Giáo án Hóa học 10 - Tiết 27, 28 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hoá học

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 27, 28 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hoá học

Tiết: 27 Bài 16: Luyện tập: LIÊN KẾT HOÁ HỌC

I-MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh cần

-Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử.

2-Kỹ năng:

-Xác định hoá trị và số oxihoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất

3-Thái độ: Các loại vật liệu được làm bằng các chất cấu tạo từ các loại mạng tinh thể khác nhau nên có tính chất khác nhau. Muốn sử dụng chúng cho phù hợp thì cần phải nắm vững cấu tạo của chúng. Qua đó HS tự nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế.

II-CHUẨN BỊ :

1.Chuẩn bị của giáo viên: Một số câu hỏi và bài tập

2.Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1404Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 27, 28 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2011 
Tiết: 27 	 Bài 16: Luyện tập: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh cần 
-Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử. 
2-Kỹ năng: 
-Xác định hoá trị và số oxihoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất
3-Thái độ: Các loại vật liệu được làm bằng các chất cấu tạo từ các loại mạng tinh thể khác nhau nên có tính chất khác nhau. Muốn sử dụng chúng cho phù hợp thì cần phải nắm vững cấu tạo của chúng. Qua đó HS tự nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế.
II-CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên: Một số câu hỏi và bài tập
2.Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Oån định tình hình lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
Câu hỏi: So sánh liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion 
3.Giảng bài mới:
Giới thịêu bài mới: 	
Chúng ta đã được nghiên cứu liên kết hóa học gồm liên kết cộng hóa trị và liên kết ion , ta hãy tiếp tục nghiên cứu qua tiết luyện tập .
Tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Liên kết Hóa học.
10’
 1/ LIÊN KẾT HOÁ HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1:
- GV giới thiệu bài tập 2 
- Thảo luận và lần lượt điền vào bảng tổng kết.
1. LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Bài 2 :Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị không cực và liên kết cộng hoá trị có cực
Hoạt động 2: Điện hóa trị.
10’
- GV giới thiệu bài tập 7
-Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion chính là điện hóa trị. Vậy điện hóa trị của một nguyên tố là gì?Các xác định? 
-GV lưu ý cho học sinh:
+ Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:
+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1e, có thể nhường 1e này, nên có điện hoá trị là 1+
+ Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6e, 7e lớp ngoài cùng có thể nhận 2e, 1e nên có điện hoá trị là 2 -, 1-
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.
-Điện hóa trị của một nguyên tố chính là số điện tích của ion đó.
Muốn xác định điện hóa trị trước hết ta phải xác định các ion, số điện tích của ion đó.
- Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:
+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1e, có thể nhường 1e này, nên có điện hoá trị là 1+
+ Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6e, 7e lớp ngoài cùng có thể nhận 2e, 1e nên có điện hoá trị là 2 -, 1- 
3- ĐIỆN HOÁ TRỊ
Bài 7 : Xác định điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA
Giải: 
Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6e, 7e lớp ngoài cùng có thể nhận tương ứng 2e, 1e nên có điện hoá trị là 2 -, 1-
+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1e, có thể nhường 1e này, nên có điện hoá trị là 1+
