Giáo án Hóa học 10 - Tiết 69: Hidrosunfua

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 69: Hidrosunfua

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S.

- Tính axit yếu của axit sunfuhidric

- Tính chất của các muối sunfua.

HS hiểu:

- Cấu tạo phân tử, tính khử mạnh của hidrosunfua.

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S.

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S.

- Phân biệt khí H2S với các khí đã biết như khí oxi, clo, hidro.

- Giải được một số dạng bài tập liên quan

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2307Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 69: Hidrosunfua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/02/2010
Ngày giảng: 25/02/2010
TIẾT 69: HIDROSUNFUA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S.
Tính axit yếu của axit sunfuhidric
Tính chất của các muối sunfua.
HS hiểu:
- Cấu tạo phân tử, tính khử mạnh của hidrosunfua.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S.
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S.
- Phân biệt khí H2S với các khí đã biết như khí oxi, clo, hidro.
- Giải được một số dạng bài tập liên quan.
3. Tình cảm, thái độ
- Có ý thức, biện pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Hóa chất: FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH
 Dụng cụ: Bình cầu, ống nghiệm, ống dẫn cao su, phễu nhỏ giọt.
HS: Bảng tính tan
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trưc quan, nhóm nhỏ, nêu vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
- Cho biết các số oxi hóa có thể có của S và nêu tính chất hóa học của S
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của hidrosunfua.
* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo phân tử và 1 số tính chất vật lí cơ bản của H2S.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS: Dựa vào công thức phân tử của hidrosunfua (H2S), cấu hình electron và độ âm điện của S hãy xác định cấu tạo của H2S, số oxi hóa của S trong H2S.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lí của H2S. Lưu ý tính độc của H2S. Lấy VD thực tiễn.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
* CTPT: H2S
- Phân tử H2S có lk cht phân cực
- Số oxi hóa của lưu huỳnh là -2 (nhỏ nhất)
* Tính chất vật lí:
- Chất khí, không màu, mùi trứng thối
- Rất độc
- Tan it trong nước tạo thành dung dịch axit yếu.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của H2S
 * Mục tiêu: HS nắm được dung dịch H2S có tính axit rất yếu (tác dụng với bazo tao 2 loại muối) và tính khử mạnh của H2S (do S trong H2S có số oxi hóa -2 (thấp nhất).
 * Thời gian: 15p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận cặp 3p tìm hiểu tính axit yếu của H2S, viết pthh. Dựa theo tỉ lệ số mol của NaOH và H2S biện luận sản phẩm tạo thành.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS thảo luận bàn 5p tìm hiểu nguyên nhân tính khử của H2S và viết các pthh minh họa. Cho biết khi nào S-2 bị oxi hóa thành S0, S+4, S+6
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
* Tính axit yếu:
- H2S tan trong nước → dung dịch axit rất yếu
- Dung dịch H2S là axit 2 lần axit
- Tác dụng với bazo tao 2 muối: Trung hòa (chứa ion S2-) và muối axit (chứa ion HS-)
Pthh: H2S + NaOH → NaHS + H2O
 H2S + 2NaOH → Na2S + H2O
Đặt T=
+ Nếu 0<T1: tạo muối axit NaHS
+ Nếu 1<T<2: tạo muối axit NaHS và muối trung hòa Na2S
+ Nếu T2: Tạo muối trung hòa Na2S
* Tính khử
Do S trong H2S có số oxi hóa là -2 (nhỏ nhất)
- Tác dụng với O2:
 2H2S-2 + O2 (thiếu) → 2S0 + 2H2O
 2H2S-2 + O2 (dư) → + 2H2O
 H2S-2 + 4Cl2 + 4H2O → + 8HCl
=> Tùy điều kiện và chất oxi hóa mà S-2 có thể bị oxi hóa thành S0, S+4 hay S+6.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và điều chế.
* Mục tiêu: HS biết trạng thái tự nhiên của H2S và phương pháp điều chế.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu trạng thái tự nhiên và điều chế H2S trong ptn.
HS thực hiện
Bước 2:
Gọi 1 HS lên bảng viết pthh điều chế.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* TTTN: Trong 1 số nước suối, khí núi lửa, từ protein thối rữa
* Điều chế: Ptn: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
5. Hoạt động 4: Tìn hiểu tính chất và phương pháp nhận biết ion S2-.
* Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lí của muối sunfua và phương pháp nhận biết ion S2-.
* Thời gian: 7p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK, kết hợp với bảng tính tan tìm hiểu tính chất của muối sunfua.
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c HS nêu phương pháp nhận biết ion S2- và viết pthh.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Muối sunfua
- Muối sunfua của kim loại nhóm IA, IIA tan trong nước và tác dụng với axit → khí H2S
VD: Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
- Muối sunfua của kim loại nặng không tan trong nươc, không tác dụng với axit: PbS, CuS 
- Muối sunfua của các kim loại còn lại không tan trong nước nhưng tan trong axit:
VD: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
- Một số muối có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, PbS màu đen
* Nhận biết: Chuyển thành các muối kết tủa có màu đặc trưng:
VD: H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3 
6. Tổng kết và HD HS học bài
- GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học
- Cho HS làm bài tập 1, 2 SGK củng cố
- BTVN: 3, 4, 5 SGK/177
- Chuẩn bị tiết sau: SO2 – SO3:
	+ Tính chất và nguyên nhân tính chất của SO2
	+ Điều chế SO2.I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS hiểu:
2. Kĩ năng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: 
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
2. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: 
* Thời gian: 
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Kết luận:
3. Hoạt động 2: 
 * Mục tiêu: 
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
Bước 2:
Kết luận:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 69 Hidro sunfua.doc