brom và Clo?
GV: - Lấy hóa chất phải cẩn thận, khi hút hóa chất xong phải đậy bình hóa chất lại.
- Khi nhỏ nước Clo vào quan sát sự đổi màu của dd NaBr.
- Các bước thực hiện theo SGK.
HS: thực hiện
Hoạt động 3: 
Thí nghiệm 2: 
Cho 1 ml dd NaI vào ống nghiệm sau đó cho thêm vài giọt nước Brom vào, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết ptpư? so sánh tính oxi hóa của Brom và Iot?
GV: - Thực hiện theo các bước trong SGK.
- Để bình nước Brom trong tủ hút rồi mới hút hóa chất.
HS: thực hiện
Hoạt động 4:
Thí nghiệm 3:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch hồ tinh bột rồi nhỏ thêm 1 giọt dd Iot. Sau đó đun nóng rồi để nguội lại. Quan sát hiện tượng xảy ra?
Hoạt động 5: 
GV: - Đánh giá buổi thực hành.
- Cho HS viết tường trình (nộp ngay sau buổi thực hành).
- Hướng dẫn HS thu dọn hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: So sánh tính oxi hóa của Brom và Clo
- Hiện tượng: màu dd NaBr có màu nâu (nhỏ nhiều nước Clo thì có khí màu nâu bay ra)
- Giải thích: khí Brom (màu nâu) tạo thành tan trong dd NaBr làm dd NaBr đổi sang màu nâu
- Ptpư: Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 
 tính oxi hóa của Clo mạnh hơn Brom
Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của Brom Và Iot
- Hiện tượng: màu dd NaI có màu đen ( nhỏ nhiều nước Brom thì có khí màu tím bay ra)
- Giải thích: khí Iot (màu đen tím) tạo thành tan trong dd NaI làm dd NaI đổi sang màu đen tím
- Ptpư: Br2 + 2NaI à 2NaBr + I2 
 tính oxi hóa của Brom mạnh hơn Iot
Thí nghiệm 3: 
Hiện tượng: 
 - Khi cho dd Iot vào thì dd hồ tinh bột chuyển sang màu xanh đen.
 - Khi đun nóng màu xanh đen biến mất ( dd trở lại không màu), để nguội dd có màu xanh đen trở lại.
4. Củng cố
5. Dặn dò
Tiết 48
 KIỂM TRA 1 TIẾT- BÀI SỐ 3
I. CHUẨN KIẾN THỨC- KỶ NĂNG:
- Kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của hs về toàn bộ nội dung trong chương thông qua 20 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận
- Gv: biết được khả năng của hs và điều chỉnh cách dạy cho phù hợp
II. CHUẨN BỊ
- Mỗi lớp 4 đề (55 phiên bản) và 55 phiếu trắc nghiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Hs làm trắc nghiệm trong 20 phút thu phiếu và làm tự luận trong 25 phút
IV. NỘI DUNG
- 20 câu trắc nghiệm(0,25 điểm/câu)	 
- 3 câu tự luận:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoa 10 theo chuan kien thuc.doc