Giáo án Hóa học 10 Tiết 46 + 47 – Bài 25: Flo – brom – iot

Giáo án Hóa học 10 Tiết 46 + 47 – Bài 25: Flo – brom – iot

Tiết 46 + 47 – Bài 25:

FLO – BROM – IOT

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

Biết được:

Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng.

Hiểu được:

Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

2. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 

docx 7 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1552Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Tiết 46 + 47 – Bài 25: Flo – brom – iot", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:	Lớp:
Tiết 46 + 47 – Bài 25: 
FLO – BROM – IOT
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Biết được:
Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
Hiểu được:
Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Tư tưởng:
- Hình thành thói quen trong phương pháp học tập môn hóa học từ quan sát, nhận xét hiện tượng giải thích được bản chất, vận dụng kiến thức, hình thành khái niệm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trong hình thành khái niệm.
- Hình thành ở HS ý thức được vai trò của hóa học trong đời sống thực tiễn.
II. Trọng tâm:
Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa mạnh, và mạnh nhất trong nhóm halogen. Viết phương trình hóa học minh họa.
III. Phương pháp, phương tiện:
1.Phương pháp:
- Trực quan kết hợp với đàm thoại, thuyết trình.
2.Phương tiện:
- Hóa chất.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi HS lên bảng hoàn thành các phương trình hóa học và nêu vai trò của các chất tham gia phản ứng:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Cl2 + H2O → HCl + HClO
H2 + Cl2 → 2HCl
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
3.Dạy bài mới: (40’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Thời gian
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của flo:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của flo?
=> HS: trạng thái: khí; màu: vàng lục; rất độc
- GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của flo trong tự nhiên?
=> HS: Trong tự nhiên flo tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là CaF2 hặc Na3AlF6 (criolit)
- GV bổ sung: ngoài ra flo còn có trong men răng của người và động vật, trong lá cây.
I. Flo
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Ở điều kiện thường: flo ở trạng thái khí, màu vàng lục và rất độc.
- Trong tự nhiên flo tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là CaF2 hặc Na3AlF6 (criolit).
5’
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của flo:
- GV: Trong bài khái quát về nhóm halogen các em đã được học flo có tính oxi hóa mạnh nhất. Vậy các em hãy nhớ lại ở bài trước thì clo thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất gì?
=> HS: tác dụng với kim loại, phi kim
- GV: Tương tự thì flo cũng vậy, F2 thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng với kim loại và phi kim.
+ Khi tác dụng với kim loại tạo muối florua có hóa trị cao, flo tác dụng được với hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt.
nF2 + 2M → 2MFn
+ Flo tác dụng với hầu hết các phi kim ngoại trừ O2, N2.
+ Flo tác dụng với hidro trong bóng tối, ở nhiệt độ thấp và gây nổ mạnh.
- GV gọi HS lấy ví dụ minh họa:
H2 + F2 → 2HF
S + 3F2 → SF6
2Na + F2 → 2NaF
- GV bổ sung: axit HF yếu nhưng nó có tính chất là ăn mòn thủy tinh và dựa vào tính chất đó người ta dùng để khắc chữ lên thủy tinh
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
- GV: Ngoài ra F2 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2O
F2 + H2O → 2HF + O2
2. Tính chất hóa học
- Tác dụng với các kim loại loại tạo muối florua có hóa trị cao:
nF2 + 2M → 2MFn
 2Fe + 3F2 → 2FeF3
- Tác dụng với hầu hết các phi kim ngoại trừ O2, N2:
S + 3 F2 → SF6
- Tác dụng với hidro:
H2 + F2 → 2HF
- Tác dụng với H2O
F2 + H2O → 2HF + O2
15’
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của brom:
- GV cho HS quan sát lọ đựng dung dịch brom kết hợp với nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của brom.
=> HS: Trạng thái: lỏng; màu: đỏ nâu, dễ bay hơi, rất độc.
	Tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- GV lưu ý cho HS cần thẩn khi làm việc với brom, vì khi rơi vào da sẽ gây bỏng. Và dung dịch của brom trong nước người ta gọi là nước brom. 
- GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của brom trong tự nhiên?
=> HS: Trong tự nhiên brom tồn tại ở dạng hợp chất.
II.Brom:
1. Tính chất và trạng thái tự nhiên
Ở điều kiện thường brom có:
Trạng thái: lỏng
Màu: đỏ nâu
Dễ bay hơi, rất độc
Tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất.
5’
Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất hóa học của brom:
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, kể các số oxi hóa của brom đã được học
=> HS: -1, +1, +3, +5, +7
- GV: Như vậy brom giống với clo, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Tuy nhiên brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và flo.
- GV: Đầu tiên là tính oxi hóa, brom thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với gì?
=> HS: tác dụng với kim loại, với H2
