Giáo án Hóa học 10 - Tiết 49, 50 Bài 29: Oxi – ozon

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 49, 50 Bài 29: Oxi – ozon

Tiết 49-50 Bài 29: OXI – OZON

I- MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững

 -Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxihóa mạnh, trong đó ozon có tính oxihóa mạnh hơn oxi

 -Vai trò của oxi và tầng ozôn đối với sụ sống trên Trái đất

 -Nguyên nhân tính oxihóa mạnh của oxi và ozon.

 -Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

 2/ Kỹ năng: Viết phương trình hóa học của các phản ứng O2 tác dụng với một số đơn chất và hợp chất .

 3/ Thái độ: Vai trò, trách nhiệm để bảo vệ tầng ozôn bảo vệ sự sống con người. Chống ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

II- CHUẨN BỊ :

 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Phản ứng oxihóa-khử, tính chất của nguyên tố Clo.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/ On định tình hình lớp: (1 phút)

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 3/Giảng bài mới: (2 phút)

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1167Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 49, 50 Bài 29: Oxi – ozon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/02/2012	 	Chương 6 : 	OXI – LƯU HUỲNH 	
Tiết 49-50 	 Bài 29: 	OXI – OZON 
I- MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững
	-Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxihóa mạnh, trong đó ozon có tính oxihóa mạnh hơn oxi
	-Vai trò của oxi và tầng ozôn đối với sụ sống trên Trái đất 
	-Nguyên nhân tính oxihóa mạnh của oxi và ozon.
	-Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 
	2/ Kỹ năng: Viết phương trình hóa học của các phản ứng O2 tác dụng với một số đơn chất và hợp chất .
	3/ Thái độ: Vai trò, trách nhiệm để bảo vệ tầng ozôn bảo vệ sự sống con người. Chống ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
II- CHUẨN BỊ :
	1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Phản ứng oxihóa-khử, tính chất của nguyên tố Clo.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/ Oån định tình hình lớp:	(1 phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ:	 
	3/Giảng bài mới: (2 phút)
 	Giới thiệu bài mới: Nguyên tố mà đơn chất của nó có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và động vật. Đó là nguyên tố nào mà trong khí quyển này chiếm khoảng 20%. Đó là oxi. Vậy oxi có những tính chất vật lý và hóa học nào? Vai trò và ứng dụng với cuộc sống ra sao? Điều chế oxi bằng cahcs nào? Thù hình của oxi là ozon có vai trò và tính chất gì? Trả lời cho những câu hỏi đó là nội dung của bài hôm nay, chúng ta cùng đi vào bài oxi-ozon.
	Tiến trình tiết dạy:
Thời lựơng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo của oxi.
10’
-GV: Giới thiệu sơ lược về nguyên tố oxi:
-GV có thể dùng bảng tuần hoàn để giới thiệu sơ lược về vị trí của nguyên tố oxi trong HTTH.
-Yêu cầu học sinh viết CTCT và giải thích CTCT đó 
-Trình bày vị trí của nguyên tố Oxi trong HTTH?
-Học sinh trình bày sơ lược về nguyên tố oxi.
-Công thức cấu tạo của phân tử O2 là: O = O
-Nguyên tố oxi ở ô thứ 8, chu kì 2 vì nguyên tử có 2lớp electron, có 6e ngoài cùng nên ở nhóm VIA, thiếu 2e so với cấu hình e của nguyên tố khí hiếm Ne 
-Phân tử O2 gồn hai nguyên tử Oxi liên kết nhau bằng liên kết CHT không có cực.
A- OXI
I-VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
-Kí hiệu hóa học : O
-Số hiệu : 8
-Cấu hình e: 1s22s22p4
-Khối lượng nguyên tử : 16
-Công thức phân tử: O2 
-Công thức cấu tạo: O=O
-Khối lượng phân tử : 32
Hoạt động 2: Tính chất vật lý của oxi.
12’
-GV: Yêu cầu học sinh trình bày một số tính chất vật lý được biết của oxi (lấy từ trong không khí).
-Khí oxi nặng hay nhẹ hơn không khí? Giải thích?
-100ml nước ở 200C, 1atm, hòa tan được 3,1ml khí O2. Độ tan của khí O2 ở 200C và 1atm là 0,0043g trong 100g H2O.
-Học sinh trình bày một số tính chất của oxi.
- Vì: d= nên Oxi hơi nặng hơn không khí.
II-TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí 
(d= ).
-Hóa lỏng ở -183oC, ít tan trong nước.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của oxi.
20’
-GV: Đặt vấn đề: Tính chất hóa học cơ bản của Oxi là gì?
-Trong hợp chất, Oxi có trị bao nhiêu và số oxihóa là gì?
-GV: Oxi không tác dụng với những kim loại nào, khi tác dụng kim loại tạo thành hợp chất gì?
-GV: Oxi không tác dụng với những phi kim nào, khi tác dụng phi kim tạo thành hợp chất gì?
-GV: Yêu cầu học sinh viết các phản ứng giữa O2 với các hợp chất khác: Fe(OH)2, NO, FeO,
-Tính chất hóa học chung của nguyên tố oxi là tính oxihóa mạnh. O2 + 2.2e 2O2-
