Giáo án Hóa học 10 - Tiết 67: Lưu huỳnh

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 67: Lưu huỳnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Hai dạng thù hình phổ biến, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của S, ứng dụng và sản xuất S.

HS hiểu:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử S ở TTCB và TTKT; Các số oxi hóa của S.

- Tính chất hóa học: S vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, hidro) vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh)

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của S.

- Tiến hành TN hoặc quan sát TN, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của S.

- Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của S

- Giải các bài tập liên quan.

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1406Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 67: Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/02/2010
Ngày giảng: 04/02/2010
TIẾT 67: LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Hai dạng thù hình phổ biến, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của S, ứng dụng và sản xuất S.
HS hiểu:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử S ở TTCB và TTKT; Các số oxi hóa của S.
- Tính chất hóa học: S vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, hidro) vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh)
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của S.
- Tiến hành TN hoặc quan sát TN, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của S.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của S
- Giải các bài tập liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: + Hóa chất: S, bột Al, khí oxi (điều chế sẵn)
 + Dụng cụ: Ống nghiệm, đền cồn, tranh mô tả cấu trúc tinh thể Sα và Sβ 
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, nhóm nhỏ, thí nghiệm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành: 
- GV y/c 1 HS nêu tính chất hóa học của oxi. Từ đó GV đặt vấn đề vào bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của lưu huỳnh.
* Mục tiêu: HS so sánh được tính chất của 2 dạng thù hình của S, ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV giới thiệu bảng tính chất vật lí và cấu tạo tinh thể của Sα và Sβ. Y/c HS rút ra nhận xét về độ bền, khối lượng riêng, nhiết độ nóng chảy, cấu tạo tinh thể của 2 dạng thù hình Sα và Sβ.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS nghiên cứu SGK và rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất vật lí của S theo t0.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Hai dạng thù hình của S: 
+ Sβ bền hơn Sα.
+ Khối lượng riêng của Sβ nhở hơn Sα.
+ Nhiệt độ nóng chảy của Sβ lớn hơn Sα.
+ Các tinh thể Sβ và Sα đều có cấu tạo từ vòng S8.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí:
Nhiệt độ
Trạng thái
Màu sắc
Cấu tạo phân tử
<1130C
Rắn
Vàng 
S8, mạch vòng tinh thể Sα hoặc Sβ 
1190C
Lỏng
Vàng
S8, mạch vòng, linh động
1870C
Quánh nhớt
Nâu đỏ
Vòng S8 → chuỗi S8 → Sn 
4450C
14000C
17000C
Hơi
Hơi
Hơi
Da cam
S6; S4 
S2 
S
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của S.
* Mục tiêu: HS nắm được tính chất hóa học cơ bản của S là tính oxi hóa và tính khử.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS viết cấu hình electron của nguyên tử S từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học và số oxi hóa của S.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS lên bảng lấy VD chứng minh tính chất hóa học của S và viết pthh và xác định số oxi hóa của S trong các phản ứng..
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS
* Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4 
* Tính chất hóa học: S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
* Số oxi hóa của S trong hợp chất: -2, +4, +6.
- Tác dụng với kim loại và hidro
Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 → S là chất oxi hóa.
- Tác dụng với pk
=> Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 hay +6 → S là chất khử.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và sản xuất S.
* Mục tiêu: HS nắm được 1 số ứng dụng và phương pháp sản xuất S.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức thực tiễn, rút ra 1 số ứng dụng quan trọng của S trong thực tiễn.
HS thực hiện
Bước 2:
GV thông báo: Giống như oxi, S tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất, vì vậy có 2 phương pháp điều chế S. Y/c HS nghiên cứu SGK trình bày các phương pháp điều chế.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS
* Ứng dụng
- 90% S dùng để điều chế axit sunfuric
- 10% dung để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, chất tẩy trắng, chất dẻo ebonit, dược phẩm
* Sản xuất S:
- Khai thác S: Nén nước siêu nóng (1700C) vào lòng đất để đẩy S nóng chảy lên.
- Sản xuất S từ hợp chất:
+ Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí: 2H2S + O2 → 2S + 2H2O
+ Dùng H2S khử SO2: 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
=> Ngoài ý nghĩa là để sản xuất S nó còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí.
5. Tổng kết và HD học bài
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học.
+ Hai dạng thù hình của S
+ Tính chất hóa học của S: Tính oxi hóa và tính khử
+ Điều chế S
- BTVN: 1, 2, 3, 4 SGK/172
- Chuẩn bị bài TH số 5 theo mẫu và lí thuyết cần vận dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 67 Luu huynh.doc