Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24 Bài 14: Liên kết cộng hóa trị (tiếp theo)

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24 Bài 14: Liên kết cộng hóa trị (tiếp theo)

Tiết 24 Bài 14: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (tiếp theo)

I- MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được

 Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất. Khái niệm về liên kết cộng hóa trị. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.

 2/ Kỹ năng: Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối: Liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

 3/ Thái độ: Phân biệt được liên kết cộng hóa trị với các liên kết khác đựa vào bản chất của chất cụ thể.

II- CHUẨN BỊ :

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:Phiếu học tập, mô hình trên giấy A0 các trường hợp xen phủ Obitan.

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại chương I,II, giấy nháp, vở ghi bài

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/ Oån định tình hình lớp: (1’)

 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)

 3/ Giảng bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1373Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24 Bài 14: Liên kết cộng hóa trị (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 18/11/2011	 
Tiết 24 Bài 14: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (tiếp theo)	
I- MỤC TIÊU
	1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được 
	Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất. Khái niệm về liên kết cộng hóa trị. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
	2/ Kỹ năng: Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối: Liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.
	3/ Thái độ: Phân biệt được liên kết cộng hóa trị với các liên kết khác đựa vào bản chất của chất cụ thể.
II- CHUẨN BỊ :
	1/ Chuẩn bị của giáo viên:Phiếu học tập, mô hình trên giấy A0 các trường hợp xen phủ Obitan.
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại chương I,II, giấy nháp, vở ghi bài
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	1/ Oån định tình hình lớp:	(1’)
	2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
	3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: 	Chúng ta đã biết một loại liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu loại liên kết được hình thành do sự góp chung electron để dùng chung. Đó là liên kết cộng hóa trị.
Tiến trình tiết dạy:
Thời lựơng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ.
8’
-Thế nào là liên kết cộng hóa trị có cực?
-Thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực?
-Cho ví dụ.
-Phân biệt giữa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết cộng hóa trị không cực.
-Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.
-Liên kết CHT là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
-Nếu cặp electron chung không bị lệch thì liên kết đó là cọng hóa trị không cực.
-Nếu cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thì liên kết đó là liên kết cọng hóa trị có cực.
Hoạt động 2: Quan hệ giữa liên kết cọng hóa trị có cực, không cực và ion.
12’
-Hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hóa trị có cực, không cực và liên kết ion.
-Liên kết kết cộng hóa trị có cực, không có cực, ion có sự chuyển tiếp nhau, liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp của liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion
-Giống nhau: Các nguyên tử sau khi tham gia liên kết có cấu trúc bền vững cuả khí hiếm gần nó nhất.
-Khác nhau:Liên kết ion do hai ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Thường giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình có sự chuyển hẳn e từ kim loại sang cho phi kim.
Liên kết cộng hóa trị không cực: Cặp e chung giữa hai nguyên tử không bị lệch. Thường trong đơn chất hoặc giữa hai nguyên tử có độ âm điện chêng lệch không đáng kể.
Liên kết cộng hóa trị có cực: Cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
II- ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
1/ Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.
Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa hai nguyên tử thì ta có liên kết cộng hóa trị không cực.
Nếu cặp electron chung lệch về một phía của một nguyên tử thì ta có liên kết cộng hóa trị có cực.
Nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử thì ta có liên kết ion.
Hoạt động 3: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
10’
-Một cách tưong đối, người ta có thể phân biệt các loại liên kết hóa học bằng hiệu số độ âm điện giưã hai nguyên tử của hai nguyên tố.
2/ Hiệu độ âm điện
HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN
LOẠI LIÊN KẾT
Liên kết cộng hóa trị không cực
Liên kết cộng hóa trị có cực
Liên kết ion.
Hoạt động 4: Vận dụng.
6’
GV cung cấp ví dụ, yêu cầu HS thảo luận, trình bày vào bảng trả lời.
GV cung cấp nội dung ví dụ, yêu cầu HS cho biết có những nguyên tử nào liên kết với nhau.
-Học sinh hoạt động nhóm và cử đại diện trình bày kết quả.
Liên kết Na_Cl thuộc loại liên kết ion.
HS cho biết có liên kết Na-O, O-S.
Ví dụ1: Phân tử NaCl , HCl, Al2O3, SO3, Cl2, O2. 
Liên kết Na_Cl thuộc loại liên kết ion.
Ví dụ 2 : Cho biết các loại liên kết trong phân tử Na2SO4.
Giải:
Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.
Liên kết giữa O và S là liên kết cọng hóa trị có cực.
Hoạt động 5: Củng cố.
2’
-Thế nào là liên kết cộng hóa trị , liên kết cộng hóa trị không cực , liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion?
Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối các loại liên kết hóa học như thế nào? 
4. Dặn dò: (1 phút)
	Đọc 2 bài đọc thêm: “Sự xen phủ các obitan nguyên tử sự lai hóa các obitan nguyên tử” và “Sự tạo thành phân tử H2O, NH3” sgk/65, 66, 67, 68.
	Làm bài tập 7 sgk/64.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 24.doc