Giáo án Hóa học 10 - Tiết 26 Bài 15: Hóa trị và số oxihóa

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 26 Bài 15: Hóa trị và số oxihóa

Tiết 26 Bài 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXIHÓA

I- MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Học sinh cần nắm vững.

 -Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion.

 -Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị.

 -Số oxihóa của nguyên tố.

2/ Kỹ năng: Xác định đúng điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxihóa của nguyên tố trong đơn chất, hợp chất, trong ion.

3/ Thái độ: Tính chính xác cao, thiết lập mối liên quan giữa các thông số.

II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1/ Chuẩn bị của thầy: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

2/ Chuẩn bị của trò: Xem lại kiến thức phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

 

doc 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3887Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 26 Bài 15: Hóa trị và số oxihóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22/11/2011	
Tiết 26 Bài 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXIHÓA
I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Học sinh cần nắm vững.
	-Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion.
	-Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị.
	-Số oxihóa của nguyên tố.
2/ Kỹ năng: Xác định đúng điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxihóa của nguyên tố trong đơn chất, hợp chất, trong ion.
3/ Thái độ: Tính chính xác cao, thiết lập mối liên quan giữa các thông số. 
II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 
1/ Chuẩn bị của thầy: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2/ Chuẩn bị của trò: Xem lại kiến thức phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/ Oån định tổ chức:	(1ph)
2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới:
GV: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và trong hợp chất cộng hóa trị được xác định như thế nào? Cách xác định số oxihóa của các nguyên tố để dẫn đến cân bằng phản ứng oxihóa-khử.
	Tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Hóa trị trong hợp chất ion.
6’
-GV nêu khái niệm hóa trị của một nguyên tố trong một hợp chấ ion chính bằng số điện tích của ion đó. Được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
-Ví dụ: Phân tử NaCl có hai nguyên tố Na và Cl. Hãy xác định điện hóa trị của Na và Cl?
-Vậy để xác định điện hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion ta cần qua những thao tác nào?
-Tượng tự, yêu cầu HS xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất ion: CaF2, FeCl3, K2S, Al2O3.
-Hãy rút ra nhận xét gì về điện hóa trị của nguyên tố nhóm IA, IIA, và IIIA trong hợp chất ion là gì? Nhận xét gì về điện hóa trị của nguyên tố nhóm VIA, và VIIA trong hợp chất ion là gì?
-Học sinh lắng nghe và ghi khái niệm.
-Phân tử NaCl có hai loại ion tạo nên nó là Na+ và Cl-.
Điện hóa trị của Na là 1+ 
Điện hóa trị của Cl là 1- .
-Trước hết ta xác định các ion mang điện âm và dương. Lấy số điện tích của nó chính là điện hóa trị của nguyên tố đó.
-Vì các kim loại có thể nhường 1,2 hoặc 3e ngoài cùng để biến thành ion dương. 
Các phi kim có thể nhận thêm 1,2 hoặc 3e từ các nguyên tử khác để biến thành ion âm.
I. HÓA TRỊ
1. Hóa trị trong hợp chất ion.
Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ: NaCl (Na+, Cl-)
-Na có diện hóa trị là 1+
-Cl có điện hóa trị là 1-
Lưu ý:
-Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm nhóm IA, IIA, và IIIA trong hợp chất ion tương ứng là 1+, 2+, 3+.
-Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm nhóm VIA, và VIIA trong hợp chất ion tương ứng là2-, 1-.
Hoạt động 2: Hóa trị trong hợp chất cọng hóa trị.
7’
