Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63, 64: Oxi – ozon và hidropeoxit

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63, 64: Oxi – ozon và hidropeoxit

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong PTN, trong CN, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.

HS hiểu:

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử oxi.

- Tính chất hóa học: Oxi có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi.

- Quan sát TN, hình ảnh và rut ra được nhận xét về tính chất, điều chế,

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế.

- Giải được 1 số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63, 64: Oxi – ozon và hidropeoxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/01/2010
Ngày giảng: 21/01/2010
TIẾT 63 - 64. OXI – OZON VÀ HIDROPEOXIT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết: 
- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong PTN, trong CN, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.
HS hiểu:
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử oxi.
- Tính chất hóa học: Oxi có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi.
- Quan sát TN, hình ảnh và rut ra được nhận xét về tính chất, điều chế,
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế.
- Giải được 1 số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, đàm thoại, tái hiện kiến thức.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài.
Thời gian: 3p
Cách tiến hành: 
- Em hãy cho biết nguyên tố nào phổ biến nhất trên trái đất ? Nêu những hiểu biết của em về nguyên tố đó?
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử oxi, tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi
* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo phân tử và 1 số tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của oxi.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành: 
Bước 1:
GV y/c HS viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định công thức cấu tạo của oxi.
HS thực hiện
Bước 2:
Từ thực tế, GV y/c HS nêu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi mà HS biết.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Cấu tạo: 
- Cấu hình e: 8O: 1s22s22p4 → có 2e độc thân → Phân tử oxi có 2 lk cht không cực
- CTPT: O2. CTCT: O = O
* Tính chất vật lí
- Oxi là chất khí, không màu, không mùi
- 
- = -1830C
- Tan it trong nước.
* Trạng thái tự nhiên
- Oxi không khí là sản phẩm của quang hợp:
 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi.
* Mục tiêu: HS hiểu được tính chất hóa học của oxi là tính oxi hóa mạnh và số oxi hóa là -2 trong hợp chất (trừ hợp chất với flo và peoxit)
* Thời gian: 17p
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV y/c HS dựa vào độ âm điện và cấu hình e lớp ngoài cùng: Nhận xét tính chất hóa học và số oxi hóa của oxi trong các hợp chất.
HS thực hiện
Bước 2: 
GV y/c HS nêu tính chất cụ thể và viết phương trình hóa học, xác định số oxi hóa của oxi → kết luận về tính chất hóa học của oxi.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS
- Oxi có độ âm điện là 3,44 (sau flo là 3,98), oxi có 2e độc thân → dễ nhận 2e → lầ phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh → trong hợp chất oxi có số oxi hóa -2 (trừ hợp chất với flo và peoxit)
 O0 + 2e → O-2 
+ Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, ) → oxit bazo
+ Tác dụng với phi kim (trừ halogen) → oxi axit
+ Tác dụng với hợp chất
 C2H5OH + → 2 + 3H2O
 2H2S + 3 → + H2O
=> Số oxi hóa của oxi giảm → oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế oxi.
* Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yc HS đọc SGK để nắm được ứng dụng của oxi.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS ngoài cùng SGK tìm hiểu phương pháp điều chế oxi trong ptn và trong cn
HS thực hiện
Kết luận:
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung sau đó GV bổ sung và chốt kiến thức.
* Ứng dụng: SGK
* Điều chế:
- Trong ptn: Phân hủy những hợp chất giàu oxi, kém bền: KMnO4, KClO3, H2O2,
+ Đun nóng KMnO4 hoặc KClO3 với xúc tác MnO2:
 2KClO3 2KCl + 3O2
+ Phân hủy H2O2 (xt: MnO2):
 H2O2 2H2O + O2 
- Trong cn: 
+ Chưng cất phân đoạn không khí lỏng:
Không khí
Không khí khô
không có CO2
Không khí lỏng
N2
Ar
O2
 Loại bỏ CO2 bằng cách cho không khí đi qua dung dịch NaOH
 Loại bỏ hơi nước dưới dạng nước đá ở nhiết độ -250C.
 Hóa lỏng không khí
 Chưng cất phân đoạn
 -1960C -1860C -1830C (nhiệt độ sôi)
+ Từ nước:
 2H2O 2H2 + O2 
5. Tổng kết và hướng dẫn học bài
- GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học
- Cho HS làm BT: 1, 2 để củng cố
- BTVN: 3, 4, 5 SGK/162
- Chuẩn bị tiết sau: Ozon và hidropeoxit
	+ Cấu tạo phân tử O3 và H2O2.
	+ Tính chất hóa học của O3 và H2O2.
	+ So sánh với tính chất hóa học của oxi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63 Oxi.doc