Giáo án Hóa học 10 - Tiết 16 - Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 16 - Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS hiểu

 - Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.

 - Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.

 - Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.

 2. Kĩ năng:

 HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. Tiến trình dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ: Bài 6 trang 41 SGK

2. Hoạt động:

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1870Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 16 - Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 16
Bài 9. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
 ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu
	- Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.
	- Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
	- Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
 2. Kĩ năng:
	HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Bài 6 trang 41 SGK
 Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Nguyên tố kim loại nhường hay nhận electron?
- Khi nguyên tử nhường electron sẽ mang điện tích âm hay dương?
- Nguyên tử có 1,2,3 e lớp ngoài cùng thì nguyên tử nào dễ nhường e hơn?
ngtử càng dễ nhường e tính kim loại càng mạnh 
- Nguyên tố phi kim thường nhường hay nhận electron?
- khi nhận e thì ngtử mang điện tích gì? 
- Nguyên tử có 5,6,7 e lớp ngoài cùng thì sẽ nhận thêm bao nhiêu electron để bền?
 Nguyên tử càng dễ nhận e thì tính phi kim càng mạnh.
 Nguyên tử kim loại, phi kim thường nhường hay nhận electron?
HS: trả lời và rút ra kết luận
Hoạt dộng 2:
GV: - Trong một chu kì theo chiều Z tăng, số e lớp ngoài cùng của các ngtố thay đổi như thế nào? 
 - Các nguyên tố trong cùng chu kì có đặc điểm nào chung? 
 - Trong chu kì theo chiều Z tăng, số đơn vị điện tích hạt nhân tăng hay giảm?
 - Quan sát hình 2.1 SGK, bán kính nguyên tử thay đổi như thế nào?
 lực hút của hạt nhân lên các e lớp ngoài cùng mạnh hay yếu theo chiều Z tăng?
- khả năng nhường e dễ hay khó? Khả năng nhận e dễ hay khó?tính kim loại, phi kim
HS: trả lời
Hoạt động 3:
GV: - Các nguyên tử trong cùng nhóm A có đặc điểm gì chung?
- Trong một nhóm A theo chiều Z tăng, số lớp e của các nguyên tử tăng hay giảm?
- Quan sát hình 2.1 SGK, em có nhận xét gì về bán kính nguyên tử của các nguyên tố?
- Từ các kết luận trên em thấy theo chiều Z tăng trong nhóm A, khả năng nhường e của các nguyên tố càng dễ hay càng khó?
- Khả năng nhận e càng dễ hay khó?
 tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong cùng nhóm A
HS: trả lời và so sánh.
Hoạt động 4:
GV: - Độ âm điện của nguyên tử là gì?
- Độ âm điện của nguyên tử có ảnh hưởng gì đễn tính kim loại, phi kim?
- Quan sát bảng 6 SGK: 
 + Trong một chu kì theo chiều Z tăng độ âm điện nguyên tử tăng hay giảm? tính kim loại, phi kim tăng hay giảm?
 + Trong cùng nhóm A theo chiều Z tăng, độ âm điện tăng hày giảm? tính kim loại, phi kim tăng hay giảm?
HS: quan sát và trả lời
I. Tính kim loại, tính phi kim:
 - Tính kim loại nguyên tố: khi nguyên tử dễ mất e để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất e tính kim loại càng mạnh.
 - Tính phi kim nguyên tố: khi nguyên tử dễ nhận e để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ nhận e tính phi kim càng mạnh.
 1. Sự biến đổi tính chất trong cùng chu kì:
 Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tố yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
VD: Ở chu kì 2: 
 Tính kim loại Li > Be > B 
 Tính phi kim: N < O < F
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A:
 Trong một nhóm A, theo chiều Z tăng, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
VD: Xét nhóm IA: 
 Tính kim loại Li < Na < K < Rb < Cs
 Xét nhóm VIIA:
 Tính phi kim F > Cl > Br > I
1. Độ âm điện:
a. Khái niệm:
 Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
 Độ âm điện càng lớn tính phi kim càng mạnh
 Độ âm điện càng nhỏ tính kim loại càng mạnh
b. Bảng độ âm điện:
- Trong một chu kì, theo chiều Z tăng, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần. 
- Trong một nhóm A, theo chiều Z tăng, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
IV. Củngcố: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5, trong hợp chất của R với hiđro thì hiđro chiếm 17,647%. Tìm tên R?
Ngày ....tháng....năm2009
Ký duyệt
Tuần 9 Tiết 17
Bài 9. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
 ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tiếp)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu
	- Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.
	- Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
	- Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
 2. Kĩ năng:
	HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Bài 6 trang 41 SGK
 Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 5:
GV: - Trong một chu kì theo chiều Z tăng, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
 - Các nguyên tố trong cùng nhóm có đặc điểm gì chung? 
 - Quan sát bảng 7 trang 46 SGK:
 + Hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố trong cùng chu kì biến đổi như thế nào? Hóa trị đó có bằng với số thứ tự nhóm của nguyên tố dó không?
 + Hóa trị cao nhất với Hiđro?
 + Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi và hiđro có mối liên hệ với nhau như thế nào?
HS: trả lời 
 Hoạt động 6: 
GV: - Trong một chu kì theo chiều Z tăng, tính kim loại của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
 - Quan sát bảng 8 trang 46 SGK.
 - Oxit, hiđroxit của nguyên tố nào có tính bazơ, tính axit? 
- Tính bazơ của các oxit, hiđroxit biến đổi như thế nào?
- Tính axit của các oxit, hiđroxit biến đổi như thế nào?
- Tính chất này có lặp lại ở các chu kì không? 
Tính kim loại càng mạnh thì tính bazơ của oxit, hiđroxit tương ứng càng mạnh, tính axit càng yếu
 hướng dẫn học sinh cách viết công thức oxit, hiđroxit.
II. Hóa trị của các nguyên tố:
 Trong cùng chu kì đi từ trái sang phải:
 - Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1à 7.
 - Hóa trị của các phi kim trong hợp chất với Hiđro giảm từ 4à 1.
Chú ý: 
Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2ON ( N là STT nhóm) Hợp chất của R với Hiđro là: RH8 – N 
VD: Nguyên tố Nitơ có oxit cao nhất N2O5 hợp chất với Hiđro là NH3
 Lưu huỳnh: SO3 H2S
 Hợp chất với Hiđro là CH4 Oxit cao nhất là CO2 
III. Oxit và Hiđroxit của các ngtố nhóm A:
 Trong một chu kì, theo chiều Z tăng:
 - Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần.
 - Tính axit của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần.
 Tính chất này lặp lại ở các chu kì.
IV. Định luật tuần hoàn:
 Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
IV. Củng cố, dặn dò 
Ôn tập sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.
Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
 Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
Làm bài tập sgkTuần 9 Tiết tự chọn9 
BÀI TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Ôn lại kiến thức đã học ở bài Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học.
	2. Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh. 
II. Chuẩn bị:
	GV: các bài tập áp dụng.
 HS: ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Bài 1:
Nguyên tố K ở nhóm IA, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn.
Xác định cấu hình electron của K?
Viết công thức oxit, hiđroxit của K?
So sánh (có giải thích) tính kim loại hoặc phi kim của K với 11Na , 20Ca?
GV: - Muốn xác định nguyên tố ở nhóm nào ta căn cứ vào đâu?
- Muốn xác định nguyên tố ở chu kì nào ta căn cứ vào đâu?
- Từ hai dữ kiện trên ta xác định được cấu hình electron lớp ngoài cùng hay không?
- Từ cấu hình electron lớp ngoài cùng ta viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử.
à chú ý: K ở nhóm IA nên K phải là nguyên tố s ( không có phân lớp 3d)
- Nguyên tử trên có khả năng nhường mấy electron? Khi nhường electron nguyên tử sẽ mang điện tích mấy cộng?
-Từ dữ kiện trên viết công thức oxit, hiđroxit. 
- Viết cấu hình electron của Na, Ca để biết 2 nguyên tố này ở nhóm nào, kim loại hay phi kim. Từ đó ta so sánh tính chất của K với Na, Ca.
HS: làm bài
Hoạt động 2:
Bài 2:
Oxit cao nhất của nguyên tố R là RO3. Hợp chất của nó với Hiđro có 5,88%H về khối lượng. 
xác định nguyên tố R?
Viết cấu hình e của R? Biết R ở chu kì 3.
GV: - Từ công thức oxit ta suy ra nguyên tố R ở nhóm nào?
- Biết nhóm của R ta suy ra công thức hợp chất của R với Hiđro?
- Trong hợp chất của R với Hiđro, %H là 5,88% %R là bao nhiêu?
- Áp dụng công thức: Trong hợp chất RHx ta có = . Từ đó tìm R
- Biết nguyên tử lượng của R ta suy ra tên nguyên tố R.
- Biết nhóm, chu kì của R ta viết cấu hình electron của nguyên tử R.
HS: làm bài
Hoạt động 3:
Bài 3: 
Hợp chất của một nguyên tố với hiđro có công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3%O về khối lượng.
Tìm tên R?
Viết kí hiệu nguyên tử của R? Biết R ở chu kì 3 và nguyên tử R chứa 14 nơtron.
GV: - Từ công thức hợp chất của R với Hiđro, suy ra nguyên tố R ở nhóm nào?
- Biết R ở nhóm mấy ta suy ra hợp chất của R với Oxi ?
- Trong hợp chất của R với Oxi có %O ta suy ra %R?
- Trong hợp chất R2Ox ta có: = . Từ công thức ta tìm được nguyên tử khối của R tên R
- Biết R ở nhóm IVA và chu kì 3 cấu hình electron của R số electron
- Có số e và số n số A, Z kí hiệu nguyên tử R.
HS: làm bài
Bài 1:
 a) K ở nhóm IA có 1 e lớp ngoài cùng
 ở chu kì 4 có 4 lớp e
 cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 
Cấu hình electron đầy đủ của K là:
 1s22s22p63s23p64s1 
 b) Công thức oxit: K2O 
 Hiđroxit: KOH
Cấu hình e của Na: 1s22s22p63s1 
 Na ở nhóm IA
 Cấu hình e của Ca: 1s22s22p63s23p64s2 
 Ca ở nhóm IIA, chu kì 4
Ta có: - Tính kim loại K > Na vì K và Na cùng nhóm nhưng ZK > ZNa 
 - Tính kim loại của K > Ca vì K và Ca cùng chu kì nhưng ZK < ZCa 
Bài 2: 
a) Oxit RO3 R ở nhóm VIA 
 Hợp chất của R với hiđro là: RH8-6 = RH2
%R trong RH2: %R = 100% - %H = 94,12%
Ta có: = R = = 32
Vậy nguyên tố R là Lưu huỳnh: S 
 b) S ở nhóm VIA có 6e lớp ngoài cùng
 ở chu kì 3 có 3 lớp electron
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 
Bài 3: 
 a) Hợp chất với hiđro RH4 R ở nhóm IVA
 Hợp chất của R với oxi: R2O4 = RO2 
%R trong RO2 là: 100% - %O = 46,7%
Ta có: = R = = 28
Vậy nguyên tố R là Silic: Si
 b) Si ở nhóm IVA có 4e lớp ngoài cùng
 ở chu kì 3 có 3 lớp electron
Cấu hình e của Si: 1s22s22p63s23p2 
 Nguyên tử Si có Z = 14 và N = 14 A = 28
Kí hiệu nguyên tử Si là: 
Củng cố, dặn dò
Hs ôn tập cấu tạo bảng tuần hoàn, mối liên hệ giữa cấu hình e với vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn
Kí duyệt của tổ trưởng
Tuần 9:
	Ngày...tháng...năm2009

Tài liệu đính kèm:

  • docSự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố ( tiết 16,17).doc