Hoạt động 4: Hóa trị với hidro và oxi.
8’
- GV giới thiệu bài tập 8
-Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố : Si, P, Cl, S,C, N, Se, Br. Nhận xét hóa trị và cho biết những nguyên tố nào có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất?
-Viết công thức hớp chất khí với Hiđro của các nguyên tố : Si, P, Cl, S,C, N, Se, Br. Nhận xét hóa trị và cho biết những nguyên tố nào có cùng hoá trị trong hợp chất khí với Hiđro?
- Thảo luận nhóm 
- Lấy bảng tuần hoàn xem để trả lời:
-Những nguyên tố sau đây có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất:
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Si, C
P, N
S, Se
Cl, Br
-Những nguyên tố có cùng hoá trị trong hợp chất khí với hyđro 
RH4
RH3
RH2
RH
Si
N,P,As
S, Te
F, Cl
4-HOÁ TRỊ CAO NHẤT VỚI OXI VÀ HOÁ TRỊ VỚI HYĐRO
Bài 8 : a/ Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần, hãy nêu rõ các nguyên tố nào sau đây có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br
b/ Những nguyên tố nào sau đây có cùng hoá trị trong các hợp chất khí với hyđro:
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te
Giải:
Cùng hóa trị với Oxi trong oxit cao nhất.
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Si, C
P, N
S, Se
Cl, Br
Cùng hóa trị với hidro:
RH4
RH3
RH2
RH
Si
N,P,
As
S, Te
F, Cl
Hoạt động 5: Số oxi hóa.
10’
- GV giới thiệu bài tập 9
-Cách xác định số oxihóa của các nguyên tố là gì?
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc xác định số oxihoá để giải bài tập
- Học sinh thảo luận và trình bày.
-Học sinh trình bày số oxihóa nguyên tố trong đơn chất , hợp chất, ion .
-Xác định số oxihóa: 
 +7 +6 +5 
a/ KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3,
 +5
 H3PO4
 +5 +6 +4 -1 -3
b/NO3-, SO42-, CO32-, Br-,NH4+
5- SỐ OXIHOÁ
Bài 9 Xác định số oxihoá của Mn, Cr, Cl, P:
a/ Trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4
b/ Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+
Giải:
 +7 +6 +5 
a/ KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3,
 +5
 H3PO4
 +5 +6 +4 -1 -3
b/ NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+
4. Dặn dò: (1 phút)	
Làm các bài tập 1,3,4,5 trang 76(Sách giáo khoa Hóa 10 –Ban cơ bản), hôm sau luyện tập 1 tiết nữa.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn :24/11/ 2011 
Tiết: 28 Bài 16: 	Luyện tập: LIÊN KẾT HOÁ HỌC ( tt )
I-MỤC TIÊU:
1-Kiến thức: Học sinh cần nắm vững:
-Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối các loại liên kết hoá học
-Khảo sát công thức cấu tạo của một số phân tử đơn giản dựa vào bản chất của các loại liên kết trong phân tử.
2-Kỹ năng:Rèn luyện kĩ năng lập luận giải bài tập
3-Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.
II-CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên: Bảng giá trị độ âm điện, bảng tuần hoàn
2.Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phần liên kết hoá học.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định tổ chức:	 (1phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Dùng hiệu độ âm điện để phân biệt liên kết hóa học như thế nào?
3.Giảng bài mới:
Giới thịêu bài mới: 	
Hôm nay ta tiếp tục luyện tập về độ âm điện và các loại công thức: electron và công thức cấu tạo.
Tiến trình tiết dạy:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Độ âm điện và hiệu độ âm điện.
10’
-GV giới thiệu bài tập 3 
Nhắc lại kiến thức cũ : 
 : Liên kết cộng hóa trị không cực
 :Liên kết cộng hóa trị có cực.
: Liên kết ion.
- Học sinh thảo luận 
- Dựa vào bảng độ âm điện để giải bài tập 
Oxit
Loại liên kết
Na2O
2,51
Ion
MgO
2,13
Al2O3
1,83
SiO2
1,54
Cộng hoá trị
P2O5
1,25
SO3
0,86
Cl2O7
0,28
Cộng hoá trị không cực
