Giáo án Hóa học 10 - Tiết 51 Bài 30: Lưu huỳnh

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 51 Bài 30: Lưu huỳnh

Tiết 51 Bài 30: LƯU HUỲNH

I- MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững

 -Vị trí của Lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử .

 -Hai dạng thù hình của Lưu huỳnh : Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của Lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.

 -Tính chất hóa học cơ bản của Lưu huỳnh là vừa có tính oxihóa vừa có tính khử. Trong các hợp chất, lưu hùynh có số oxihóa -2,+4, +6.

 -Học sinh hiểu Vì sao Lưu huỳnh vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử.

 2/ Kỹ năng: Quan sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất(Fe, Hg, H2, O2, F2 )

 3/ Thái độ: Linh hoạt vận dụng, tư duy cao độ.

 

doc 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1274Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 51 Bài 30: Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :01/03/2012
Tiết 51 Bài 30: LƯU HUỲNH 
I- MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững
	-Vị trí của Lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử .
	-Hai dạng thù hình của Lưu huỳnh : Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của Lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
	-Tính chất hóa học cơ bản của Lưu huỳnh là vừa có tính oxihóa vừa có tính khử. Trong các hợp chất, lưu hùynh có số oxihóa -2,+4, +6.
	-Học sinh hiểu Vì sao Lưu huỳnh vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử.
	2/ Kỹ năng: Quan sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất(Fe, Hg, H2, O2, F2)
	3/ Thái độ: Linh hoạt vận dụng, tư duy cao độ.
II- CHUẨN BỊ : 
	1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn, tranh mô tả cấu tạo và tính chất vật lí của Lưu hùynh đơn tà và Lưu hùynh tà phương. Thí nghiệm thử tính chất của Lưu hùynh .
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Tính chất hóa học của phi kim, phản ứng ocihóa-khử 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/ Oån định tình hình lớp:	(1 phút)	
2/ Kiểm tra bài cũ:	 (4 phút)
	Câu hỏi: Trình bày tính chất hóa học của Oxi 
	Aùp dụng hopàn thành sơ đồ: H2S S SO2 SO3 
	3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới:	Chúng ta tiếp tục nguyên cứu một nguyên tố thuộc nhóm VIA nữa, đó lànguyên tố Lưu huỳnh .
Tiến trình tiết dạy:
Thời lựơng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử lưu huỳnh.
5’
-GV: Yêu cầu học sinh trình bày sơ lược về nguyên tố Lưu hùynh, cho biết vị trí của Lưu hùynh trong HTTH.
-Lưu huỳnh có những số oxi hóa nào? 
-Học sinh trình bày.
Cấuhình e: 1s2 2s22p63s23p4 
nguyên tố lưu hùynh ở chu kì 3, nhóm VIA, ô thứ 16 của bảng HTTH.
Nguyên tử S có 6e hóa trị, 6e ngoài cùng, nên Lưu hùnh là nguyên to áphi kim.
I-VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 
-Kí hiệu hóa học : S
-Số ô nguyên tử : 16
-Cấu hình e ngoài cùng : 3s23p4
-Khối lượng nguyên tử : 32
Lưu huỳnh ở chu kì 3, nhóm VIA, ô thứ 16 .
Hoạt động 2: Tính chất vật lý của lưu huỳnh.
4’
-GV: Dùng tranh mô tả và phân biệt hai dạng thù hình của Lưu hùynh .
-Hai dạng thù hình này khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa hóa là giống nhau.
-Lưu huỳnh tàphương () có d= 2,07g/ml, t0n/c= 1130C, bền ở < 95,50C.
-Lưu huỳnh đơn tà () có d= 1,96g/ml, t0n/c= 1190C, bền ở 95,50C đến 1190C	
II-TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
1-Hai dạng thù hình của Lưu huỳnh
-Lưu huỳnh tàphương ()
-Lưu huỳnh đơn tà () 
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
20’
-GV: Dựa vào số oxihóa của Lưu hùynh hãy cho biết tính chất hóa học của nó? 
GV: Lưu hùynh tác dụng với nhiều kim loại và H2. Viết phản ứng của Lưu huỳnh với các kim loại Fe, Cu, Zn, Hg, với H2 
GV: Lưu hùynh tác dụng với nhiều phi kim có độ âm điện lớn hơn. Viết phản ứng của Lưu huỳnh với các phi kim F2, Cl2, O2, H2SO4 đặc, đun nóng, HNO3 
-Thể hiện tính khử và tính oxihóa, vì S0 còn có các mức oxihóa nữa là S-2, S+4, S+6.
-Học sinh viết phản ứng.
Fe + S0 FeS-2
S0 + Hg HgS-2
 Zn + S0 ZnS-2
 S0 + H2H2S-2
 -Viết phản ứng 
S0 + O2 S+4O2
S0 + 3Cl2 S+6Cl6
S + 3F2 SF6
S + 2H2SO4 3SO2 +2 H2O
S +2HNO3H2SO4 + 2NO 
III-TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1/ Tính oxihóa.
Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và Hiđro thể hiện tính oxihóa(S0 –S-2)
 Fe + S0 FeS-2
 S + Hg HgS
 S0 + H2 H2S-2
2/ Tính khử
Lưu huỳnh tác dụng với các phi kim có độ âm điện lớn hơn thể hiện tính khử(O2, Cl2).
S + O2 SO2
S + 3F2 SF6
Hoạt động 4: Ứng dụng của lưu huỳnh.
4’
-GV: Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp.Lấy ví dụ cụ thể?
-Dùng để sản xuất H2SO4 (90%)
-Dùng để lưu hóa cao su, thuốc tẩy, diêm, chất dẻo, dược phẩm, phẩn nhuộm, thuốc trừ sâu,diệt nấm(10%)
IV-ỨNG DỤNG
-Dùng để sản xuất H2SO4 (90%)
-Dùng để lưu hóa cao su(10%)
Hoạt động 5: Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh.
4’
-Thường gặp lưu hùynh ở trạng thái nào, khai thác nó như thế nào?
-Tồn tại ở dạng đơn chất, dạng mỏ lưu hùynh 
-Tồn tại dạng hợp chất: muối Sunfat, Sunfua
-Khai thác từ các mỏ lưu hùynh trong lòng đất, dùng một thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng(1700C) vào mỏ Lưu huỳnh làm nóng chảy và đẩy lên mặt đất.
V-TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
-Tồn tại ở dạng đơn chất, dạng mỏ lưu hùynh 
-Tồn tại dạng hợp chất: muối Sunfat, Sunfua
-Khai thác từ các mỏ lưu hùynh trong lòng đất.
Hoạt động 6: Củng cố.
2’
GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học của những phản ứng chứng tỏ S vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
HS thảo luận và trình bày câu trả lời.
-Tác dụng với kim loại thì S thể hiện tính oxi hóa.
-Tác dụng với O2, Halogen thì S thể hiện tính khử.
4. Dặn dò:(1 phút)
	Làm các bài tập 1-5 trang 132 /sgk.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 51.doc