Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29 bài 21: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29 bài 21: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

TIẾT 29:

BÀI 21: HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Học sinh biết

- Hiệu độ âm điện là gì?

- Hiệu độ âm điện có ảnh hưởng tới các kiểu liên kết hóa học.

 Học sinh hiểu

- Hiệu độ âm điện ảnh hưởng như thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?

- Sự khác nhau về kiểu liên kết hóa học của các phân tử là do khác nhau về hiệu độ âm điện.

 Học sinh vận dụng

- Dựa vào hiệu độ âm điện phân loại liên kết hóa học.

2. Kỹ năng

- Dự đoán, kết luận kiểu liên kết hóa học của các phân tử.

 - Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện.

 

docx 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 4809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29 bài 21: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
GVHD chuyên môn: Nguyễn Thị Phương Mỹ Thời gian thực hiện: ..............................
GSKT sư phạm: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Thực hiện ngày .... tháng .... năm .........
 Chương 3: Liên kết hóa học
TIẾT 29:
BÀI 21: HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết
- Hiệu độ âm điện là gì?
- Hiệu độ âm điện có ảnh hưởng tới các kiểu liên kết hóa học.
Học sinh hiểu
- Hiệu độ âm điện ảnh hưởng như thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?
- Sự khác nhau về kiểu liên kết hóa học của các phân tử là do khác nhau về hiệu độ âm điện.
Học sinh vận dụng
- Dựa vào hiệu độ âm điện phân loại liên kết hóa học.
2. Kỹ năng
- Dự đoán, kết luận kiểu liên kết hóa học của các phân tử.
 - Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện.
3. Thái độ
- Học sinh có thêm niềm đam mê đối với môn học.
- Có ý thức học hành nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng độ âm điện của các nguyên tố.
 - Giáo án, bài giảng powpoint.
 - SGK Hóa học 10, Sách GV Hóa học 10.
HS: - Ôn lại bài cũ và xem trước bài mới.
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp diễn giảng, đàm thoại gợi mở kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học trực quan.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp học (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: So sánh sự giống nhau và khác nhau (bản chất, điều kiện liên kết, ví dụ) giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
Trả lời: * Giống nhau: Nguyên nhân hình thành liên kết: Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để có cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
* Khác nhau:
Liên kết cộng hóa trị
Liên kết ion
Bản chất
Là sự dùng chung electron
Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Điều kiện liên kết
Xảy ra giữa các nguyên tố giống nhau hoặc gần giống nhau về bản chất hóa học (thường xảy ra với các nguyên tố phi kim nhóm IVA, VA, VIA, VIIA.) 
Xảy ra giữa các nguyên tố khác hẳn nhau về bản chất hóa học (thường là kim loại điển hình và phi kim điển hình)
Ví dụ
Na+ + Cl- → NaCl
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Vào bài (5')
- Như các em đã biết dựa vào bản chất nguyên tố tham gia liên kết ta có thể biết được liên kết trong phân tử là loại liên kết gì (Yêu cầu học sinh xem lại bảng so sánh ở phần kiểm tra bài cũ)
-Liên kết trong phân tử AlCl3 là liên kết gì?
-Liên kết trong phân tử AlCl3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.
- Trên thực tế, liên kết cộng hóa trị và liên kết ion không có ranh giới rõ ràng.
- Tại sao liên kết trong phân tử AlCl3 lại là liên kết cộng hóa trị phân cực và dựa vào đâu để phân biệt một cách rõ ràng nhất kiểu liên kết trong một phân tử?
- Đến với bài học: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó.
BÀI 21: HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC.
- Liên kết ion
Hoạt động 2: Xét hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị không cực. (8')
- Hiệu độ âm điện trong liên kết hóa học A-B:
 Δχ = | χA - χB |
-Cho biết hiệu độ âm điện trong các phân tử sau: H2, Cl2, N2. Tại sao liên kết trong các phân tử trên lại là liên kết cộng hóa trị không phân cực? (sử dụng bảng độ âm điện)
- Vậy khi hiệu độ âm điện bằng 0 thì ta có thể kết luận là loại liên kết gì?
- Khi các nguyên tử tham gia liên kết có hiệu độ âm điện nhỏ hơn 0,4 liên kết vẫn được coi là liên kết cộng hóa trị không phân cực (CH4, H2S,...)