1- Độ âm điện và hiệu độ âm điện
Bài 3 Cho dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dựa vào độ âm điện của 2 nguyên tử , hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit?
Oxit
Loại liên kết
Na2O
2,51
Ion
MgO
2,13
Al2O3
1,83
SiO2
1,54
Cộng hoá trị
P2O5
1,25
SO3
0,86
Cl2O7
0,28
Cộng hoá trị không cực
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng.
10’
-Giới thiệu bài tập 4 sách giáo khoa. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày bài giải chi tiết.
GV nhận xét và bổ sung, hoàn chỉnh bài làm của HS.
- Học sinh thảo luận và trả lời : 
-Tính phi kim giảm từ :
 F O Cl N
c = 3,98 3,44 3,16 3,04
Độ âm điện giảm
Tính phi kim giảm
-Viết công thức cấu tạo:
 N ≡ N H – O – H 
 H
 ∣ 
 H – C – H 
 ∣ 
 H
 H
 ∣ 
 H – N – H
 N2 CH4 H2O NH3
- Phân tử N2,CH4 có liên kết cộng hoá trị không phân cực; H2O là phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất trong dãy . 
Bài 4:a/ Dựa vào giá trị độ âm điện( F = 3,98; O = 3,44; Cl = 3,16; N = 3,04 ) hãy xét tính phi kim thay đổi như thế nào trong dãy nguyên tố sau: F, O, Cl, N
b/ Viết CTCT của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3. Xét xem phân tử nào có liên kết cộng hoá trị không cực, phân cực mạnh nhất
Giải:
 F O Cl N
c = 3,98 3,44 3,16 3,04
Độ âm điện giảm
Tính phi kim giảm
-Viết công thức cấu tạo:
 N ≡ N H – O – H 
 H
 ∣ 
 H – C – H 
 ∣ 
 H
 H
 ∣ 
 H – N – H
 N2 CH4 H2O NH3
- Phân tử N2,CH4 có liên kết cộng hoá trị không phân cực; H2O là phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất trong dãy . 
Hoạt động 3: Hình thành ion, công thức cấu tạo.
8’
-Ion là gì? Có những loại ion nào? Được hình thành ra sao?
-Giới thiệu bài tập 1sách giáo khoa.
-Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
-Giải chi tiết.
 Na ® Na+ +1e; Cl +1e® Cl-
 Mg ® Mg2+ +2e; S +2e® S2-
 Al ® Al3+ +3e ; O + 2e® O2- 
-Bốn ion có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau: Na+, Mg2+ , Al3 , O2- 
-Hai ion có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau: S2-, Cl-
2-. Sự hình thành ion – công thức electron và công thức cấu tạo.
Bài 1: a/ Viết phương trình biễu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:
Na ® Na+ ; Cl ® Cl-
Mg ® Mg2+; S ® S2-
Al ® Al3+ ; O ® O2- 
b/ Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành
Giải:
a) Na ® Na+ +1e; Cl +1e® Cl-
 Mg ® Mg2+ +2e; S +2e® S2-
 Al ® Al3+ +3e ; O + 2e® O2- 
b) -Bốn ion có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau: Na+, Mg2+ , Al3 , O2- 
-Hai ion có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau: S2-, Cl-
Hoạt động 4: Bài tập.
9’
-Giới thiệu bài tập 1sách giáo khoa.
-Yêu cầu học sinh giải chi tiết .
- Thảo luận nhóm và trả lời.
Tổng số electron là 7 ® số thứ tự của nguyên tố là 7.
Có 2 lớp electron ® chu kì 2
Nguyên tố p có 5e ngoài cùng ® thuộc nhóm VA ® Là nguyên tố nitơ
-Công thức phân tử của hợp chất khí với hyđro là NH3
CT electron CTCT
. .
. .
 H:N: H H-N-H
 H H
Bài 5 :
Một nguyên tử có cấu hình electron: 1s21s 22p 3
a/ Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử hợp chất khí với hyđro.
b/ Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó
Giải: 
a) STT: 7
Chu kì: 2
Nhóm VA.
b) CT electron CTCT
. .
. .
 H:N: H H-N-H
 H H
Hoạt động 5: Củng cố.
2’
- Nắm vững cách viết công thức electron và công thức cấu tạo các chất, để làm được việc này, chúng ta lưu ý nguyên tố đó ở nhóm mấy của bảng tuần hoàn.
-Chú ý cấu hình electron của ion âm và ion dương để suy ra cấu hình electron nguyên tử.
4. Dặn dò: (1 phút)
	Xem trước chương “phản ứng oxi hóa khử”.
	Làm bài tập sau: Cho ion X2- có cấu hình 1s22s22p63s23p6. viết cấu hình electron đầy đủ của X và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 27+28.doc