Giáo án Hóa học 10 - Tiết 45, 46 Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 45, 46 Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen

Tiết 45,46 Bài 26: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN

I- MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững

 Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố Halogen.

 Vì sao các nguyên tố Halogen có tính oxihóa mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo đến Iôt.

 Nguyên nhân của tính sát trùng và tẩy màu của nước Javen , Clorua vôi vàcách điều chế .

 Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của các Halogen. Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I- .

 2/ Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học về nhóm Halogen để giải bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất Halogen X2 và hợp chất HX.

 Giải một số bài toán tính toán .

 3/ Thái độ: Linh họat nhanh, tư duy, sáng tạo.

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3429Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 45, 46 Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10/02/2012	
Tiết 45,46 Bài 26: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN
I- MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững
	Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố Halogen.
	Vì sao các nguyên tố Halogen có tính oxihóa mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo đến Iôt.
	Nguyên nhân của tính sát trùng và tẩy màu của nước Javen , Clorua vôi vàcách điều chế .
	Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của các Halogen. Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I- .
	2/ Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học về nhóm Halogen để giải bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất Halogen X2 và hợp chất HX.
	Giải một số bài toán tính toán . 
	3/ Thái độ: Linh họat nhanh, tư duy, sáng tạo.
II- CHUẨN BỊ 
	1/ Chuẩn bị của giáo viên: Một số bài tập và tóm tắt lý thuyết 
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại kiến thức đã học 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/ Oån định tình hình lớp:	(1 phút )
	2/ Kiểm tra bài cũ:	(4 phút )
	Câu hỏi: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho các Halogen tác dụng với H2 và H2O và rút ra nhận xét. 
	3/ Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài mới: Để củng cố lí thuyết, vận dụng vào làm bài tập, hôm nay luyện tập nhóm Halogen để vận dụng và làm một số dạng bài tập liên quan.
	Tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử, phân tử và cách điều chế các Halogen.
15’
I- LÝ THUYẾT 
1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, PHÂN TƯ-Û ĐIỀU CHẾ
GV cho các nhĩm học sinh nghiên cứu SGK hồn thành các bảng sau
Nguyên tố Hal 
FLO
CLO
BROM
IỐT
Cấu hình e ngoài cùng 
-2p22p5
-3p23p5
-4p24p5
-5p25p5
Cấu tạo 
F-F
Cl-Cl
Br-Br
I-I
Độ âm điện 
3,98
3,16
2,96
2,66
Tính oxihóa 
Tính oxihóa giảm dần từ F2 đến I2
Điều chế 
Điện phân hỗn hợp KF + HF
-Cho chất oxihóa mạnh tác dụng với dd HCl đặc .
-Điện phân muối Clorua.
Dùng Cl2 tác dụng muối Bromua
Từ rong biển
 Từ F2 đến I2 bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện tăng dần.
 Lớp ngoài cùng đều có 7e
 Phân tử gồm hai nguyên tử , có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của các đơn chất.
18’’
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
Nguyên tố Hal
FLO
CLO
BRÔM
IỐT
Tác dụng kim loại
Phản ứng được tất cả các kim loại
Hầu hết phản ứng , cần đun nóng 
Một số kim loại, cần đun nóng.
Một số kim loại, cần đun nóng và một số cần xúc tác.
Với Hiđro
Phản ứng ngay trong bóng tối hoặc nhiệt độ thấp 
Cần chiếu sáng 
Cầu đun nóng 
Cần nung nóng ở nhiệt độ cao 
Với nước 
Phân hủy mãnh liệt ngay nhiệt độ thường 
Ở nhiệt độ thường, xảy ra thuận nghịch
Ở nhiệt độ thường, xảy ra thuận nghịch chậm hơn Clo 
Hầu như không tác dụng 
GV cho 4 nhĩm học thảo luận sinh nghiên cứu SGK hồn thành các bảng sau
1/ Axit Halogen hiđric: Axit HF là axit yếu, các axit HCl, HBr, HI là các axit mạnh, tính axit tăng từ HF đến HI.
