Giáo án Hóa học 10 - Tiết 41 Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và một số hợp chất của clo

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 41 Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và một số hợp chất của clo

Tiết 41 Bài 27: Bài thực hành số 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO

 VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CLO

I- MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức:

 -Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Clo và hợp chất của Clo

 -Tiếp tục rèn luyện cá thao tác làm thí nghiệm và quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm

 2/ Kỹ năng: Làm thí nghiệm chứng minh lí thuyết

 3/ Thái độ: Giáo dục học sinh ham mê học môn Hóa học.

II- CHUẨN BỊ

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 Dụng cụ: Ong nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh, giáđể ống nghiệm , đuã thủy tinh, ống nhỏ giọt, nút cao su có lỗ.

 Hóa chất: KMnO4, NaCl rắn, giấy quỳ tím, nước cất, H2SO4 đặc , ddHCl đặc, dd loãng HCl, NaCl, HNO3, AgNO3.

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phản ứng oxihóa-khử.

 

doc 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 41 Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và một số hợp chất của clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/01/2012 
Tiết 41 Bài 27: Bài thực hành số 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO
 	VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CLO
I- MỤC TIÊU
	1/ Kiến thức:
	-Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Clo và hợp chất của Clo
	-Tiếp tục rèn luyện cá thao tác làm thí nghiệm và quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm
	2/ Kỹ năng: Làm thí nghiệm chứng minh lí thuyết 
	3/ Thái độ: Giáo dục học sinh ham mê học môn Hóa học.
II- CHUẨN BỊ 
	1/ Chuẩn bị của giáo viên: 
	Dụng cụ: Oáng nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh, giáđể ống nghiệm , đuã thủy tinh, ống nhỏ giọt, nút cao su có lỗ.
	Hóa chất: KMnO4, NaCl rắn, giấy quỳ tím, nước cất, H2SO4 đặc , ddHCl đặc, dd loãng HCl, NaCl, HNO3, AgNO3. 
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phản ứng oxihóa-khử.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1/ Oån định tình hình lớp:	(1 phút )
	2/ Kiểm tra bài cũ:	(4 phút )
	Câu hỏi1:Trình bày tính chất hóa học của Clo
	Câu hỏi 2:Hòan thành sơ đồ phản ứng:
	 Cl2 HCl Cl2 NaCl Cl2 CaOCl2
	3/Giảng bài mới
 	Giới thiệu bài mới: Để chứng minh các tính chất của Clo và hợp chất đã học ta đi vào bài thực hành hôm nay.
	Tiến trình tiết dạy:
Thời lựơng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu thí nghiệm.
3’
-GV: Nêu các thí nghiệm.
+Điều chế khí Cl2. Tính tẩy màu của Clo ẩm.
+Điều chế axit HCl
+Bài tập thực nghiệm.
Hs lắng nghe và nghiên cứu SGK
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Điều chế khí Cl2. Tính tẩy màu của Clo ẩm.
12’
GV: Dùng ống nhỏ giọt để cho dd HCl đặc vào ống nghiệm 
GV: Có thể dùng KClO3 và ddHCl đặc để điều chế Cl2 nhưng cần lấy lượng KClO3 ít hơn 
Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm một ống nhỏ giọt đưng dd HCl đặc và một băng giấy màu ẩm. Quan sát hiện tượng ta thấy 
-Có khí tạo ra
16HCl + 2KMnO4 
2KCl+2MnCl2 +5Cl2+ 8H2O
-Giấy màu ẩm bị mất màu 
Vì Clo tan trong nước một phần phản ứng với nước : Cl2 + H2O HCl + HClO , HClO có tính oxihóa mạnh tẩy màu.
1/Điều chế khí Cl2. Tính tẩy màu của Clo ẩm.
* 16HCl + 2KMnO4 
2KCl+2MnCl2+5Cl2+ 8H2O
* Cl2 + H2O HCl + HClO
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Điều chế axit clohiđric
15’
GV: Trình bày thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và giải thích.
Lưu ý : -Nếu khi đun nóng ống nghiệm ta thấy sủi bọt mạnh thì tạm ngừng đun.
 -Viết phản ứng xảy ra 
 -Khi ngừng thí nghiệm phải bỏ ống nghiệm (2) ra trước , sau đó mới tắt đèn cồn để nước không dâng từ ống (2) sang ống (1) do sự chệnh lệch nhiệt độ, áp suất có thể gây vỡ ống nghiệm.
Cho vào ống nghiệm (1)một ít muối ăn (2g) rồi kẹp ống nghiệm vào giá thí nghiệm. Cho tiếp vào ống nghiệm khỏang 3ml ddH2SO4 đặc, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh dẫn sang ống (2) chứa 3ml H2O. Đun ống nghiệm (1) trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng ta thấy
-Trong ống nghiệm (1) có khói trắng bay ra dẫn qua ống (2) .
2NaCl+H2SO42HCl +Na2SO4
Ta bỏ vào ống (2) một mảnh giấy quỳ tím. Quan sát hiện tượng ta thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. 
Vì khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl làm cho quỳ tím biến thành màu đỏ.
2/.Điều chế axit clohiđric
2NaCl+H2SO42HCl +Na2SO4
Hoạt động 4: Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
8’
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ hóa chất bị mất nhãn sau: HCl, HNO3, NaCl
3/.Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
HS hồn thành.
4. Nhận xét: (2 phút)
	Nhận xét chung buổi thực hành của học sinh.
	Yêu cầu học sinh viết tường trình.
	Thu dọn hóa chất và dụng cụ thí nghiệm. 
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 41.doc