Giáo án Hóa học 10 - Tiết 40, 41: Phản ứng oxi hoá, khử

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 40, 41: Phản ứng oxi hoá, khử

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử

HS hiểu:

- Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.

- Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử

2. Kĩ năng

- Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không phải phản ứng oxi hoá – khử.

- Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

- HS

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2051Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 40, 41: Phản ứng oxi hoá, khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2009
Ngày giảng: 17/11/2009
CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
TIẾT 40 – 41: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử
Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử
HS hiểu:
Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.
Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử
2. Kĩ năng
Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không phải phản ứng oxi hoá – khử.
Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS
III. PHƯƠNG PHÁP
Tạo tình huống, nêu vấn đề
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học bài mới
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
GV gọi 1 HS nêu lại kiến thức về phản ứng oxi hoá – khử đã học ở THCS
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng của natri với oxi
* Mục tiêu: - Chất oxi hoá, chất khử, sự khử, sự oxi hoá trong phản ứng Na với O2.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS: viết phản ứng của Na với O2 và dựa vào kiến thức về PƯ OXH – K ở THCS hãy chỉ rõ chất OXH, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.
HS thực hiện
Bước 2:
GV nhấn mạnh phản ứng trên là PƯ OXH – K vì tồn tại đồng thời sự oxh và sự khử, /c HS xác định trong PƯ trên chất nào là chất nhường e? Chất nào là chất nhận e?
HS thực hiện
Bước 3:
GV xác nhận ý kiến của HS rồi đưa kiến thức mới
Y/c HS xác định SOXH của các chất trước và sau phản ứng. Nhận xét về sự thay đổi SOXH của chúng.
HS ghi bài và thực hiện.
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Sự oxh
Sự khử
 Số oxh trước phản ứng số oxh sau phản ứng
Na 0 +1
O 0 - 2 
Sự khử
Sự khử
- Na nhường e → số oxh tăng từ 0 lên +1: Na là chất khử. Sự làm tăng số oxh của Na là sự oxh Na
- O nhận e → số oxh giảm từ 0 đến -2: O là chất oxh. Sự làm giảm soxh của O là sự khử O
Phản ứng trên là phản ứng oxh – k vì có sự thay đổi soxh.
 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của Fe với dung dịch CuSO4 
 * Mục tiêu: - Chất oxh, chất k, sự oxh, sự k trong phản ứng Fe với CuSO4 
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS: viết phản ứng của Fe với CuSO4 và xác định sự thay đổi soxh của các chất trước và sau phản ứng, xác định chất nhường và nhận e.
HS thực hiện
Bước 2:
Từ kết quả của HS, GV nêu VĐ: Có thể chỉ dựa vào dấu hiệu chát kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi để kết luận về PƯ OXH – K không?
HS trả lời.
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Sự oxh
Sự khử
- Số oxh của Fe tăng từ 0 lên +2. Nguyên tử Fe là chất khử. Sự làm tăng soxh của Fe là sự oxh Fe
- Số oxh của Cu giảm từ +2 đến 0. Ion Cu+2 là chất oxh. Sự giảm soxh của ion Cu+2 là sự khử ion Cu+2
Phản ứng trên là PƯ OXH – K vì tồn tại đồng thời sự oxi hoá và sự khử
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng của hiđro với clo
 * Mục tiêu: Phản ứng OXH – K của hiđro và clo.
 * Thời gian: 15p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV ĐVĐ: Dựa vào dấu hiệu chất kết hợp với oxi, chất cung cấp oxi hoặc dấu hiệu nhường, nhận e có thể kết luận được phản ứng của hiđro với clo là phản ứng oxi hoá – khử được không? Tại sao?
HS viết PTHH giữa hiđro và clo, dựa vào sự thay đổi soxh để xác định chất oxh, chất khử, sự oxh, sự khử. Từ đó rút ra kết luận: PƯ giữa hiđro và clo có phải là PƯ OXH – K không?
HS thực hiện.
Bước 2:
Y/c HS từ phần trên nên ĐN về chất oxh, chất khử, sự oxh, sự khử và phản ứng oxh – k