- GV: Brom tác dụng với hầu hết các kim loại ngoại trừ Au, Pt. Và khí brom tác dụng với kim loại tạo muối bromua hóa trị cao.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ
- GV: Brom chỉ oxi hóa được hidro ở nhiệt độ cao tạo ra khí hidro bromua, yêu cầu HS viết phản ứng.
- GV: Ngoài ra Br2 phản ứng với H2O tương tự như clo. Gọi HS lên bảng viết phương trình phản ứng, và xác định số oxi hóa của brom
H2O + Br2 ↔ HBr + HBrO
=> ở phản ứng này brom vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
2. Tính chất hóa học:
- Tác dụng hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) tạo muối bromua hóa trị cao.
2Fe + 3Br2 → 2FeBr3
- Tác dụng với H2: Br2 + H2 t0 HBr
- Tác dụng với H2O:
H2O + Br2 ↔ HBr + HBrO
10’
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức:
- GV nêu lại kiến thức trọng tâm.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,10 (SGK)
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
5’
Tiết 47
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của iot:
- GV cho HS quan sát tinh thể iot kết hợp với nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của iot?
=> HS: Trạng thái: rắn; màu: đen tím
 Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- GV cung cấp: I2 rắn t0 I2 hơi gọi là hiện tượng thăng hoa.
- GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của iot trong tự nhiên?
=> HS: Trong tự nhiên iot tồn tại ở dạng hợp chất là muối iotua
III. Iot
1. Tính chất và trạng thái tự nhiên
- Ở điều kiện thường:
	Trạng thái: rắn
	Màu: đen tím
	Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
 I2 rắn t0 I2 hơi là hiện thượng thăng hoa.
-Trong tự nhiên, iot tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất là muối iotua
3’
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của iot:
- GV: Trong nhóm halogen F2, Cl2, Br2, I2 thì I2 có tính oxi hóa yếu nhất. Vì thế iot khi tác dụng với kim loại phải đun nóng hoặc xác tác.
- GV: khi iot tác dụng với kim loại chỉ tạo ra muối muối iotua hóa trị thấp 
 Fe + I2 t0 FeI2 
- GV: khi iot tác dụng với H2 cũng phải có xúc tác và nhiệt độ rất cao mới phản ứng, và phản ứng này là 1 phản ứng thuận nghịch.
H2 + I2 350-5000C, Pt 2HI
-GV: Iot có tính oxi hóa kém clo và brom nên clo và brom có thể oxi hóa muối iotua thành iot, gọi HS viết PT: 
Cl2 + 2NaI → NaCl + I2
-GV bổ sung: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. Đây là phản ứng để nhận biết iot và ngược lại.
2. Tính chất hóa học
- Tác dụng với kim loại (ngoại trừ Au, Pt) ở nhiệt độ cao tạo muối iotua hóa trị thấp
 Fe + I2 t0 FeI2
- Tác dụng với H2: 
 H2 + I2 350-5000C, Pt 2HI
-Iot có tính oxi hóa kém clo và brom nên clo và brom có thể oxi hóa muối iotua thành iot: 
Cl2 + 2NaI → NaCl + I2
-Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. Đây là phản ứng để nhận biết iot và ngược lại.
10’
Hoạt động 3: Luyện tập:
-GV: Treo bảng phụ ghi ND BT1 và HD HS làm BT: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
 CaOCl2 → CaCl2
=>HS: Làm việc theo nhóm, đại diện hs lên bảng giải BT, HS khác bổ sung
-GV: Nhận xét và kết luận
=>HS: Nghe, chữa bài.
-GV: Treo bảng phụ ghi ND BT2 và HD HS làm BT: Để điều chế khí clo trong PTN, người ta có thể dùng các chất oxi hoá mạnh như KMnO4, KClO3 hoặc MnO2. Nếu cho các chất trên với số mol bằng nhau thì dùng chất nào sẽ thu được số mol khí clo lớn nhất?
=> HS: Làm việc theo nhóm, đại diện hs lên bảng giải BT, HS khác bổ sung
-GV: Nhận xét và kết luận
=> HS: Nghe, chữa bài.
-GV: Treo bảng phụ ghi ND BT3 và HD HS làm BT: Hoà tan 37,125 gam hỗn hợp các muối NaCl và NaI vào nước. Cho vừa đủ khí clo đi qua dung dịch rồi đem cô cạn. Nung chất rắn thu được cho đến khi màu tím bay hết, bã rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 23,4 gam. Tính thành phần phần trăm mỗi muối trong hỗn hợp đầu?
=>HS: Làm việc theo nhóm, đại diện hs lên bảng giải BT, HS khác bổ sung
- GV: Nhận xét và kết luận
=>HS: Nghe
IV. Bài tập:
Bài 1:
1) KClO3 + 6HCl à2KCl+3Cl2 + 3H2O 
2) Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2
3) Br2 + 2NaI à 2NaBr + I2 
4) I2 + H2 à 2HI
5)Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
6) CaOCl2+ 2HCl à CaCl2 + Cl2 + H2O
Bài 2:
PTHH
2KMnO4 + 16HCl à2KCl+ 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O (1)
a mol 2,5a mol
KClO3 + 6HCl à2KCl+3Cl2 + 3H2O (2)
a mol 3a mol
MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O (3)
a mol a mol
Dựa vào ptpư, pư 2 sẽ thu được số mol Cl2 lớn nhất.
Vậy, dùng KClO3 sẽ thu được lượng Cl2 lớn nhất.
Bài 3:
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaCl và NaI trong hh
Ta có: 58,5x + 150y = 37,125 (1)
PT: Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2 
 ymol ymol 
Khối lượng muối thu được: x + y mol NaCl
Nên: 58,5(x+y) = 23,4 à x + y = 0,4 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt: 
Khối lượng NaCl ban đầu=58,5.0,25=14,625(g)
à%NaCl= (14,625.100)/37,125=39,4%
à %NaI = 100-39,4 = 60,6%
30’
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức toàn bài, dặn dò:
- GV nêu lại kiến thức trọng tâm.
- Dặn dò HS ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị trước bài sau.
- BTVN: Làm trước bài tập phần Luyện tập.
2’

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_25_Flo_Brom_lot.docx