-GV nêu khái niệm hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử. Được gọi là cộng hóa trị.
-Ví dụ: Phân tử CH4
CTCT
-Hãy viết CTCT của CH4 và xác định số liên kết của nguyên tử C với các nguyên tử Hiđro xung quanh nó? Và nguyên tử Hiđro?
Nguyên tố cacbon có cộng hóa trị là 4. Nguyên tố Hiđro có cộng hóa trị là 1. 
-Vậy để xác định cộng hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion ta cần qua những thao tác nào?
-Tương tự, hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất NH3, H2O, Cl2O, PCl3, C2H4 
-Học sinh lắng nghe và ghi khái niệm.
-CTCT 
-Nguyên tử Cacbon liên kết với 4 nguyên tử Hiđro bằng 4 liên kết cộng hóa trị.
Mỗi nguyên tử Hiđro liên kết với một nguyên tử Cacbon bằng một liên kết cộng hóa trị. 
-Viết công thức cấu tạo chất và xác định số liên kết cộng hóa trị của nó với các nguyên tử xung quanh nó.
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguiyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ: 
CTCT
-Nguyên tố cacbon có cộng hóa trị là 4.
-Nguyên tố Hiđro có cộng hóa trị là 1.
Hoạt động 3: Khái niệm số oxi hóa.
4’
-GV: Nêu khái niệm số oxihóa nguyên tố trong các hợp chất : Số oxihóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
-Có nghĩa là nếu hợp chất có liên kết ion thì số oxihóa nguyên tố chính bằng số điện tích ion, còn nếu hợp chất có liên kết cộng hóa trị thì xem hợp chất đó là hợp chất ion để xác định số oxihóa nguyên tố.
-Học sinh lắng nghe và ghi khái niệm số oxihóa nguyên tố.
- Số oxihóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng cặp e chung bị lệch sang nguyê tử có độ âm điện lớn hơn.
II. SỐ OXIHÓA
1. Khái niệm:
Số oxihóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
Hoạt động 4: Các quy tắc xác định số oxi hóa.
15’
-GV: Nêu nguyên tắc xác định số oxihóa các nguyên tố trong đơn chất, hợp chất, ion và có liên hệ ví dụ cho học sinh.
- Số oxihóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
Ví dụ: Cu0, O20 , H20
- Trong hầu hết các hợp chất, số oxihóa của Hiđro bằng +1(trừ muối Hiđrua NaH), số oxihóa của Oxi bằng -2(trừ các Peoxit H2O2).
-Ví dụ : Phân tử H2O thì .Ta có:2.(+1) + (-2) = 0
- Trong một phân tử, tổng số số oxihóa của các nguyên tố bằng không.
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, từng nhóm đại diện báo cáo kết quả làm được .
Ví dụ1: Xác dịnh số oxihóa các nguyên tố trong hợp chất sau:
NO, N2O, HCl, HClO, HNO3, H2SO4, NaOH, Al2O3, NH4NO3.
Ví dụ2: Xác dịnh số oxihóa các nguyên tố trong hợp chất sau: Fe3O4 , FexOy, Al2(SO4)3.
Ví dụ 3: Xác dịnh số oxihóa các nguyên tố trong ion sau:
NO3- , SO42-, Cr2O72-
-Học sinh ghi nhớ nguyên tắc và chép bài. 
-Học sinh hoạt động nhóm. 
-Học sinh xác định số oxihóa các nguyên tố trong các hợp chất ở ví dụ 1.
-Học sinh khá làm bài tập ở ví dụ 2 .Hoạt động nhóm.
-Hoạt động nhóm.
2. Quy tắc xác định số oxi hóa.
Quy tắc 1: Số oxihóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
Ví dụ: Cu0, O20 , H20
Quy tắc 2:Trong một phân tử, tổng số số oxihóa của các nguyên tố bằng không.
Quy tắc 3: Số oxihóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử , tổng số số oxihóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
Quy tắc 4:Trong hầu hết các hợp chất, số oxihóa của Hiđro bằng +1(trừ muối Hiđrua NaH-1), số oxihóa của Oxi bằng -2(trừ các Peoxit H2O2-1).
Ví dụ1: Na0, S0, O20 
Ví dụ2: , 
 : 3.A + 4(-2) =0
 A = +8/3
: 
 2.(+1) + x + 4(-2) = 0
 x = +6
Ví dụ3: 
 x + 3.(-2) = -1
 x = + 5
Hoạt động 5: Củng cố.
5’
-Hãy phân biệt điện hóa trị và cộng hóa trị?
-Nắm vững cách xác định số oxihóa các nguyên tố trong đơn chất, phân tử hợp chất và ion.
4. Dặn dò: (2 phút)
Làm các bài tập 1,2,3,4,5,6 và7 trang 74 ( Sách giáo khoa Hóa 10 – Ban cơ baXem lại nội dung của chương, xem bài sau, tiết sau luyện tập.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26.doc