- Tóm lại hiệu độ âm điện nằm trong khoảng nào được xem là liên kết cộng hóa trị không cực? 
1. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị không cực.
- Hiệu độ âm điện trong liên kết hóa học A-B:
Δχ = | χA - χB |
- Hiệu độ âm điện trong các phân tử H2, Cl2, N2 đều bằng 0. Cặp electron chung không lệch về phía nào => liên kết cộng hóa trị không cực.
- Liên kết cộng hóa trị thuần túy.
- 0 < Δχ < 0,4: Liên kết cộng hóa trị không cực.
Hoạt động 3: Xét hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị có cực. (10')
- Xét các phân tử sau: HCl, H2O, NH3, HBr.
+ Yêu cầu học sinh lên bảng tính hiệu độ âm điện của các chất trên.
+ Liên kết trong phân tử HCl mà các em đã học là loại liên kết gì?
- Liên kết trong những chất trên đều là liên kết cộng hóa trị có cực. Vậy hiệu độ âm điện ở khoảng nào là liên kết cộng hóa trị có cực?
- Hãy cho biết đôi electron dùng chung sẽ bị lệch về phía nguyên tử nào?
- GV lưu ý cho học sinh biết: Hiệu độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.
2. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị có cực.
- Xét các phân tử: HCl, H2O, NH3, HBr.
- Δχ lần lượt là: 0,96; 1,24; 0,84; 0,76
- Tất cả các chất trên đều là liên kết cộng hóa trị có cực.
- 0,4 ≤ Δχ < 1,7: Liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực)
- Trong liên kết cộng hóa trị phân cực electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
- Lưu ý: Hiệu độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.
Hoạt động 4: Xét hiệu độ âm điện và liên kết ion . (5')
- Khi hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn hơn hoặc bằng 1,7 thì có sự nhường và nhận hẳn electron hình thành liên kết ion.
- Cho học sinh tính hiệu độ âm điện của phân tử NaCl và kết luận loại liên kết.
3. Hiệu độ âm điện và liên kết ion.
- Δχ NaCl = 3,16 - 0,93 = 2,23
=> liên kết ion.
- Δχ ≥ 1,7: Liên kết ion.
Hoạt động 5: Kết luận. (5')
- Yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thành sơ đồ.
0| |0,4 |1,7 
 ......... ......... .........
- GV lưu ý cho học sinh biết: Dùng hiệu độ âm điện để phân biệt loại liên kết hóa học chỉ có tính tương đối, còn có những ngoại lệ không phù hợp với thực nghiệm (HF,...)
Kết luận:
0| |0,4 |1,7 
 Liên kết Liên kết Liên kết 
 CHT CHT ion
 Không cực Phân cực
* Dùng hiệu độ âm điện để phân biệt loại liên kết hóa học chỉ có tính tương đối, còn có những ngoại lệ không phù hợp với thực nghiệm.
VD: HF Hiệu độ âm điện là 1,78 nhưng liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.
Hoạt động 6: Củng cố (5')
Câu 1: Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, hãy xác định kiểu liên kết trong phân tử các chất: N2, H2O, HBr, NH3.
Trả lời: Chỉ có N2 là liên kết cộng hóa trị không cực, còn lại là có cực. 
Câu 2: Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, hãy xác định kiểu liên kết trong các ion: ClO-, HS-, HCO3-
Trả lời: Chỉ có là liên kết cộng hóa trị có cực, còn lại là không cực.
Câu 3: Sắp xếp các phân tử theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong các phân tử sau (Sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn): NH3, H2S, H2O, CaS, BaF2.
Trả lời: H2S < NH3 < H2O < CaS < BaF2.
Bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Liên kết trong phân tử LiF là liên kết gì?	
A. Cộng hóa trị không cực B. Cộng hóa trị có cực C. Ion D. Cho - nhận
Đáp án: C
Bài 2: Liên kết trong phân tử HBr là liên kết gì?
A. Cộng hóa trị không cực B. Cộng hóa trị có cực C. Ion D. Cho - nhận
Đáp án: B	
Bài 3: Trong HCl, KCl, CaCl2, MgO. Chất có liên kết cộng hóa trị
A. KCl	 B. HCl	 C. CaCl2	 	D. MgO
Đáp án: B
Bài 4: Chọn câu đúng trong các câu sau
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn
B. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học
C. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu
Đáp án: D
Bài 5: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự sau: F, O, N, Cl. Xét xem trong số các phân tử sau phân tử nào có phân cực nhất:
A. F2O	 B. Cl2O	 C. N2O3	 D. ClF
Đáp án: D
4. Dặn dò: (1 phút)
- GV dặn HS về nhà làm bài tập trong SGK và đọc trước bài mới.
5. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH KIẾN TẬP
 (duyệt và kí tên)
 Nguyễn Thị Phương Mỹ Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_21_Hieu_do_am_dien_va_lien_ket_hoa_hoc.docx