Giáo án Hóa học 10 - Tiết 52: Luyện tập về clo và hợp chất của clo

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 52: Luyện tập về clo và hợp chất của clo

I. MỤC TIÊU

1. Củng cố kiến thức

- Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của clo.

- Hợp chất của clo:

+ Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hóa mạnh

+ Axit clohidric có tính axit mạnh và tính khử của gốc clorua.

- Điều chế clo và hợp chất của clo.

2. Kĩ năng

- Giải thích tính oxi hóa mạnh của clo và hợp chất có oxi của clo bằng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa )

- Viết các pthh, giải thích, chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo.

- Giải các bai tập liên quan.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2316Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 52: Luyện tập về clo và hợp chất của clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/2009
Ngày giảng: 24/12/2009
TIẾT 52: LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
I. MỤC TIÊU
1. Củng cố kiến thức
- Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của clo.
- Hợp chất của clo:
+ Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hóa mạnh
+ Axit clohidric có tính axit mạnh và tính khử của gốc clorua.
- Điều chế clo và hợp chất của clo.
2. Kĩ năng
- Giải thích tính oxi hóa mạnh của clo và hợp chất có oxi của clo bằng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa)
- Viết các pthh, giải thích, chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo.
- Giải các bai tập liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Bài tập, nhóm nhỏ.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành: 
- GV sử dụng kĩ thuật động não huy động HS nêu những tính chất liên quan đến clo.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức
* Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức về tính chất hóa học của clo và các hợp chất của clo.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Từ phần khởi động, GV HD HS thảo luận cặp 5p hệ thống kiến thức theo nội dung sau:
+ Cấu hình electron, công thức phân tử của clo, các số oxi hóa của clo.
+ Tính chất hóa học cơ bản của clo. Pthh.
+ Tính chất của các hợp chất có oxi của clo.
+ Điều chế clo.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c đại diện 1 số cặp trình bày, các cặp khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
* Clo
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5 
- Công thức phân tử: Cl : Cl hay Cl2 
- Các số oxi hóa của clo: -1, 0, +1, +3, +5, +7
- Tính chất của clo:
Tác dụng với kim loại:
 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 
Tác dụng với hidro:
 H2 + Cl2 → 2HCl
Tác dụng với nước và dung dịch kiềm:
 H2O + Cl2 HCl + HclO
 NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
Tác dụng với muối của halogen khác:
 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 
 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2 
Tác dụng với các chất khử khác:
 SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
 FeCl2 + Cl2 → FeCl3 
- Điều chế:
+ Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn:
 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 
+ Điện phân nóng chảy muối ăn:
 2NaCl 2Na + Cl2 
+ Dùng các chất oxi hóa mạnh oxi hóa HCl đặc:
 MnO2 +4 HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
* HCl
- Tính chất:
+ Tính axit của HCl: là axit mạnh
• Đồi màu quỳ tím → đỏ
• Tác dụng với kim loại mạnh → Muối + H2 
 Fe + HCl → FeCl2 + H2 
• Tác dụng với oxit bazo → Muối + H2O
 CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
• Tác dụng với bazo → Muối + H2O
 NaOH + HCl → NaCl + H2O
• Tác dụng với muối của axit yếu hơn → Muối + axit
 CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
+ Tính khử: 
 MnO2 +4 HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- Điều chế:
+ H2 + Cl2 → 2HCl
+ NaCl (khan) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl
- Nhận biết:
Dùng AgNO3 để nhận biết ion clorua vì tạo ra kết tủa trắng AgCl:
 Ag+ + Cl- → AgCl↓
* Hợp chất có oxi của clo: Có tính oxi hóa mạnh
3. Hoạt động 2: Giải bài tập
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan.
* Thời gian: 20p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS trình bày những bài tập đa số HS chưa làm được, bài tập nhiều HS làm được.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS thảo luận cặp giải các bài tập khó, sau đó gọi đại diện các cặp lên bảng chữa chi tiết.
HS thực hiện.
Kết luận: 
BT4/SGK 136: 
Cl2 → NaClO: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
NaClO → Cl2: NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O
Cl2 → CaOCl2: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
CaOCl2 → Cl2: CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
Cl2 → KClO3: 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
KClO3 → Cl2: KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
BT5/ SGK 136:
Các phương trình hóa học:
 Mg + Cl2 → MgCl2 (1)
 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (2)
 2Mg + O2 → 2MgO (3)
 4Al + O2 → Al2O3 (4)
Khối lượng hỗn hợp sau phản ứng tăng = khối lượng oxi và clo tham gia phản ứng:
 37,05 – (4,8 + 8,1) = 24,15 (g)
Theo gt: nMg = ; nAl = 
Gọi x, y lần lượt là số mol của oxi và clo trong hỗn hợp:
Phương trình nhường e: Al0 → Al+3 + 3e
 Mg0 → Mg+2 + 2e
Tổng số mol e nhường là: 0,2.2 + 0,3.3 = 1,3 (mol)
Phương trình nhận e: O2 + 4e → 2O2- 
 Cl2 + 2e → 2Cl- 
Tổng số mol e nhận là: 4x + 2y
Số mol e nhường = số mol e nhận: 4x + 2y = 1,3 (*)
Khối lượng Cl2 và O2 tham gia phản ứng là 24,15 (g), ta có:
 32x + 71y = 24,15 (**)
Từ (*) và (**) ta có: x = 0,2; y = 0,25
Phần trăm khối lượng:
Phần trăm theo thể tích:
BT6/SGK 136: 
- Sơ đồ tinh chế:
Dung dịch chứa: 
 ↓+ dung dịch BaCl2 (dư)
 Kết tủa dung dịch còn lại
 ↓ + dung dịch Na2CO3 (dư)
 Kết tủa dung dịch còn lại
 MgCO3, CaCO3, BaCO3 
 ↓+ HCl (dư)
 Khí dung dịch còn lại
 CO2 NaCl, HCl (dư)
 ↓ t0
 Hơi (HCl, H2O) 
- Các phương trình hóa học khi cho BaCl2 vào dung dịch:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
CaSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CaCl2 
- Các phương trình hóa học khi cho Na2CO3 vào dung dịch:
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaCl
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
- Các phương trình hóa học khi cho HCl vào dung dịch:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
4. Tổng kết và HD học bài
- GV nhấn mạnh trọng tâm bài học
- Y/c HS về nhà hoàn thành các bài tập đã chữa
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập HK I
	+ Ôn tập toàn bộ nội dung các chương I đến chương V.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 52 Luyen tap ve clo và hop chat cua clo.doc