-Trong hợp chất, Oxi thường có hóa trị II, số oxihóa là -2. Khi tham gia phản ứng, nguyên tử oxi dễ dàng nhận thêm 2e, nên oxi là một phi kim họat động mạnh và là chất oxihóa mạnh chỉ kém thua Flo.
-Oxi không tác dụng với các kim loại Au,Pt. Khi tác dụng được với các kim loại tạo thành oxit kim loại(hay oxit bazơ).
 4M + nO2 2M2On
-Oxi không tác dụng với các phi kim Halogen. Khi tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim hay oxit axit.
-Học sinh hoạt động nhóm để viết các phản ứng.
-Học sinh viết các phản ứng.
O2 + 4Fe(OH)22Fe2O3 + 4H2O
3O2 + 2H2S 2SO2 +2H2O
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 +8SO2 
II-TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Tính chất hóa học chung của Oxi là tính oxihóa mạnh.
O2 + 2.2e 2O2-
1/ Tác dụng với kim loại.
(Trừ Au, Pt) tạo oxit kim loại.
4Na + O2 2Na2O
3Fe + 2O2 Fe3O4 
4Al + 3O2 2Al2O3
2/ Tác dụng với phi kim.
(Trừ các Halogen) tạo oxit phi kim.
S + O2SO2 
4P + 5O2 2P2O5
C + O2 CO2
3/ Tác dụng với hợp chất khác.
O2 + FeO Fe2O3
O2 + 2SO2 2SO3
O2 + 4Fe(OH)2 
 2Fe2O3 + 4H2O
3O2 + 2H2S 2SO2 +2H2O
4FeS2 + 11O2 
 2Fe2O3 +8SO2 
Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế oxi.
12’
-Oxi có những ứng dụng thiết thực nào trong thực tế?
Để điều chế một lượng nhỏ khí Oxi để làm thí nghiệm.
-Viết phản ứng điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3. 
-GV: Điều chế Oxi trong công nghiệp dùng phương pháp nào?
-GV: hướng dẫn cho học sinh viết phản ứng.
-Học sinh : Cần duy trì sự sống cho con người
-Lượng oxi cần dùng cung cấp cho công nghiệp luyện thép là lớn nhất so với các ngành công nghiệp khác, dùng cho công nghiệp hóa chất
-Nhiệt phân muối KMnO4, hoặc KClO3
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2+ O2
2KClO3 2KCl + 3O2
-Từ không khí: sau khi loại bỏ hết hơi nước, bụi, CO2, được hóa lỏng và sau đó đem chưng cất phân đọan không khí lỏng thu được oxi.
-Từ nước: Thu được Oxiở điện cực dương(Anôt).
IV-ỨNG DỤNG 
-Oxi có vai trò quyết định đến sự sống của con người và động vật. Mỗi người, mỗi ngày cần 20-30cm3không khí để thở.
-Oxi phục vụ cho các ngành công nghiệp, y tế  
V-ĐIỀU CHẾ
1/ Trong phòng thí nghiệm 
Nhiệt phân KMnO4, KClO3
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2+ O2
2/ Trong công nghiệp 
a/ Chưng cất không khí 
b/ Điện phân nước
2H2O 2H2 + O2
Hoạt động 5: Giới thiệu tính chất của ozon.
15’
-GV: Yêu cầu học sinh nêu một số tính chất vật lí của O3?
-GV: Viết công thức cấu tạo của O3.
Lưu ý : O3 + 2e O2- + O2
-Để so sánh tính oxihóa của O3 mạnh hơn O2 ta lấy phản ứng nào chứng minh?
-Để nhận biết O3 ta có thể dùng dung dịch KI có kèm theo hồ tinh bột hoặc dung dịch quỳ tím.Có hiện tượng gì?Giải thích.
-Học sinh trình bày chi tiết.
-Công thức cấu tạo của O3 là :
 O=OO
-O3 phản ứng với kim loại Ag, còn O2 không phản ứng.
-Có khí bay ra, có kết tủa đen tím và dung dịch làm quỳ tím hóa màu xanh. Vì KOH tạo ra là một bazơ mạnh làm quỳ tím hóa xanh.
B-OZÔN
I-TÍNH CHẤT 
-Khí ozôn màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -1120C, tan trong nườc nhiều hơn so với oxi
-Ozôn có tính oxihóa mạnh, mạnh hơn oxi, oxihóa được nhiều kim loại(trừ Au, Pt) nhưng :
2Ag + O3 Ag2O + O2
Phản ứng với dung dịch KI 
2KI + O3 + H2O 2KOH + O2 + I2
Hoạt động 6: Ozon trong tự nhiên.
8’
-GV: Trong tự nhiên O3 có ở đâu, có tác dụng gì?
-Tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện, hoặc do sự oxihóa một số chất hữu cơ.
-Tập trung ở lớp khí quyển cách mặt đất 20-30km, tạo thành do tia tử ngoại chuyển O2 thành O3
 3O2 2O3
II-OZÔN TRONG TỰ NHIÊN
-Tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện, hoặc do sự oxihóa một số chất hữu cơ.
-Tập trung ở lớp khí quyển cách mặt đất 20-30km
Hoạt động 7: Ứng dụng của ozon.
6’
-GV: Yêu cầu học sinh nêu một số ứng dụng của O3. 
-Làm cho không khí trong lành, một lượng lớn có hại.
-Dựa vào tính oxihóa dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,y học sát trùng nước
III-ỨNG DỤNG 
-Làm cho không khí trong lành, một lượng lớn có hại.
-Dựa vào tính oxihóa dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,y học sát trùng nước
Hoạt động 8: Củng cố.
3’
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học chứng minh rằng:
-oxi và ozon đều có tính oxi hóa.
-ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
4. Dặn dò: (1 phút)
	-Học bài cũ và đọc trước bài mới: “lưu huỳnh”.
	-Làm các bài tập 1-6 trang 127,128 /sgk. Đọc bài đọc thêm “sự suy giảm tầng ozon”.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 49+50.doc