2/ Clorua vôi, nước Javen là những chất oxihóa mạnh ó tính tẩy màu và sát trùng .
Hoạt động 3: Phân biệt các ion Halogenua.
7’
PHÂN BIỆT CÁC ION F-,Cl-,Br-,I-
GV: Dùng thuốc thử nào đề nhận biết các gốc Cl-, Br-, I-? Hiện tượng là gì?
GV: Viết các phản ứng?
GV: Các muối AgCl, AgBr, AgI dễ nhiệt phân dùng nhiều trong công nghiệp tráng gương .
NaF+AgNO3Không tác dụng
 NaCl + AgNO3AgClƠ + NaNO3
 (Trắng) 
NaBr + AgNO3AgBrƠ + NaNO3
 (vàngnhạt)
NaI + AgNO3AgIƠ + NaNO3
 (vàngđậm)
 2AgBr 2Ag + Br2 
PHÂN BIỆT CÁC ION F-, Cl-, Br-, I-
Dùng dung dịch AgNO3 
Muối chứa gốc F- không phản ứng.
Các muối Cl- tạo kết tủa trắng, muối Br- tạo kết tủa vàng nhạt, muối I- tạo kết tủa vàng đậm.
Hoạt động 4: Bài tập 1/118.
4’
II-BÀI TẬP 
GV: Giới thiệu bài tập 1/118 để học sinh nắm tính chất axit Halogen hiđric.
Bài tập 1/118: 
Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần 
HCl, HBr, HI, HF
HBr, HI, HF, HCl
HI, HBr, HCl, HF
HF,HCl, HBr, HI 
-Độ dài liên kết H-I đến H-F giảm dần , khảnăng vỡ liên kết H-X của H-I dễ nhất nên ion H+ tạo ra nhiều hơn, nên tính axit mạnh. 
Bài tập 1/118: 
Chọn trả lời C) HI, HBr, HCl, HF.
Hoạt động 5: Bài tập 2/118.
3’
GV: Giới thiệu bài tập 2/118 để học sinh nắm cách nhận biết gốc Halogenua. 
Bài tập 2/118: 
Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng ?
a) NaF b) NaCl 
c) NaBr d) NaI
-Vì NaF không phản ứng với dung dịch AgNO3
Bài tập 2/118: 
Chọn trả lời NaF
Hoạt động 6: Bài tập 3/118.
4’
GV: Giới thiệu bài tập 3/118 để học sinh nắm pứ oxihóa-khử 
Bài tập 3/118: 
Trong phản ứng hóa học sau:
SO2 + Br2+ H2O H2SO4 + HBr . Brom đóng vai trò 
Chất khử 
Chất oxihóa
Vừa là chất oxihóa, vừa là chất khử 
Không là chất khử, không là chất oxihóa.
Chọn đáp án đúng.
-Xác định số oxihóa của các nguyên tố trong phản ứng ta thấy có nguyên tố lưu huỳnh số oxihóa tăng từ +4 đến +6( SO2 đóng vai trò là chất khử), nguyên tố Br từ 0 đến -1(Br2 là chất oxihóa).
-SO2 làm mấtmàu nước Br2(mất màu nâu đỏ), dùng tính chất này để nhận biết SO2. 
Bài tập 3/118: 
Chọn trả lời b) Br2 là chất oxihóa.
Hoạt động 7: Bài tập 9/119.
8’
Bài tập 9/118: 
Để điều chế Flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong Hiđro Florua lỏng đã được loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?
- HS dựa vào tính chất của Flo khi tác dụng với nước để trả lời.
Bài tập 9/119: 
Vì F2 tạo ra gặp nước ở cùng điều sẽ trực tiếp phản ứng mãnh liệt với nước gây nổ.
Hoạt động 8: Bài tập 10/119.
12’
Bài tập 10/118: 
Một dung dịch có hòa tan hai muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của hai muối trong dung dịch , biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8% có khối lượng riêng D= 1,0625g/ml. 
HS: phân tích nội dung đề bài, thực hiện tính toán từ các giả thuyết.
Bài tập 10/119: 
Số mol AgNO3: 0,025mol
NaBr + AgNO3 AgBr + NaNO3 
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 
Đặt : 
Ta có hệ phương trình:
 x+ y = 0,025 
103x = 58,5y
Giải ra ta được : x= 0,009
Vậy,
 = 0,927g
Hoạt động 9: Bài tập 12/119.
12’
GV yêu cầu HS đọc và phân tích đề bài. Thảo luận nhóm và đại diện trình bày bài giải theo các yêu cầu sau:
-Viết phương trình hóa học các phản ứng và can bằng.
-Tính số mol của các chất đã cho.
-Suy ra chất còn dư trong phản ứng sau.
-Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch.
HS thảo luận nhóm và trình bày bài giải.
-Viết phản ứng và cân bằng.
-Tính số mol của MnO2, NaOH từ đó suy ra số mol Cl2 và các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Tính nồng độ mol.
Bài tập 12/119.
a)MnO2+4HClŠMnCl2+Cl2 + 2H2O. (1)
Cl2 + 2NaOH Š NaCl + NaClO + H2O.(2)
b) Từ (1) ta thấy:
mặt khác: 
Từ (2) suy ra NaOH còn dư
Hoạt động 10: Củng cố.
1’
Nắm vững lí thuyết chương Halogen, tính chất, điều chế các Halogen và các hợp chất tạo nên nó và giải được bài tập hỗn hợp, tính C%, m
4. Dặn dò: (1 phút)
	-Làm các bài tập 4,5,6,7,8,11, 13 trang 118,119/sgk. Xem kĩ lại nội dung của chương chuẩn bị kiểm tra 1 tiết bài số 3.
	-Xem trước nội dung lí thuyết và chuẩn bị cho bài thực hành số 3: tính chất hóa học của Brom và Iot. 
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 45 +46.doc