HS thực hiện.
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
- Số oxh của hđro tăng từ 0 lên +1. Hiđro là chất khử. Sự làm tăng số oxh của hiđro là sự oxh hiđro
- Số oxh của clo giảm từ 0 xuống -1. Clo là chất oxh. Sự làm giảm số oxh của clo là sự khử clo
Phản ứng của hiđro với clo xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. Đây cũng là phản ứng oxi hoá – khử
Vậy :
 + Chất khử là chất nhường e hay là chất có số oxh tăng sau PƯ, còn được gọi là chất bị oxh.
 + Chất oxh là chất nhận e hay là chất có số oxh giảm sau PƯ, còn được gọi là chất bị khử
 + Sự oxh (quá trình oxh) một chất là làm cho chất đó nhường e hay làm tăng số oxh của chất đó.
 + Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đó nhận e hay làm giảm số oxh của chất đó.
Phản ứng oxh – k là PƯHH trong đó có sự chuyển e gữa các chất phản ứng ; hay phản ứng oxh – k là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxh của 1 số nguyên tố.
 5. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà
 - GV nhấn mạnh nội bài học: + Chất oxh, chất khử
	+ Sự oxh, sự khử
	+ ĐN phản ứng oxh khử.
 - BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 102, 103. 
 (Hết tiết 40)
 6. Khởi động(tiết 41)
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
Xác định số oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong phương trình sau:
	Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử * Mục tiêu: Lập được phương trình của phản ứng oxi hoá – khử
 * Thời gian: 30p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS: Để lập được PTHH của phản ứng oxh – k ta cần biết những gì? Phương pháp để cân bằng phản ứng oxh – k? Nêu nguyên tắc của phương pháp đó.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS: n/c SGK nêu các bước cân bằng phản ứng oxh – k và áp dụng với phương trình: VD VD 1: 
VD 2: 
HS thực hiện
Bước 3:
GV y/c 2 HS lên bảng thực hiện, HS còn lại theo dõi nhận xét và bổ sung
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS:
Nguyên tắc của phương pháp thăng bằng electron:do chất khử nhường = do chất oxh nhận
VD 1: + Bước 1: Xác đính số oxh của các nguyên tố trong pư để xác đinh chất oxh và chất khử
 + Số oxh của nitơ tăng từ -3 lên 0 NH3 là chất khử
 + Số oxh của oxi giảm từ 0 xuống -2 oxi là chất oxh.
 + Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử:
 + Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e mà chất khử nhường bằng tổng số e chất oxh nhận
 Hệ số của chất khử là 2, của chất oxh là 3.
 + Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra
VD 2: + Bước 1: Xác đính số oxh của các nguyên tố trong pư để xác đinh chất oxh và chất khử
 Cu là chất khử vì số oxh tăng từ 0 lên +2
 H2SO4 là chất oxh vì S+6 có số oxh giảm từ +6 xuống +4
 + Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử:
 + Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e mà chất khử nhường bằng tổng số e chất oxh nhận
 + Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra
 8. Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử
 * Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của phản ứng oxh – k trong tự nhiên và trong CN
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS n/c SGK và hãy nêu ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử ?
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c HS lên bảng làm BT 6 a, b SGK để củng cố bài
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
 9. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh nội dung toàn bài và lưu ý HS:
	+ Dựa vào đặc điểm chất oxh, chất khử người ta phân loại phản ứng oxh – k thành:
	• Chất khử và chất oxh nằm ở các phân tử khác nhau.
	• Phản ứng oxh – k nội phân tử: Chất oxh và chất khử khác nhau, nhưng cùng ở trong 1 phân tử.
	• Phản ứng tự oxh, tự khử: Một nguyên tố vừa là chất oxh, vừa là chất khử.
BTVN: 6, 7 SGK/ 103 – 104.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ.
+ Những phản ứng nào có sự thay đổi số oxh, những phản ứng nào không có sự thay đổi số oxh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40 - 41 Pu oxi hoa khu.doc