I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm vững
Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hoá trị của các nguyên tố hoá học.
Định luật tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
HS được rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
3. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh về tính cẩn thận trong quá trình giải bài tập.
Tiết 20. LUYỆN TẬP: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC(tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm vững Cấu tạo của bảng tuần hoàn. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hoá trị của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn. 2. Kĩ năng: HS được rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh về tính cẩn thận trong quá trình giải bài tập. II. Chuẩn bị: GV: Câu hỏi và bài tập, bài giảng powpoint, bảng tuần hoàn HS: Ôn tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: 5 phút GV: Cho HS xem BTH trình bày sự biến thiên tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, giá trị độ âm điện qua từng chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (trừ chu kì 1). HS: Trình bày Hoạt động 2 : 5 phút GV: Cho HS xem BTH trình bày sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử, hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị trong hợp chất khí với hidro ở các nguyên tố thuộc các chu kì 2 và 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. HS: Trình bày Hoạt động 3: 10 phút GV: Cho HS giải bài tập 5 theo nhóm HS: Giải bài tập 5 theo nhóm GV: Bổ sung phương pháp biện luận cho HS. Cách 2 a. Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố đó là : P, N, E Ta có : P + N + E = 28 Mà P = E nên 2P + N = 28 → N = 28 – 2P Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên 7e ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm VIIA nằm ở chu kì 2 nên giả định các cấu hình e theo lớp cá thể có là: (2, 7) ứng với Z = 9; (2, 8, 7) ứng với Z = 17; (2, 8, 8, 7) ứng với Z = 25... Z 9 17 25 ... N 10 -6 -22 ... Vậy chỉ có nghiệm Z = 9; N = 10 là phù hợp. Do vậy số khối A = 19, nguyên tử đó là Flo b. Cấu hình e: F (Z = 9): 1s22s22p5 Hoạt động 4: 10 phút GV: Cho HS giải bài tập 8 theo nhóm HS: Giải bài tập 8 theo sự hướng dẫn của GV GV: Gọi HS dựa vào sụ biến đổi hoá trị các nguyên tố trong chu kì cho biết công thức oxit cao nhất với oxi là gì ? Hoạt động 5: 10 phút GV: Cho HS giải bài tập 9 theo nhóm - Hãy viết pthh của kim loại M với nước HS: Giải bài tập 9 theo sự hướng dẫn của GV A. Kiến thức cần nắm vững 1. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất KL, PK, Độ âm điện 2. Sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử, hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị trong hợp chất khí với hidro ở các nguyên tố B. Bài tập Bài 5: Cách 1 a. Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố đó là : P, N, E Ta có : P + N + E = 28 Mà P = E nên 2P + N = 28 → N = 28 – 2P Mặt khác ta có tỉ số → N → → → Vì P là số nguyên dương nên ta nhận giá trị P = 8 và P = 9, nhưng nguyên tử thuộc nhóm VIIA nên ta nhận giá trị P = 9 → N = 10 → A = 19 b. Cấu hình e: F (Z = 9): 1s22s22p5 Bài 8- Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4 theo BTH suy ra công thức oxit cao nhất của nó là RO2. Trong phân tử RO2 có 53,3%O về khối lượng Ta cã: - Nguyên tử khối của R là 28. Vậy R là silic. Công thức SiO2 và SH4. Bài 9: Gọi kim loại nhóm IIA là M. Kim loại M có 2e hoá trị nên có hoá trị hai trong hidroxit. Pthh : M + 2H2O → M(OH)2 + H2 0,6 g 3,336 lít z g 22,4 lít → z = (g) → Nguyên tử khối là 40. Vậy đó là kim loại Ca. 3. Củng cố, luyện tập: 3 phút GV lưu ý HS cần chú ý nắm vững các kiến thức - Biến đổi tuần hoàn cấu hình, tính chất - Chú ý những bài tập đã làm 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút Về nhà ôn tập lại kiến thức chương II để giờ sau kiểm tra 1 tiết
Tài liệu đính kèm: