Giáo án Hóa học 10 - Tiết 46: Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hoá – khử

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 46: Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hoá – khử

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Phản ứng giữa 1 số KL Fe, Cu và H2SO4 loẵng hoặc đặc nóng.

- Phản ứng giữa KL Mg và dung dịch CuSO4.

- Phản ứng oxi hóa - khử giữa KL và oxit (mg và CO2)

- Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit: Cu với KNO3 trong môi trường H2SO4.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 46: Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hoá – khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2009
Ngày giảng: 03/12/2009
TIẾT 46: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2:
PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Phản ứng giữa 1 số KL Fe, Cu và H2SO4 loẵng hoặc đặc nóng.
- Phản ứng giữa KL Mg và dung dịch CuSO4.
- Phản ứng oxi hóa - khử giữa KL và oxit (mg và CO2)
- Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit: Cu với KNO3 trong môi trường H2SO4.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 
 + Dụng cụ thí nghiệm: • Ống nghiệm: 4	• Ống hút nhỏ giọt: 6
	• Bát sứ nung: 1	• Thìa xúc hoá chất: 1
	• Kẹp lấy hoá chất: 1	• Đèn cồn: 1
	• Kẹp ống nghiệm: 1
 + Hoá chất:	• Zn hạt	• Fe (đinh sắt 1,5cm)	• Dây Mg
	• Dung dịch HCl, H2SO4 loãng	• Dd CuSO4 
	• Dung dịch FeSO4 	• Dung dịch KMnO4 loãng	• Lọ chứa khí CO2 
	Số lượng dụng cụ hoá chất trên chuẩn bị cho 1 nhóm thực hành x 4 (nhóm)
HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu GV đã giao.
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, thực hành.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c HS nêu nội dung bài thực hành, kiến thức áp dụng vào bài thực hành.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức và lưu ý khi thực hành
* Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cần củng cố trong bài thực hành và chú ý an toàn khi thực hành.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV nhấn mạnh những nội dung kiến thức cần áp dụng và nội dung bài thực hành cho HS. Lưu ý HS khi tiến hành TN 2 và cách quan sát TN 4.
HS ghi nhớ
Bước 2:
GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành TN, cho HS làm TN chéo nhau
HS thực hiện
Kết luận:
- KN chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. Nhận biết phản ứng oxi hóa - khử 
- TN 2: Phải đánh sạch đinh sắt
- TN 4: Nhỏ dung dịch thuốc tím từ từ và chú ý quan sát màu của dung dịch thuốc tím.
3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành
* Mục tiêu: Thực hành được nội dung bài học theo tiến trình SGK.
* Thời gian: 30p
* ĐDDH: Hợp chất và dụng cụ như trên.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c các nhóm về vị trí tiến hành TN
HS thực hiện
Bước 2:
GV theo dõi, quan sát và uốn nắn HS khi thao tác thục hành chưa chính xác
HS thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
Kết luận:
TN 1: + Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra
 + PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
 + Vai trò các chất: Zn là chất khử, H+ là chất oxi hóa.
TN 2: + Hiện tượng: Có 1 lớp màu đen bám lên bề mặt đinh sắt.
 + PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
 + Vai trò các chất: Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa
TN 3: + Hiện tượng: M cháy sáng trong CO2, sau phản ứng có bột trắng ở đáy bình và muội đen.
 + PTHH: 2Mg + CO2 → 2MgO + C↓
 + Vai trò các chất: Nguyên tố bị oxi hóa: Mg, nguyên tố bị khử: C+4.
Khi Mg đang cháy không thể dùng bình phun khí CO2 để dập ngọn lửa.
TN 4: + Hiện tượng: Dung dịch KMnO4 bị mất màu.
 + PTHH: 10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4) + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
 + Vai trò các chất: Fe+2 là chất khử, Mn+7 là chất oxi hóa, H2SO4 là môi trường phản ứng.
4. Công việc sau buổi thực hành
- HD HS hoàn thành bản tường trình
- Y/c bàn trực nhật vệ sinh PTN, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất.
- Chuẩn bị bài: Khái quát nhóm halogen:
	+ Vị trí của nhóm halogen trong BTH
	+ Tại sao nguyên tố F2 chỉ có số oxi hóa là -1 còn các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có thể có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7 trong hợp chất?
	+ Tại sao ở dạng đơn chất các nguyên tố halogen không phải là các nguyên tử riêng rẽ mà lại là những phân tử gồm 2 nguyên tử?
	+ Tính chất vật lí và hóa học chung của các nguyên tố nhóm halogen.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 46 Bai TH so 2.doc