I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Điều chế clo, tính tẩy màu của clo ẩm
- So sánh tính oxi hóa của clo với brom, iot
- Tác dụng của iot với hồ tinh bột
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Ngày soạn: 07/01/2010 Ngày giảng: 08/01/2010 TIẾT 60: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Điều chế clo, tính tẩy màu của clo ẩm - So sánh tính oxi hóa của clo với brom, iot - Tác dụng của iot với hồ tinh bột 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: + Dụng cụ thí nghiệm: • Ống nghiệm: 5 • Ống hút nhỏ giọt: 5 • Nút cao su đục lỗ: 1 • Thìa xúc hoá chất: 1 • Kẹp lấy hoá chất: 1 • Đèn cồn: 1 • Kẹp ống nghiệm: 1 • Giá để ống nghiệm: 1 • Ống tủy tinh hình chữ L; 1 • Bông + Hoá chất: • KClO3 hoặc KMnO4 • Dung dịch NaCl • Dung dịch HCl đặc • Nước clo • Dung dịch NaBr • Dung dịch NaI • Nước iot Số lượng dụng cụ hoá chất trên chuẩn bị cho 1 nhóm thực hành x 4 (nhóm) HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu GV đã giao. III. PHƯƠNG PHÁP Trực quan, thực hành. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài. Thời gian: 5p Cách tiến hành: - Y/c HS nêu nội dung bài thực hành, kiến thức áp dụng vào bài thực hành. 2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức và lưu ý khi thực hành * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cần củng cố trong bài thực hành và chú ý an toàn khi thực hành. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: GV nhấn mạnh những nội dung kiến thức cần áp dụng và nội dung bài thực hành cho HS. Lưu ý HS an toàn khi tiến hành TN 1 và cách quan sát TN 2, 3. HS ghi nhớ Bước 2: GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành TN, cho HS làm TN chéo nhau HS thực hiện Kết luận: - Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố halogen - TN 1: Nút cao su thật kín, tránh để clo thoát ra. - TN 2: Cho vao mỗi ống nghiệm vài giọt bezen để dễ quan sát - TN3: Lưu ý màu của hỗn hợp hồ tinh bột + nước iot 3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành * Mục tiêu: Thực hành được nội dung bài học theo tiến trình SGK. * Thời gian: 30p * ĐDDH: Hợp chất và dụng cụ như trên. * Cách tiến hành: Bước 1: Y/c các nhóm về vị trí tiến hành TN HS thực hiện Bước 2: GV theo dõi, quan sát và uốn nắn HS khi thao tác thục hành chưa chính xác HS thao tác theo sự hướng dẫn của GV. Kết luận: TN 1: + Hiện tượng: Có khí màu vàng thoát ra, quỳ tím mất màu. + PTHH: 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O TN 2: - Nhỏ nước clo vào 3 ống nghiệm (thêm vài giọt benzen) + Hiện tượng: Ống nghiệm đựng dd NaBr và NaI có lớp chất màu hồng và tím ở đáy ống nghiệm, ống đưng dd NaCl không có hiện tượng gì. + PTHH: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Làm lại và thay bằng nước brom + Hiện tượng: Ống nghiệm đựng NaI có lớp chất màu tím lắng xuống dưới, 2 ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì xảy ra. + PTHH: Br2 + NaI → 2NaBr + I2 Làm lại và thay bằng nước iot + Hiện tượng: 3 ống nghiệm còn kaij không có hiện tượng gì xảy ra. TN 3: + Hiện tượng: Hỗn hợp chuyển thành màu xanh đậm 4. Công việc sau buổi thực hành - HD HS hoàn thành bản tường trình - Y/c bàn trực nhật vệ sinh PTN, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất. - GV nhận xét buổi thực hành - Chuẩn bị bài: Bài thực hành số 4 + Nội dung bài TH + Kiến thức liên quan + Chuẩn bị bản tường trìn bài TH số 4 theo mẫu đã cho.
Tài liệu đính kèm: